Mắt đổ ghèn khi ngủ dậy cảnh báo mắc bệnh gì?
Ghèn mắt hay gỉ mắt là chất nhầy đến từ màng nước mắt của bạn. Chúng được tiết ra để làm sạch chất bẩn và giữ ẩm cho mắt trong khi ngủ.
Mắt đổ ghèn báo hiệu bệnh gì?
Viêm kết mạc
Khi viêm kết mạc, phần tròng trắng của người bệnh có màu hồng nhạt hoặc hơi đỏ, mí mắt sưng húp, rủ xuống, đổ nhiều ghèn và đóng vảy trên lông mi hoặc mí mắt. Tùy từng nguyên nhân mà ghèn có màu sắc khác nhau:
Do vi khuẩn: ghèn sẽ dính, chất đặc màu xám, vàng hoặc xanh lục. Ghèn này sẽ dính quanh mí mắt và lông mi khiến người bệnh khó mở mắt khi sáng ngủ dậy.
Do virus: tình trạng này mắt sẽ đổ ghèn dạng nước màu trắng hoặc vàng.
Do dị ứng: ghèn ở mắt có thể dạng nước hoặc sợi. Dạng viêm kết mạc này thường không lây.
Chắp, lẹo mắt
Đây là nốt sưng đỏ, không đau xuất hiện ở mí mắt. Tình trạng này hình thành do tuyến dầu (meibomian) ở mắt bị tắc nghẽn. Khi xuất hiện chắp mắt tức là tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Ngoài hiện tượng mắt bị ghèn sợi, nước mắt tiết ra nhiều khiến dịch đọng nhiều làm ghèn mắt cũng bị tích tụ nhiều hơn. Kèm theo đó là tình trạng mắt đau rát, khó chịu, gây kích ứng, tích tụ độ ẩm, tạo thành lẹo mắt.
Ghèn mắt hay gỉ mắt là chất nhầy đến từ màng nước mắt của bạn.
Người bị viêm bờ mi mắt sẽ có các triệu chứng như: chảy nước mắt, mắt đỏ, cảm giác cộm, nóng hoặc châm chích trong mắt, mí mắt xuất hiện nhờn, ngứa, đỏ, sưng, bong da quanh mắt, lông mi dính vào nhau, chớp mắt thường xuyên, nhạy cảm với ánh sáng, mờ mắt…
Đây là chứng rối loạn mạn tính của mí mắt do tình trạng viêm của nang lông mi hoặc sản xuất dầu bất thường từ tuyến dầu (meibomian) ở rìa trong của mí gây ra. Với người bệnh mắc chứng rối loạn chức năng tuyến dầu (meibomian), mắt sẽ đổ ghèn nhiều sau khi ngủ dậy với chất dịch màu vàng hoặc xanh, cùng triệu chứng khó chịu và đau.
Viêm tuyến lệ
Người trưởng thành bị tắc tuyến lệ thường do nhiễ.m trùn.g tuyến lệ, chấn thương hoặc có khối u trong mắt. Khi tuyến lệ bị tắc gây ra hiện tượng ứ đọng nước mắt trong túi lệ với các triệu chứng: Chảy nước mắt liên tục. Mắt đổ ghèn vàng, đọng lại ở viền mí mắt và khiến lông mi dính vào nhau. Mắt nhìn mờ.
Video đang HOT
Không tự ý điều trị ghèn mắt theo kinh nghiệm dân gian.
Cách khắc phục ghèn mắt
Mắt bị đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy, người bệnh cần làm một số điều sau:
Dùng khăn ấm, đắp lên mí mắt và lông mi rồi dụi thật nhẹ để lấy ghèn mỗi sáng.
Có thể sử dụng thêm thuố.c nhỏ mắt không kê đơn, nước mắt nhân tạo để vệ sinh mắt.
Tẩy trang sạch lớp phấn trang điểm ở mắt.
Tránh chạm và dụi mắt.
Rửa tay sạch khi chạm mắt. Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, sử dụng kính râm hoặc kính chắn bảo vệ khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với các yếu tố kích thích
Không tự ý điều trị theo kinh nghiệm dân gian: đắp lá, nhỏ sữa mẹ … hoặc tự mua thuố.c không theo đơn của bác sĩ để tránh các nguy cơ gây bội nhiễm hoặc làm cho tình trạng mắt trở lên nghiêm trọng hơn.
