Mất đi net cỏ, game thủ Việt cũng không còn khái niệm “chơi trước trả tiền sau” và một loạt những kỷ niệm đáng nhớ
Toàn bộ những điều trong bài viết đều là những kỷ niệm một thời không thể quên của đại đa số các game thủ Việt thế hệ 8x và 9x.
Phải thừa nhận rằng trong đời sống của game thủ thuộc thế hệ 8-9x, bên cạnh trường học thì đôi khi, chính các tiệm net cỏ lại là thứ lấy đi nhiều thời gian nhất. Những ngày trốn học ra net. Những khi tan trường sớm vội vàng ra tiệm net cày cuốc và trên hết là gom góp, để dành từng đồng tiền cũng chỉ với mục đích là có tiền chơi net.
Nhưng đó cũng chỉ là chuyện của quá khứ và với sự phát triển của xã hội hiện tại, net cỏ đang ngày một ít dần, thậm chí còn đứng trước bờ vực của sự sụp đổ. Đó cũng là lúc để tất cả cùng nhìn về những kỷ niệm gắn chặt với đời game thủ – điều mà chỉ net cỏ mới mang lại cho chúng ta.
Khái niệm “chơi trước trả tiền sau”
Vào cyber game, hay thậm chí là ở một số quán net quy mô vào lúc này, việc đầu tiên mà chúng ta luôn phải thực hiện chính là đăng ký tài khoản, sau đó nạp tiền để đổi lấy số giờ chơi tương ứng.
Nhưng ngược dòng thời gian về những năm 2000, câu chuyện này làm gì tồn tại mấy. Đa số những đứa trẻ lúc ấy trong người đều chỉ có vài nghìn và câu chuyện vẫn luôn là cứ chơi cho đã trước rồi thanh toán sau.
Thậm chí, hình ảnh những quyển sổ dày đặc của các ông bà chủ quán net, ghi lại giờ chơi, giờ nghỉ và tiền thanh toán của máy cũng đã trở thành những ký ức khó quên đối với nhiều người.
Video đang HOT
Vào thời ấy, cũng chẳng có máy tính hay AI nào làm nhiệm vụ quy đổi tiền – giờ chơi đâu. Tất cả, đều phụ thuộc vào sự vui tính hay khó tính của các ông bà chủ quán net hết. Chắc chắn, khi chơi ở cyber, chẳng bao giờ chúng ta có thể “mặc cả” xin thêm nốt 5 phút, hay nốt ván hoặc nốt mạng như cái thời còn quẩy game ở net cỏ.
Xếp hàng chờ máy, mệt nhưng mà vui
Ở thời điểm mà net cỏ bùng nổ, số lượng các tiệm Internet cũng tăng một cách chóng mặt nhưng có thực tế là dù nhiều hàng tới đâu, máy móc số lượng gia tăng tới cỡ nào, đa số các tiệm net vẫn luôn trong tình trạng “quá tải”, đặc biệt là vào các khung giờ tan học.
Thế nên, viễn cảnh đứng xếp hàng, đặt gạch chờ máy vẫn luôn là điều phổ biến cho tới tận những năm 2015 trở về trước. Trước khi mà cả loạt cyber game xịn xò ra đời.
Rồi dần dần, thói quen của game thủ cũng thay đổi, điều kiện kinh tế cũng khác đi. Chẳng cần ra hàng nhưng vẫn nghe được giọng, vẫn hò hét được với nhau qua Facebook, Discord và vô số ứng dụng khác. Hình ảnh các quán net full máy giờ đây gần như chẳng bao giờ còn xuất hiện, ngay cả với các cyber cũng vậy.
Những bàn phím và víu, những con chuột xỉn màu vì thuốc lá
Xét về cơ sở vật chất, net cỏ không bao giờ có tuổi để so sánh với cyber game. Nhưng đôi khi, chính sự giản dị lại tạo ra những kỷ niệm khó quên đối với một thế hệ game thủ.
Hình ảnh những bàn phím vá víu với những phím bấm “khác lạ”, không đồng bộ đặc biệt là phím cách ở thời kỳ mà Audition nở rộ cũng là một trong những kỷ niệm không thể quên trong đời game thủ.
Đó còn là hình ảnh của những bàn phím, chuột ố màu do tàn thuốc lá, do nước Sting đổ vào. Đó còn là sự “thuộc bài” của các game thủ khi biết máy nào ngon, máy nào dở, máy có lỗi nào trong một quán net nữa. Cyber game thời nay làm gì có những điều này.
