Mất cả gia đình vì ta.i nạ.n, cụ ông gần 40 năm làm việc xúc động
Trong 2 vụ ta.i nạ.n giao thông, ông Trương Ái Khanh mất vợ, 2 người con và chị gái. Sau nỗi đau đó, cụ ông ở Trung Quốc quyết tâm trở thành người điều tiết giao thông, giữ an toàn cho người đi đường.
Mới đây, cư dân mạng tại Trung Quốc ngưỡng mộ trước câu chuyện một người đàn ông 74 tuổ.i tình nguyện dành 36 năm để điều tiết giao thông ở nơi mình sống. Dư luận càng xúc động hơn khi biết nguyên nhân khiến ông làm việc này.
Cụ ông 74 tuổ.i tình nguyện làm người điều tiết giao thông, giữ an toàn cho người đi đường (Ảnh: SCMP).
Theo đó, người đàn ông nói trên là ông Trương Ái Khanh, sống tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Năm 1990, một vụ ta.i nạ.n ô tô đã cướp đi sinh mạng chị gái của ông. 6 năm sau, vợ và 2 người con song sinh của ông cũng qua đời vì lí do tương tự.
Từ đó, ông Khanh đột ngột mất cả gia đình. Trong căn nhà vốn đầy ắp tiếng cười suốt 30 năm giờ chỉ còn lại một người. Điều này càng khiến ông Khanh cảm thấy cô đơn và đa.u đớ.n.
Video đang HOT
Sau một thời gian suy ngẫm, để vượt qua mất mát khủng khiếp, ông Khanh quyết định trở thành người điều tiết giao thông ở địa phương mà mình sinh sống, với mong muốn không để thêm vụ ta.i nạ.n thương tâm nào xảy ra.
Hằng ngày, cứ 6h, ông Khanh lại có mặt trên đường, điều tiết giao thông (Ảnh: SCMP).
Hằng ngày, cứ đúng 6h, ông lại đi xe buýt đến bệnh viện, đứng ở góc đường và điều tiết giao thông trong giờ cao điểm. Ông Khanh chọn địa điểm là bệnh viện bởi nơi này từng phẫu thuật tĩnh mạch miễn phí cho ông. Vì bị khiếm thính, ông viết 2 chữ “người điếc” trên mũ.
Không những vậy, cứ cách 10 ngày, ông đều yêu cầu bạn bè báo cáo tình hình để chắc chắn rằng họ vẫn còn an toàn và khỏe mạnh.
Hoàn cảnh không mấy khá giả, cụ ông thường xuyên ăn cơm thừa và mì ăn liền. Hằng tháng, ông chỉ được ăn đồ ăn mặn 1 lần. Khi không điều tiết giao thông, ông Khanh thường đi xin tiề.n người đi đường, tay cầm một tấm ván gỗ có ghi dòng cảnh báo về nạn buôn người. Cụ ông được cho là đã giúp cảnh sát bắt giữ hơn 300 kẻ trộm và đối tượng buôn người.
Cụ ông được nhiều người ngưỡng mộ vì tấm lòng của mình (Ảnh: SCMP).
Ông cũng thường xuyên thu gom chai lọ rỗng để kiếm thêm tiề.n, sống tiết kiệm, dành dụm rồi giúp đỡ những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Ông Khanh đã duy trì việc làm này suốt 36 năm. Cảnh sát địa phương thấu hiểu hoàn cảnh và tấm lòng của cụ ông nên đã để ông được giúp đỡ người khác.
Rất gây tranh cãi: Nhân viên bị đuổi việc vì không chịu tập múa cho tiệc cuối năm của công ty
Dù đã làm việc đến 9 giờ tối nhưng cô gái vẫn bị yêu cầu ở lại để tập múa biểu diễn văn nghệ.
Mới đây, một vụ việc sa thải nhân viên đã gây tranh cãi trên mạng xã hội Trung Quốc. Câu chuyện bắt đầu khi chị Vương (nhân viên thẩm mỹ viện tại Hàng Châu, Trung Quốc) phải làm việc quá giờ đến hơn 9 giờ tối. Thế nhưng quản lý cửa hàng vẫn yêu cầu cô ở lại tập múa cho chương trình tiệc tất niên của công ty. Vì đã làm việc quá giờ và không nhận được thông báo trước về việc tập múa, chị Vương quyết định về nhà. Hành động này bị quản lý cửa hàng báo cáo lên cấp trên là không thể chấp nhận được.
Quản lý khu vực sau đó đặt câu hỏi trong nhóm chat: "Tiết mục múa tập đến đâu nhỉ?". Chị Vương phản hồi: "Làm việc gì cũng cần sắp xếp thời gian hợp lý, đừng thông báo đột xuất như vậy, mọi người sẽ kiệt sức và đổ bệnh mất". Quản lý cửa hàng đáp lại bằng giọng chê: "Em giỏi mà nên chắc học nhanh. Bọn chị chậm chạp, cứ tự tập thôi. Em nghỉ ngơi đi, mai tập lại cũng được, phải học hỏi em rồi". Chị Vương cảm thấy khó chịu và đáp trả: "Nói bóng gió vậy không hay đâu".
Chị Vương - nhân vật chính trong câu chuyện gây xôn xao
Sự việc lên đến đỉnh điểm khi chị Vương bị gọi lên nói chuyện vào ngày hôm sau. Quản lý công ty yêu cầu: "Em có thể ở lại cửa hàng này hoặc chuyển sang chi nhánh khác, nhưng dù ở đâu cũng phải tuân theo sự sắp xếp của quản lý, không được phàn nàn, không được phát biểu ý kiến trên nhóm chat". Cảm thấy bất lực, chị Vương quyết định nộp đơn xin nghỉ việc. Tuy nhiên, công ty lại ra thông báo sa thải cô với 3 lý do: thiếu trách nhiệm với khách hàng, phàn nàn về việc tập múa cuối năm và không tuân thủ quy định của công ty.
Chị Vương bức xúc: "Tôi chỉ xin nghỉ việc bình thường, sao lại bị sa thải với những lý do vô lý như vậy?". Cô quyết định khởi kiện công ty để đòi lại công bằng. Vụ việc nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội và gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều người đồng cảm với chị Vương và nói cách hành xử của công ty. Một số ý kiến cho rằng việc bắt nhân viên tập múa sau giờ làm việc là quá đáng và thiếu tôn trọng.
Chưa hết, câu chuyện này còn khiến một số người bày tỏ sự khó chịu với việc ép buộc tham gia các hoạt động tập thể, đặc biệt là với những người hướng nội. Họ cho rằng tiệc tất niên nên là dịp để mọi người thư giãn và vui vẻ, chứ không phải thêm gánh nặng. Nhiều người đề xuất tiệc tất niên chỉ nên là một bữa ăn đơn giản, kèm theo chương trình bốc thăm may mắn và lì xì cho nhân viên.
150 thực tập sinh Việt ở Nhật Bản bị nợ lương lên tới hàng chục triệu yên Chủ tịch công ty Nhật Bản này chia sẻ với Kyodo News rằng họ không thể trả lương do thiếu tiề.n hoạt động. Theo Kyodo News , một công ty ở Toyota, tỉnh Aichi, Nhật Bản, không trả lương cho khoảng 150 thực tập sinh kỹ thuật người Việt Nam trong ít nhất một tháng nay, với số tiề.n lên tới hàng chục...