Mất bao nhiêu tiền để mua iPhone ‘Made in America’?
Sau những chỉ trích vì chọn Trung Quốc làm nơi sản xuất thiết bị của mình thay vì Mỹ, Apple bắt đầu chiến dịch “ Made in America” với Mac Pro vào năm 2013. Nhưng công ty sẽ không dừng lại ở đó.
Nếu iPhone 6S Plus 16 GB được sản xuất hoàn toàn tại Mỹ, giá vào khoảng 849 USD. AFP
Theo PhoneArena, với khoản tiền đầu tư cho hoạt động sản xuất thiết bị tại Mỹ lên đến 100 triệu USD, Apple rõ ràng không muốn chỉ đơn giản là dừng lại ở việc sản xuất Mac Pro. Điều này sẽ được mở rộng ra nhiều thiết bị khác, có thể bao gồm cả iPhone.
Ở thời điểm hiện tại, iPhone vẫn đang được sản xuất tại Trung Quốc, và đội ngũ chuyên gia tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã đưa ra những con số để đánh giá chính xác chi phí mà Apple sẽ phải bổ sung để sản xuất một iPhone ngay trên quê nhà của mình.
Lấy ví dụ với iPhone 6S Plus, chiếc điện thoại đang được chào bán với giá khởi điểm 749 USD. MIT đặt ra hai kịch bản có thể xảy ra khi iPhone 6S Plus được sản xuất tại Mỹ.
Video đang HOT
Kịch bản thứ nhất: Apple tiến hành lắp ráp iPhone 6S Plus tại Mỹ. Điều này có nghĩa Apple vẫn sẽ sử dụng các thành phần linh kiện nhập từ nước ngoài về. Các công ty cung cấp thành phần dành cho iPhone 6S Plus của Apple phần lớn tập trung tại Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan, với con số khoảng 766 nhà cung cấp.
Ước tính của MIT cho rằng, sau khi nhập các thành phần linh kiện vào Mỹ, chi phí lắp ráp cho mỗi chiếc iPhone 6S Plus sẽ được nâng lên từ 30 – 40 USD. Điều này bao gồm chi phí nhân công ở Mỹ cao hơn, cùng với chi phí vận chuyển.
Kịch bản thứ hai: Các thành phần linh kiện cũng như hoạt động lắp ráp được thực hiện tại Mỹ. Trong trường hợp này, chi phí của iPhone 6S Plus sẽ tăng vọt lên từ 60 – 100 USD. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc iPhone của Apple sử dụng khoảng 75 nguyên tố trong bảng các nguyên tố hóa học, với nhiều nguyên tố không có sẵn tại Mỹ.
Thậm chí ngay cả vỏ ngoài của máy cũng dựa vào vật liệu của các quốc gia khác. Nhôm được lấy ra từ bô xít, trong khi mỏ bô xít lại không có ở Mỹ, vì vậy Apple phải nhập nhôm về từ Trung Quốc nếu hãng không thay đổi thiết kế vỏ hoàn toàn.
Như vậy, nếu một iPhone 6S Plus được sản xuất và lắp ráp tại Mỹ hoàn toàn, chi phí khởi điểm mà khách hàng phải bỏ ra có thể lên đến 849 USD.
Kiến Văn
Theo Thanhnien
Các hãng điện thoại Trung Quốc đặt hàng chip cao bất thường
MediaTek khuyến cáo các nhà sản xuất smartphone là đối tác của hãng rằng họ đang đặt hàng vi xử lý cho các thiết bị di động với số lượng cao hơn nhu cầu thực tế.
MediaTek là một trong những nhà sản xuất vi xử lý di động lớn nhất hiện nay.
Hãng sản xuất chip MediaTek nhận thấy nhu cầu đang tăng cao do sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp thiết bị cầm tay tại Trung Quốc những năm qua. Hiện họ tiếp nhận một lượng lớn đơn đặt hàng chip từ nhiều công ty điện thoại di động tại nước này và một số quốc gia khác.
Dù "hưởng lợi" từ xu thế trên, MediaTek cảnh báo rằng, việc các công ty liên tục nhập vi xử lý di động trong khi nhu cầu thực tế thấp hơn nhiều sẽ khiến thị trường smartphone bị xáo trộn.
"Chúng tôi thấy có sự bùng nổ bất thường trong các đơn đặt hàng chip đến từ đối tác. Họ nên thận trọng, bởi nó sẽ tác động không tốt đến quy luật cung cầu smartphone", đại diện MediaTek nói với Digitimes.
Số liệu từ TrendForce cho thấy, khoảng hơn 125 triệu smartphone thương hiệu Trung Quốc được tung ra trong quý I/2016 và sẽ tiếp tục tăng trong quý II/2016. Huawei đứng đầu với 27 triệu thiết bị, tiếp đến là Lenovo (17 triệu), Xiaomi (16 triệu), TCL (12 triệu), OPPO (11 triệu), Vivo (11 triệu). Tất cả các công ty này đều đang hợp tác với MediaTek, Spreadtrum và Qualcomm.
Tính trên số lượng đơn hàng, Digitimes Research dự báo, trong quý II/2016, có tới 150 triệu bộ vi xử lý di động được xuất xưởng riêng cho nhà sản xuất Trung Quốc, tăng 11,3% so với quý I/2016. Các hãng vi xử lý đều sẽ tăng trưởng, như Spreadtrum sẽ tăng 16,7%, Qualcomm tăng 12,9%, MediaTek tăng 8,1% so với quý trước đó.
Riêng MediaTek đã có khởi đầu năm 2016 thuận lợi khi kết thúc tháng 4, hãng đạt doanh thu kỷ lục 708,11 triệu USD, tăng 52,3% so với cùng kỳ năm trước.
Bảo Lâm
Theo VNE
Smartphone Trung Quốc về Việt Nam ngày càng nhiều Chỉ trong một năm, số thương hiệu điện thoại Trung Quốc về Việt Nam đã tăng lên gấp đôi, giờ đã có tới khoảng 15 hãng đang được phân phối ở thị trường trong nước. Smartphone Trung Quốc tràn ngập cả thị trường xách tay lẫn chính hãng. Nửa cuối 2015 chứng kiến màn đổ bộ của những thương hiệu Trung Quốc mới...