Mặt biến dạng vì ngộ độc nắng
Dù thoa kem chống nắng nhiều lần song Lauren lại quên mất phần trán khiến vùng da này đỏ bừng kèm theo hai mắt sưng húp như quái vật.
Lauren Stacey, 26 tuổi là nhân viên y tế tại Anh đã tự chia sẻ hình ảnh gương mặt sưng húp, đỏ bừng do cháy nắng để cảnh tỉnh mọi người nên che chắn da, chống nắng cẩn thận trong những ngày nhiệt độ cao.
Gương mặt sưng húp, cháy đỏ của Lauren.
“Tôi đã thoa kem chống nắng toàn thân liên tục trong suốt chuyến đi nhưng tôi đã quên mất phần trán và điều đó khiến tôi bị cháy nắng bỏ bừng cả trán. Hôm sau tôi thức dậy với cảm giác mệt mỏi và cố gắng mở mắt nhưng không thể, sau đó tôi đã hỏi bạn mình xem mặt tôi có bình thường không nhưng cô ấy hốt hoảng khi nhìn tôi và khuyên tôi nên tự đi soi gương. Hai mi mắt của tôi dính chặt vào nhau và sưng to đùng. Toàn bộ khuôn mặt tôi sưng húp trông như một con quái vật vậy”, cô gái trẻ kể lại sự việc diễn ra từ tháng 6/2019, khi cùng đi nghỉ với bạn bè ở Barbados.
Lauren sau đó đã đến gặp bác sĩ và được chẩn đoán kích ứng với ánh nắng. Dạng dị ứng, kích ứng này có thể làm nổi mề đay, phát ban, nghiêm trọng hơn thì dẫn đến chóng mặt, khó thở. Trường hợp của Lauren được gọi là ngộ độc ánh nắng nghiêm trọng dẫn đến sưng mặt, khó thở, mệt mỏi. Lauren sau đó được kê đơn uống steroid và thuốc kháng histamine để làm dịu vết sưng tấy. Bác sĩ cũng viết giấy xác nhận cho Lauren để thuận tiện cho việc di chuyển bằng máy bay trở về nhà của cô.
Hai ngày sau, Lauren ra sân bay để về nhà và đúng như cô dự đoán, hệ thống an ninh không nhận diện được khuôn mặt sưng phù của cô nhưng sau đó đã được nhân viên hỗ trợ. Mặt Lauren trở lại trạng thái bình thường sau khoảng 5 ngày bị ngộ độc nắng. “May mắn là thời điểm đó tôi không phải đi làm nên ở nhà. Tôi quá xấu hổ để gặp mọi người trong bộ dạng đấy”, Lauren thú nhận.
Video đang HOT
Lauren chia sẻ câu chuyện của bản thân với mong muốn không ai phải trải qua những gì cô đã gặp phải.
Tuy câu chuyện của Lauren đã xảy ra cách đây vài năm nhưng trước đợt nắng nóng dự kiến kéo dài hàng tuần tại Anh, Lauren quyết định kể lại nhằm cảnh báo mọi nguời không nên chủ quan khi ra đường: “Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng có thể bị phản ứng với ánh nắng dữ dội đến như vậy. Thật đáng sợ khi thấy tác hại của bỏng nắng, hãy quan tâm, và chăm sóc làn da của bạn cẩn thận nhé. Bây giờ tôi luôn thoa kem chống nắng rất kỹ lên toàn bộ khuôn mặt. Tôi chia sẻ điều này vì không muốn những gì đã xảy ra với tôi lại tiếp diễn với người khác”.
10 điều không nên làm sau khi bị cháy nắng
Không ai muốn bị cháy nắng hoặc bỏng nắng cả, nhưng nếu bạn đã "lỡ" bị cháy nắng rồi, hãy tránh làm những điều sau đây.
Mặc quần áo bó sát: Sau khi bị cháy nắng, bạn cần để da thông thoáng. Mặc quần áo bó sát ở vùng da bị cháy nắng sẽ khiến vùng da đó bị viêm, sưng nặng hơn và xuất hiện các nốt phồng rộp.
