Mất giọng Hà Nội: Đừng đổ oan cho người giúp việc
“Đừng đổ oan cho người giúp việc làm mất giọng Hà Nội, vì những đứa trẻ không chỉ sống với người giúp việc, chúng còn có bố mẹ, gia đình và cả một cộng đồng lớn ở Hà Nội nữa”…
Khổ sở vì con nói “ngọng”
Chị Hải Anh (Hoàn Kiếm – Hà Nội) kể: “Cách đây 5 năm, vì công việc của 2 vợ chồng khá bận rộn nên khi sinh cháu thứ 2 tôi cũng nhờ người quen tìm cho mình một người giúp việc gia đình.
Cô giúp việc là người quê Hưng Hà – Thái Bình nên khi nói chuyện, những từ bắt đầu bằng L cô ấy đều đọc thành N. Ban đầu, 2 vợ chồng nghe cô ấy nói chuyện thì chỉ tủm tỉm cười, nhưng 1 thời gian sau, tôi phát hiện ra cô con gái 5 tuổi của mình cũng nói “ngọng líu ngọng lô”, N – L lẫn lộn thì tôi mới giật mình.
Tôi vội vàng cho cô giúp việc nghỉ rồi 2 vợ chồng tập trung vào uốn ắn lại cách phát âm cho con. Sau một thời gian kiên trì, cuối cùng cháu cũng sửa được và không bị mắc lại dù ở lớp cháu có khá nhiều bạn cũng gặp phải tình trạng này”.
Cùng hoàn cảnh như chị Hải Anh, chị Linh ở Láng Thượng – Đống Đa – Hà Nội cũng không khỏi ấm ức khi kể về chuyện chị phải bỏ tiền ra chỉ để thuê gia sư chuyên dạy chữa ngọng cho cả 2 con của mình.
“Mình tên Linh mà đi làm về con bé cứ chạy ra reo rối rít: “Mẹ Ninh đã về, mẹ Ninh đã đi nàm về”. Cô con gái lớn thì không chỉ nói ngọng mà còn bị “viết ngọng” nữa” – chị Linh kể.
Theo lời chị Linh, cả gia đình chị 3 đời nay đều sống ở Hà Nội nên tuyệt nhiên không có chuyện ai đó trong gia đình nói ngọng để các cháu học theo. Tất cả là vì các cháu học ở người giúp việc.
May mà, cũng giống như trường hợp của chị Hải Anh, chị Linh sau khi kiên trì cùng con luyện tập, đồng thời thuê gia sư chữa ngọng cho con thì nay cả hai bé đều đã sửa được đến 80%.
Người giúp việc chỉ là một yếu tố rất nhỏ
“Đừng đổ oan cho người giúp việc, vì những ảnh hưởng về giọng nói của người chỉ là những ảnh hưởng tạm thời mà thôi” – cô Nguyễn Minh Phương (một giáo viên về hưu đang sinh sống tại quận Hoàn Kiếm – Hà Nội) cho biết sau khi nghe những ý kiến lo lắng về chuyện những đứa trẻ Hà Nội đang bị “ngọng hóa” vì người giúp việc.
Theo cô Phương, nhiều đứa trẻ trong gia đình có người giúp việc bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ và giọng nói của người giúp việc là chuyện khá phổ biến.
Video đang HOT
Tuy nhiên, những ảnh hưởng đó không phải là những ảnh hưởng sâu đậm có thể hình thành nên giọng nói trong suốt cuộc đời của một đứa trẻ. “Chúng còn có bố mẹ, gia đình và cả một cộng đồng lớn ở Hà Nội chứ đâu chỉ có nguyên người giúp việc” – cô Phương nói.
“Tôi đã gặp rất nhiều em học sinh, khi mới đến lớp thì bị nhầm lẫn giữa N – L do trong gia đình có người nói ngọng mà cũng có thể là do ảnh hưởng từ người giúp việc. Tuy nhiên, khi tham gia vào một tập thể lớp mà mọi người không nói ngọng thì dần dần các em ấy cũng đều sửa được. Bên cạnh đó, cũng có những em có giọng nói rất chuẩn, nhưng khi bước chân vào giảng đường đại học, rồi ra xã hội, gặp và giao lưu với nhiều người dân nhập cư khác thì cách nói, giọng nói cũng thay đổi đi khá nhiều” – cô Phương nói thêm.
