Mất gần một tỷ đồng khi cài phần mềm VNeID giả
Sau khi cài ứng dụng VNeID từ đường link do đối tượng cung cấp, chị V. được yêu cầu chuyển tiền, quét mã QR xác thực khuôn mặt và chuyển OTP tài khoản ngân hàng.
Công an huyện Đan Phượng, TP Hà Nội, đang điều tra vụ chiếm đoạt tài sản dưới hình thức giả danh cơ quan công an gọi điện, yêu cầu người dân cài đặt phần mềm VNeID giả mạo.
Theo cơ quan chức năng, ngày 13/9, chị V. (42 tuổi) nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ Công an huyện Đan Phượng yêu cầu chị cài đặt phần mềm VNeID.
Video đang HOT
Sau đó, đối tượng gửi cho chị đường link cài đặt phần mềm VNeID giả mạo, rồi yêu cầu chị chuyển tiền để đóng phí hồ sơ. Đối tượng cũng yêu cầu chị quét mã QR xác thực khuôn mặt và chuyển OTP tài khoản ngân hàng.
Thực hiện xong, chị V. phát hiện tài khoản ngân hàng bị mất gần 1 tỷ đồng.
Theo Công an Hà Nội, đây không phải thủ đoạn mới, tuy nhiên vẫn còn nhiều người mắc bẫy của các đối tượng.
Cơ quan chức năng đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên, tuyệt đối không cung cấp dữ liệu cá nhân, mã OTP tài khoản ngân hàng, cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến.
Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi đầu tư vào các sàn giao dịch tài chính online
Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã liên tục cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi tham gia đầu tư các sàn giao dịch tài chính online.
Nhằm vào tâm lý nhiều nhà đầu tư muốn kiếm tiền nhanh chóng, các đối tượng lừa đảo đã "giăng bẫy" những người "nhẹ dạ, cả tin" bằng những lời quảng cáo đầu tư sinh lời, lãi suất cao.
Cụ thể, ngày 11/6/2024, Công an huyện Đan Phượng tiếp nhận trình báo của chị N (sinh năm 1981, trú huyện Đan Phượng, Hà Nội) về việc chị bị chiếm đoạt tài sản khi tham gia sàn giao dịch đầu tư tài chính online. Chị N được các đối tượng gọi điện, mời tham gia đầu tư online và được hướng dẫn lập tài khoản để nạp tiền vào sàn rồi nhận tiền lãi. Với quảng cáo lợi nhuận cao, chị N đã nạp gần 800 triệu đồng để đầu tư. Tuy nhiên, khi chị N muốn rút tiền, hệ thống báo lỗi không rút được. Thấy có dấu hiệu lừa đảo, chị N đã đến cơ quan Công an trình báo.
Trước đó, Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội tiếp nhận đơn trình báo của một bị hại về việc bị chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng khi tham gia đầu tư tiền ảo dạng Bitcoin. Theo trình bày của bị hại, qua giới thiệu của người bạn cũ, chỉ trong 2 ngày, bị hại đã nạp tiền vào hệ thống ACO dold và thắng 226.000 USD. Khi muốn rút tiền ra, các đối tượng đã yêu cầu bị hại nạp thêm tiền vào với các lý do như: Nộp tiền xác thực, nâng cấp tài khoản VIP, tiền rủi ro an toàn..., tuy nhiên cuối cùng tiền vẫn không được rút ra. Tổng cộng, bị hại đã thực hiện 15 giao dịch và bị chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng...
Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác khi tham gia vào các sàn, App đầu tư tài chính được quảng cáo lãi suất cao, tiềm ẩn nguy cơ bị lừa đảo. Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần liên hệ ngay cơ quan Công an để giải quyết kịp thời vụ việc theo quy định.
Nhiều nạn nhân "dính bẫy" nhóm đối tượng giả danh Công an lừa hàng tỷ đồng Chỉ trong thời gian ngắn, Công an tỉnh Tây Ninh đã tiếp nhận 3 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng với thủ đoạn giả danh cơ quan Công an gọi điện cho người dân hướng dẫn cài đặt ứng dụng VneID... Các đối tượng gọi điện thoại rồi dùng ứng dụng giả mạo có giao diện giống với...