Dùng lô hội với sáp dầu: Lô hội có tính kháng viêm rất tốt cho vùng da cháy nắng, nhưng bạn nên tránh dùng lô hội kèm với sáp dầu. Sáp dầu khiến cho da không thể thoát nhiệt, từ đó khiến vết cháy nắng lâu khỏi hơn. Bạn cũng nên tránh các sản phẩm chứa benzocaine hoặc lidocaine vì chúng có thể khiến da bị kích ứng nặng hơn.
Không cấp đủ nước cho cơ thể: Hãy luôn ghi nhớ quy tắc uống thật nhiều nước. Các vết bỏng không chỉ gây đau đớn, mà chúng còn hút hết chất lỏng về phía da, khiến các bộ phận khác bị thiếu nước. Do đó, sau khi bị cháy nắng, bạn hãy cố gắng uống thật nhiều nước và chú ý đến các dấu hiệu mất nước của cơ thể.
Che vết bỏng nắng bằng lớp trang điểm: Điều tối kị khi bị cháy nắng là dùng mỹ phẩm để che đậy vết bỏng. Bạn cần để da thông thoáng thì vết bỏng mới mau lành. Lớp trang điểm cùng với các vi khuẩn từ cọ trang điểm và mút trang điểm sẽ khiến vết bỏng dễ bị nhiễm trùng hoặc dị ứng.
Gãi hoặc bóc lớp da cháy nắng: Việc da bị bong tróc sau khi cháy nắng là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường, cho thấy da bạn đang bắt đầu lành lại. Tốt nhất bạn không nên can thiệp vào quá trình chữa lành đó của da và hãy để da bong tróc một cách tự nhiên.
Nặn các vết phồng rộp: Tương tự như tình trạng bong tróc da, các vết phổng rộp cũng có vai trò quan trọng trong quá trình chữa lành, bởi chúng giúp bảo vệ các vết thương. Bạn có thể thoa kem lô hội nếu vết phồng rộp bị đau đớn, nhưng tuyệt đối không nên nặn chúng ra.
Tẩy da chết: Các sản phẩm tẩy da chết chứa axit glycolic, retinoid hoặc axit salicylic có thể gây tổn thương nghiêm trọng vùng da bị cháy nắng. Hãy chờ cho đến khi da hết bong tróc sau khi cháy nắng rồi mới dùng các sản phẩm này.
Dùng kem chứa cồn: Khi bạn dùng kem lô hội để thoa lên vết cháy nắng, hãy đảm bảo loại kem đó không chứa cồn. Cồn sẽ lấy đi lớp dầu tự nhiên của da, làm giảm khả năng tự chữa lành sau khi da bị cháy nắng.
Không uống thuốc kháng viêm ngay: Viêm là phản ứng của cơ thể sau khi bị cháy nắng và bạn cần làm gì đó để giảm tình trạng viêm này. Bạn nên dùng các loại thốc kháng viêm như ibuprofen hay aspirin trong vòng 4 - 6 giờ sau khi bị cháy nắng để đảm bảo hiệu quả của thuốc.
Dùng kem chống nắng hóa học: Đương nhiên bạn sẽ muốn tránh nắng sau khi bị cháy nắng, nhưng nếu bạn cần ra ngoài, hãy đảm bảo dùng kem chống nắng vật lý thay vì kem chống nắng hóa học. Một số hóa chất trong kem chống nắng hóa học có thể gây kích ứng vùng da bị cháy nắng./.
Muôn vàn cách làm đẹp da chẳng tốn tiền từ lô hội cho bạn làn da sáng khỏe Với nguyên liệu là lô hội có thể làm đẹp cho nhiều tình trạng da như nền da có bệnh chàm, bệnh trứng cá. Những lợi ích tuyệt vời Nhờ có đặc tính chống viêm, lô hội có thể làm giảm đau, sưng, hỗ trợ sản xuất và giải phóng collagen, điều trị các bệnh nhiễm trùng do nấm và vi khuẩn. Ngoài...