Hãy đến gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu sau:
Ghèn có màu xanh lá hoặc vàng.
Cảm thấy đau mắt.
Mí mắt sưng.
Mắt nhạy cảm với ánh sáng.
Mờ mắt.
Những thói quen xấu khiến giác mạc bị tổn thương
Những thói quen như: dụi mắt, lạm dụng nhỏ thuố.c mắt, xông lá trầu không khi đau mắt... vô tình khiến giác mạc bị tổn thương và gây ảnh hưởng đến thị lực.
Giác mạc là phần không thể thiếu của đôi mắt, có vai trò như thấu kính hội tụ đưa hình ảnh lên võng mạc để chúng ta nhìn thấy sự vật.
Giác mạc sẽ đáp ứng tốt với các tổn thương hoặc vết trầy xước nhỏ, các tế bào biểu mô khỏe mạnh sẽ nhanh chóng trượt đến, bắc cầu qua các tổn thương trước khi tổn thương bị nhiễ.m trùn.g và gây ảnh hưởng thị lực. Tổn thương nông có thể hồi phục hoàn toàn hoặc chỉ để lại sẹo rất mỏng.
Giác mạc có vai trò như thấu kính hội tụ đưa hình ảnh lên võng mạc để chúng ta nhìn thấy sự vật.
Nếu tổn thương thâm nhập giác mạc sâu hơn, quá trình lành sẹo sẽ mất nhiều thời gian, bệnh nhân sẽ cảm giác đau rất nhiều, mờ mắt, kích thích chảy nước mắt, đỏ mắt và cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng. Các tổn thương giác mạc sâu sẽ để lại sẹo dày, giảm tầm nhìn và có thể phải ghép giác mạc.
Giác mạc là gì, chức năng của giác mạc
Giác mạc (hay còn gọi là lòng đen) có tên tiếng anh là cornea, là một màng trong suốt có hình chỏm cầu chiếm 1/5 phía trước của vỏ nhãn cầu. Giác mạc cấu tạo gồm 5 lớp thực hiện chức năng bảo vệ nhãn cầu, kiểm soát và hội tụ ánh sáng đi vào mắt.
Giác mạc có cấu tạo gồm 5 lớp màng giúp cho giác mạc có những chức năng sau:
Giác mạc cùng với hốc mắt, mi mắt, củng mạc bảo vệ bề mặt nhãn cầu tránh các tác nhân như vi trùng, bụi, các tác nhân có hại khác xâm nhập vào nhãn cầu.
Giác mạc giống như một thấu kính có chức năng kiểm soát và hội tụ các tia sáng vào mắt. Giác mạc chiếm 2/3 công suất khúc xạ của nhãn cầu. Để nhìn rõ, các tia sáng đến bề mặt nhãn cầu phải được hội tụ bởi giác mạc và thủy tinh thể để rơi đúng vào võng mạc. Võng mạc chuyển các tia sáng thành các xung thần kinh truyền đến não giúp ta nhận biết hình ảnh.
Ngoài ra, giác mạc còn giống như bộ lọc sàng lọc tia cực tím (UV) có hại cho mắt, nếu không, thủy tinh thể và võng mạc sẽ bị tổn hại bởi tia UV.
Những người bị viêm kết mạc dị ứng, dụi mắt như một phản ứng tự nhiên để hết ngứa, nhưng kỳ thực hành vi đó chẳng giải quyết được chứng ngứa mà còn gây đỏ mắt, tổn thương viêm nhiều hơn, thậm chí có thể gây giác mạc hình chóp.
Những thói quen xấu gây ảnh hưởng giác mạc
Dụi mắt khi ngứa, cộm mắt
Khi mắt bị ngứa, cộm do côn trùng, cát hoặc kể cả không rõ lý do, việc đưa tay lên day dụi mắt sẽ khiến giác mạc có nguy cơ bị xước, gây viêm loét giác mạc, hình thành sẹo giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực.
Những người bị viêm kết mạc dị ứng, dụi mắt như một phản ứng tự nhiên để hết ngứa, nhưng kỳ thực hành vi đó chẳng giải quyết được chứng ngứa mà còn gây đỏ mắt, tổn thương viêm nhiều hơn, thậm chí có thể gây giác mạc hình chóp.