Con Đường Tơ Lụa, Lineage và những tựa game nước ngoài từng chinh phục game thủ Việt thế hệ 8-9x (p1)
Những tựa game như Con Đường Tơ Lụa đã là một thương hiệu rất nổi tiếng vào những năm ấy.
Vào thời kỳ đầu, khi nền game online Việt mới bắt đầu được hình thành, bên cạnh những tựa game vang bóng một thời như Võ Lâm Truyền Kỳ, Mu Hà Nội hay Kiếm Thế thì vẫn còn đó không ít những cái tên nổi tiếng và cũng là lựa chọn hàng đầu của một thế hệ game thủ. Nổi bật trong lúc ấy chính là màn hội nhập của không ít các tựa game nước ngoài tại Việt Nam, và rất nhiều tên tuổi cũng đã thành công trong việc chinh phục các game thủ Việt lúc bấy giờ.
Lineage II
Lineage là một MMO Hàn Quốc được sản xuất bởi NCSoft và nếu như muốn bàn tới độ nổi tiếng của tựa game MMORPG này, hãy cứ nhìn tới con số doanh thu 3965 triệu đô la mà nó đạt được kể từ khi chính thức phát hành thì cũng đủ hiểu. Tất nhiên, góp phần không nhỏ trong doanh thu ấy chính là từ các game thủ Việt - những người một thời từng đắm chìm trong tựa game huyền bí này.
Những hình ảnh có lẽ đã quá quen thuộc với các game thủ Việt thời đấy
Được xây dựng dựa trên thế giới fantasy đầy màu sắc với những bộ tộc quen thuộc như Human, loài Orc, Elf... cùng các trận chiến bất tận đầy bi tráng, Lineage II đã không mất quá nhiều thời gian để chinh phục các game thủ Việt - những người vốn đang có phần hơi chán với thể loại game kiếm hiệp ở thời điểm ấy. Và Lineage II tới như một làn gió mát. Thậm chí, tới tận thời điểm hiện tại, vẫn có không ít game thủ Việt try hard tựa game này ở các server nước ngoài.
Con Đường Tơ Lụa
Con Đường Tơ Lụa, hay còn được biết tới với cái tên Silkroad Online cũng từng một thời gây bão các game thủ bởi lối chơi khác lạ, thú vị nhưng không kém phần kịch tính. Từ việc train cấp, train kỹ năng cho tới lựa chọn vai trò thương nhân, cướp hay bảo vệ, những chuyến buôn trong Con Đường Tơ Lụa luôn tiềm ẩn vô số những biến cố khó lường.
Và có lẽ chỉ trong Silkroad Online, điểm kỹ năng mới là thứ khó kiếm tới vậy khi thay vì lên level nhận thưởng, người chơi của tựa game này sẽ phải bỏ ra hàng giờ, thậm chí là hàng tháng để luyện max những tuyệt kỹ của mình thông qua cách thức đơn giản tới không ngờ nhưng cũng yêu cầu sự kiên nhẫn cao - đó là train quái. Nhưng cũng nhờ thế mà tựa game này luôn tạo cảm giác bận rộn, thu hút đông đảo người online thực, thay vì cắm chuột như nhiều tựa game cùng thời bấy giờ.
Cabal Online
Sẽ thật là thiếu sót nếu không đưa Cabal Online vào trong danh sách này. Vào lúc mới ra mắt, tựa game này cũng được gắn cho cái mác siêu phẩm với nhiều ưu điểm nổi bật thời bấy giờ như đồ họa, gameplay, tính năng. Thậm chí, đồ họa của Cabal Online được đánh giá là vượt trội hơn rất nhiều so với mặt bằng chung vào lúc ấy.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà thay vì bật lên hẳn, Cabal Online lại lụi tàn nhanh chóng theo năm tháng. Bên cạnh việc thị hiếu của người chơi thay đổi, sự chậm chạp trong việc thích nghi cũng là yếu tố chính khiến cho tựa game này "mất khách" nhanh tới vậy.
Giật mình nhìn lại những tựa game đã tròn 10 năm tuổi, game thủ chúng ta đã già thật rồi (phần 1) Để ôn lại kỷ niệm xưa, hãy cùng chúng tôi điểm mặt 10 tựa game đỉnh nhất từng phát hành vào năm 2011. Với những game thủ thuộc thế hệ 8x, 9x, thời điểm năm 2011 chính là một trong những quãng thời gian chơi game đẹp nhất. Chớp mắt đã 1 thập kỷ trôi qua, những tựa game ngày nào chúng ta...