Về vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt, giảng viên khoa Ngôn Ngữ học, trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn cũng cho rằng, người giúp việc chỉ là một yếu tố rất nhỏ, ảnh hưởng đến vấn đề giọng Hà Nội đang bị mất dần. Bởi ở Hà Nội, không phải là gia đình nào cũng có người giúp việc, và trong số những người được thuê về không phải ai cũng nói ngọng.
“Tiếng Hà Nội gốc bị pha trộn có thể nói là do rất nhiều yếu tố như: ảnh hưởng của môi trường xã hội, sự nhập cư ồ ạt… chứ không riêng gì ôsin” – PGS Đạt nói.
Theo Dantri
Giải mã hiện tượng bỗng dưng nói giọng Bắc sau tai nạn
Với trường hợp chị Thảo sau khi bị tai nạn từ nói giọng Quảng Bình chuyển sang nói giọng Hà Nội, bác sĩ chuyên khoa về tâm thần cho rằng đây là hội chứng sau chấn thương sọ não.
Chị Nguyễn Thị Thảo (46 tuổi)
Giải mã hiện tượng người miền Trung nói giọng Bắc sau tai nạn
Từ đầu tháng 8 đến nay, chị Nguyễn Thị Thảo (46 tuổi), trú ở thôn 1 xã Nghĩa Ninh, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình đã khiến người nhà và dân địa phương hết sức bất ngờ khi toàn phát âm giọng Hà Nội.
Chồng chị Thảo, anh Trần Đình Lâm cho biết chị Thảo sinh ra và lớn lên ở Quảng Bình, nói giọng Quảng Bình.
Ngày 25/7, trên đường đi chặt cây bạch đàn về chị bị một người đi xe máy đâm ngã. Vụ tai nạn làm chị đập đầu xuống đường, ngất gần 4 tiếng, sau đó được gia đình đưa vào Bệnh viện Trung ương Huế điều trị.
Ngày 7/8, chị Thảo xuất viện về nhà và bắt đầu nói giọng Hà Nội. Theo chị Thảo, chị nói hoàn toàn bình thường, không thấy vướng hay khó khăn gì khi phát âm.
Trao đổi với PV Báo về trường hợp chị Thảo (Quảng Bình), sau khi hỏi tuổi, tình trạng bệnh nhân sau chấn thương, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa điều trị tâm thần nghiện chất (Viện Sức khoẻ tâm thần Quốc gia - BV Bạch Mai) cho rằng: Đây là hội chứng sau chấn thương sọ não. Chị Thảo cần phải gặp bác sĩ tâm thần và theo dõi điều trị. Việc này có thể làm rối loạn chức năng sinh hoạt của người bị tai nạn.
Nhưng thay đổi kỳ lạ sau chấn thương
Trước đó, trên thế giới, nhiều trường hợp sau khi bị chấn thương ở đầu, đã có sự thay đổi kỳ lạ.
Matej Kus, cậu bé 18 tuổi người Séc bỗng dưng nói thông thạo tiếng Anh sau một cú ngã đập đầu trên đường đua xe đạp.
Peter Waite, người tài trợ cho đội của Matej Kus nói: "Tôi không thể tin vào tai mình nữa. Đó rõ ràng là một giọng Anh chuẩn. Những gì xảy ra trong vụ ngã ắt hẳn đã `sắp xếp lại' cái đầu cậu ta. Trước vụ ngã, tiếng Anh của Kus rất tồi mặc dù cậu ấy rất chăm học".
"Ấy thế nhưng khi chúng tôi đứng ở cửa xe cứu thương thì chợt nghe thấy Matej nói với nhân viên y tế bằng tiếng Anh rất hoàn hảo".
Matej chẳng nhớ gì cả, thậm chí còn không biết mình là người Séc nữa. Khi cậu bay về nước, cậu đã nói (thông qua một phiên dịch) rằng cậu không hề nhớ gì về vụ tai nạn và hai ngày sau đó.
Còn anh Derek Amato, đến từ thành phố Denver, bang Colorado (Mỹ) sau tai nạn va đầu vào thành bể bơi, anh tỉnh dậy và phát hiện ra mình có khả năng âm nhạc phi thường.
Vụ tai nạn xảy ra cách đây 6 năm, lúc Amato đã 40 tuổi. "Tôi nhớ mình bị chấn động rất mạnh và rất đau", Amato miêu tả lại cảm giác của mình. Anh được đưa đến bệnh viện trong tình trạng chấn động não nặng, mất một phần trí nhớ và khả năng thính giác.