Trong một số trường hợp, việc dụi mắt với lực mạnh còn có thể dẫn đến tổn thương các mạch má.u nhỏ tại mắt và khiến lòng trắng của mắt bị đỏ, đồng thời những vùng da quanh mắt sẽ chuyển màu thâm đen, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến bạn già hơn so với tuổ.i. Thậm chí, thói quen này còn có thể khiến giác mạc ngày càng mỏng, bị biến dạng, suy giảm thị lực và đôi khi cần thực hiện phẫu thuật mới có thể giải quyết triệt để vấn đề này.
Bỏ kính, tập nhìn để... khỏi cận
Người đã bị tật khúc xạ như cận thị, biện pháp để có thể nhìn tốt là đeo kính đúng số. Không có chuyện bị cận thị, đeo kính liên tục khiến cận nặng hơn như nhiều người vẫn nghĩ.
Và việc bỏ kính, tập nhìn không thể giúp khỏi cận. Trái lại, bỏ kính sẽ khiến mắt phải điều tiết mệt mỏi hơn, gây tăng độ khúc xạ.
Massage, bấm huyệt, tập yoga cho mắt
Hiện nay, có nhiều hội nhóm quảng cáo trên mạng xã hội về việc massage, bấm huyệt, tập yoga có thể khỏi tật khúc xạ, nhưng thực ra, đến nay chưa có nghiên cứu chính thống nào khẳng định có thể chữa khỏi tật khúc xạ bằng massage, bấm huyệt ở mắt hay tập yoga cho mắt.
Vì vậy, nếu bạn đang áp dụng cách này với mong muốn khỏi cận thị thì dừng ngay kẻo mất thời gian vô ích. Massage, bấm huyệt hay tập yoga đúng cách cũng tốt cho sức khỏe, giúp má.u lưu thông tốt hơn, nhưng không vì thế mà khỏi được tật khúc xạ.
Xông nước lá trầu không khi đau mắt đỏ
Trong dân gian trước đây bà con hay mách nhau chữa đau mắt đỏ bằng xông nước lá trầu không. Nhưng theo nghiên cứu mới đây cho thấy xông nước lá trầu không không có tác dụng chữa bệnh. Hơn thế, xông không đúng cách còn dễ bị bỏn.g mắ.t.
Khi bị đau mắt đỏ (thường do virus hoặc vi khuẩn), bên cạnh việc dùng thuố.c theo chỉ định, chỉ cần giữ vệ sinh mắt sạch sẽ, dùng bông sạch lau gỉ mắt, rửa mắt bằng nước muối sinh lý là đủ.
Nhỏ sữa mẹ, nhỏ nước chanh vào mắt trẻ
Ở một số vùng miền, nhất là vùng sâu, vùng xa vẫn còn tình trạng nhỏ sữa mẹ hay nước cốt chanh vào mắt trẻ sơ sinh khi mắt trẻ có dấu hiệu bị viêm. Đây là cách chữa bệnh rất phản khoa học, gây nguy hiểm cho mắt trẻ, khiến trẻ có nguy cơ mù lòa
Sữa mẹ giàu dinh dưỡng, khi nhỏ vào mắt trẻ sẽ là "mồi ngon" cho vi khuẩn. Như vậy, mắt trẻ đang viêm, chỉ cần nhỏ một giọt sữa mẹ vào, mắt trẻ sẽ càng viêm nặng hơn do cuộc "tổng tiến công" của vi khuẩn. Nước cốt chanh có nhiều axit, axit không có tác dụng tiê.u diệ.t vi khuẩn.
Tự mua thuố.c nhỏ mắt
Việc tự mua thuố.c nhỏ mắt khi không có kiến thức chuyên môn dễ gây hại cho mắt, khiến mắt không khỏi bệnh mà còn có thể gặp những tác dụng phụ không mong muốn của thuố.c. Khi bạn bị đau mắt đỏ, sưng mi mắt, ngứa, cộm mắt... hay có bất cứ khó chịu nào ở mắt, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự mua thuố.c nhỏ mắt.
Người đàn ông 41 tuổ.i tử vong sau chầu nhậu Nam bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng hôn mê, ngừng tuần hoàn. Mặc dù đã được các bác sĩ cứu chữa nhưng người đàn ông t.ử von.g do ngộ độc Methanol quá nặng. Ngày 6/12, Khoa chống độc (Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An) cho biết, khoa vừa tiếp nhận 2 bệnh nhân ngộ độc methanol. Cụ...