‘Mặt cười’ trên sao Hỏa thay đổi gây sốc sau gần 10 năm
Khu vực có tạo hình giống khuôn mặt mỉm cười trên sao Hỏa đã biến đổi cả về hình dạng lẫn màu sắc do sự xói mòn nhiệt.
‘ Mặt cười’ trên sao Hỏa đã biến đổi như thế nào sau gần 10 năm
Con người thích đặt những biệt danh phù hợp cho các hình thành ngoài không gian, đó có thể là Tinh vân Con cua hay Thiên hà Cánh cụt và Trứng.
Cũng tương tự như vậy, miệng núi lửa trên sao Hỏa có biệt danh là khuôn mặt cười giúp các nhà khoa học theo dõi xu hướng khí hậu theo thời gian trên hành tinh đỏ.
Miệng núi lửa nằm ở khu vực cực nam của sao Hỏa tại một khu vực băng giá. Camera HiRISE của tàu vũ trụ Mars Reconnaissance Orbiter (MRO) ghi lại sự thay đổi vùng ‘Mặt Cười’ trên bề mặt sao Hỏa trong gần 10 năm. Hai bức ảnh chụp vào cuối năm 2011 và năm 2020 cho thấy phần miệng đang cười ‘rạng rỡ’ hơn.
Cảnh quan thay đổi về diện mạo, thể hiện qua sự khác biệt về lượng sương phủ trên mặt đất.
Ross Beyer, thành viên nhóm vận hành HiRISE cho biết: “Một số vết tròn cũng thay đổi hình dạng do nhiệt từ Mặt Trời gây ra sự thăng hoa, hiện tượng chất lỏng trực tiếp chuyển thành khí, bỏ qua giai đoạn hóa lỏng. Quá trình xói mòn nhiệt trong 9 năm qua khiến phần miệng của khuôn mặt trở nên rộng hơn”.
Phần mũi của khuôn mặt cũng đã biến đổi, từ hai vòng tròn khác biệt sáp nhập lại với nhau thành một đốm màu.
Tàu vũ trụ Mars Reconnaissance Orbiter theo dõi những thay đổi theo mùa, kiểu quan sát này trong gần một thập kỷ giúp chúng ta hiểu được xu hướng khí hậu lâu dài trên hành tinh đỏ.
Mars Reconnaissance Orbiter đã đi vào quỹ đạo xung quanh sao Hỏa từ năm 2006. Máy ảnh HiRise của tàu vũ trụ và nhóm khoa học tại Đại học Arizona đã chứng kiến đủ loại kỳ quan trên sao Hỏa, từ dấu vết ma quỷ bụi đến một trận tuyết lở đang hoạt động.
Năm ngoái, Mars Reconnaissance Orbiter đã tìm thấy một hố trên bề mặt trông giống như khuôn mặt cười toe toét của nam diễn viên Ed Asner.
Con người sẽ bắt gặp gì khi đặt chân lên sao Hỏa?
Chuyên gia Nga cho rằng những người Trái đất đầu tiên có thể đặt chân lên sao Hỏa nên chuẩn bị cho những gì mà họ có thể bắt gặp trên hành tinh Đỏ.
Theo Giám đốc Viện các vấn đề y sinh thuộc Viện Hàn Lâm khoa học Nga Oleg Orlov, loài người tùy theo trình độ khám phá không gian vũ trụ có thể bắt gặp các dạng thức sống mới trên sao Hỏa. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể chạm mặt những sinh vật được các thiết bị đưa lên hành tinh Đỏ trước đây và dần biến đổi dưới tác động trên sao Hỏa.
"Không loại trừ khả năng như vậy. Ngoài ra, cũng có khả năng gặp gỡ những sinh vật được loài người đưa lên sao Hỏa trước đây, ví dụ như các sinh vật từng sống ở Trái Đất đã biến đổi để thích nghi với điều kiện sống mới", ông Orlov nói.
Con người có thể bắt gặp những dạng thức sống ngoài hình tinh trên sao Hỏa. (Ảnh: CCO)
Theo ông này, những người Trái đất đầu tiên có thể đặt chân lên bề mặt sao Hỏa không nên ngạc nhiên nếu bắt gặp những dạng thức sống ngoài hành tinh.
"Các kịch bản này đang được nghiên cứu theo chương trình phòng thủ hành tinh, vốn là chủ đề rất được quan tâm của nhóm liên ngành được đặc biệt thành lập theo sáng kiến của chúng tôi trong Hội đồng khoa học vũ trụ trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga", ông nói thêm.
Thời điểm con người có thể đặt chân lên sao Hỏa cho tới nay vẫn là vấn đề thu hút sự chú ý lớn.
Hồi năm 2019, NASA tuyên bố rằng cơ quan này đang nhắm tới mục tiêu đưa con người lên sao Hỏa vào khoảng những năm 2030 và sớm nhất là vào năm 2035.
Những khám phá không gian bất ngờ, ấn tượng Các nhà khoa học đã tìm ra nhiều khám phá không gian ấn tượng trong năm 2020. Năm 2020, ngành công nghiệp vũ trụ có một số khám phá lớn. Từ việc SpaceX đưa người lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS cho đến việc Nokia nhận được hợp đồng đưa 4G lên Mặt trăng, những khám phá mới về không gian vô...