Mấy ngày sau, Amato đến nhà một người bạn. Khi thấy chiếc đàn piano, anh không hiểu sao mình lại bị thu hút đến thế. Anh ngồi xuống, chơi một cách thành thục và mê say cho đến 2h sáng.
"Khi tôi nhắm mắt, tôi lại thấy những con phím đen trắng di chuyển từ trái qua phải, cả những dòng chảy âm nhạc, chúng cứ hiển hiện trong tâm trí tôi", Amato nói.
Người đàn ông này cho biết anh không những chơi và sáng tác nhạc, mà còn có thể nhớ được một bản nhạc bất kỳ từng được chơi trước đó như thể nó đã được khắc vào trí não anh.
Amato nói rằng dù anh từng chơi đàn ghita nhưng anh chưa bao giờ chạm vào chiếc đàn piano trước khi bị tai nạn.
Bác sĩ tâm thần học Darold Treffert đến từ bang Wiscousin, người chuyên nghiên cứu những trường hợp tương tự như Amato, cho rằng do một số vùng trong não của Amato đã bị chấn thương nặng nhưng một số vùng lại được phục hồi một cách khác thường. Từ đó, anh có thể tiếp cận được sức mạnh lớn nhất của não bộ, điều mà không phải ai cũng có khả năng.
Amato cho biết hiện anh vẫn thường xuyên bị đau nửa đầu và đã bị mất đi 35% khả năng thính giác, tuy nhiên mất mát đó cũng khá xứng đáng với khả năng đặc biệt mà anh bỗng nhiên sở hữu.
Anh đã từ bỏ công việc trước đây và trở thành một nhà viết nhạc chuyên nghiệp. Anh đã phát hành một album gồm các bài hát do chính anh sáng tác và hiện chuẩn bị cho một dự án âm nhạc mới.
Sự thay đổi kỳ diệu cũng đến với anh Jason Padgett, một người bỏ học giữa chừng đã bất ngờ trở thành thiên tài toán học sau một lần bị... hành hung.
Năm nay, anh 41 tuổi, nhân viên cửa hàng nội thất ở Tacoma, bang Washington, Mỹ. Giờ đây, bất cứ hình ảnh nào anh nhìn thấy đều có thể tự tay vẽ chúng thành những sơ đồ phức tạp.
Anh Jason Padgett, một người bỏ học giữa chừng đã bất ngờ trở thành thiên tài toán học sau một lần bị... hành hung.
Jason cho biết, cách đây 10 năm trong một lần đi hát karaoke về nhà, anh đã bị kẻ cướp tấn công. Chúng đã đánh vào đầu Jason nhiều lần khiến anh suýt mất mạng. Anh nói: "Tất cả những gì tôi nhớ được là một ánh đèn flash lóe lên, sau đó, tôi đã nằm trên mặt đất. Tôi đã suýt bị giết chết".
Thời điểm đó, Jason chỉ là một người đơn giản, anh ghét toán học và chỉ thích tiệc tùng. Các bác sĩ cho biết, vụ tấn công vào đầu Jason đã gây ra một biến động lớn trong bộ não khiến anh trở thành thần đồng toán học.
Vài ngày sau khi bị tấn công, Jason bắt đầu để ý tới mọi sự vật bằng con mắt khác thường, anh có thể vẽ những biểu đồ, phương trình phức tạp và tìm ra công thức toán học tạo nên hình khối sự vật đó. Anh chia sẻ: "Tôi nhìn thấy các sơ đồ, những hình khối của định lý Pythagore ở khắp mọi nơi. Mỗi đường cong, xoắn ốc hay sơ đồ hình cây là một phần của phương trình đó."
Với những trường hợp sau tai nạn thành thần đồng toán học, giỏi ngoại ngữ trên, bác sĩ Dũng phân tích có thể bệnh nhân mắc hội chứng savant. Những người mắc hội chứng sau chấn thương có phát triển một kỹ năng đặc biệt.
Hội chứng khiến một số vùng trong não bị tổn thương, do đó, các khu vực não trước đó chưa từng hoạt động được kích thích để dùng đến.
Theo VNN
Nói giọng Hà Nội sau khi bị tai nạn giao thông Từ đầu tháng 8 đến nay, chị Nguyễn Thị Thảo (46 tuổi), trú ở thôn 1 xã Nghĩa Ninh, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình đã khiến người nhà và dân địa phương hết sức bất ngờ khi toàn phát âm tiếng Hà Nội. Sau vụ tai nạn đến nay chị Thảo đã thay đổi giọng nói. Ảnh: CAND. Chồng chị Thảo, anh...