Mất bao lâu để kinh tế toàn cầu phục hồi sau COVID-19?
Các chuyên gia phân tích cho rằng, nền kinh tế toàn cầu cần một thời gian khá dài, có thể là nhiều năm, để khắc phục những tổn thương do COVID-19 gây ra.
Dự báo, kinh tế thế giới khó có thể tăng tốc khi vì COVID-19 chưa dứt. Dù các nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng trở lại song cũng phải mất thời gian dài để chữa lành “vết sẹo” do đại dịch. Các chuyên gia phân tích cho rằng, nền kinh tế toàn cầu cần một thời gian khá dài, có thể là nhiều năm, để khắc phục những tổn thương do COVID-19 gây ra.
Từ đầu năm 2020 đến nay, do tác động của đại dịch COVID-19, nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái nghiêm trọng, chính phủ các nước đang chịu sức ép rất lớn trong việc đưa ra quyết định nối lại hoạt động thương mại. Trước tình hình đó, kịch bản nền kinh tế thế giới phục hồi ra sao tiếp tục trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia, các nhà hoạch định chính sách và các tập đoàn lớn.
Hiện các quốc gia đang đánh giá ảnh hưởng của đại dịch và đều có chung quan điểm rằng kinh tế thế giới sau COVID-19 sẽ rất khác so với trước đây.
Đã xuất hiện dấu hiệu của sự mong manh dễ vỡ ở nhiều quốc gia khi đại dịch tái bùng phát đã châm ngòi cho những biện pháp giới hạn mới và càng rót thêm sự thận trọng vào tâm trí người tiêu dùng. Các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, sản xuất đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nhu cầu tiêu dùng giảm sút nghiêm trọng…
Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng tại nhiều nền kinh tế lớn. (Nguồn: Finantial Times)
Video đang HOT
Nhu cầu tiêu dùng sụt giảm mạnh. (Nguồn: Finantial Times)
Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), có nhiều kịch bản phục hồi kinh tế hậu COVID-19 được đưa ra, trong đó đáng chú ý là 3 kịch bản tăng trưởng: Hình chữ U, hình chữ V, và hình chữ L. Kịch bản hình chữ U là sự phục hồi theo dài hạn với cái đáy dài và phẳng, thể hiện sự tăng trưởng yếu ớt, có thể sẽ là kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất đối với kinh tế toàn cầu trong vài năm tới. Kịch bản phục hồi theo hình chữ V nghĩa là sau khi tăng trưởng bị sụt giảm mạnh vì đại dịch thì sẽ như chiếc lò xo bị nén, nền kinh tế toàn cầu sẽ bật tăng mạnh mẽ, nhanh chóng. Kịch bản hình chữ L là triển vọng phục hồi xấu nhất, quá trình phục hồi diễn ra rất chậm do tác động kép từ đại dịch.
Các chuyên gia cho rằng, nền kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi nhưng theo mô hình nào – chữ U, V, hay L – sẽ tùy thuộc vào thời gian kéo dài của đại dịch COVID-19 cũng như mức độ ảnh hưởng của nó.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chỉ ra rằng, COVID-19 là cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng nhất kể từ chiến tranh thế giới thứ hai trở lại đây. Mức độ nghiêm trọng đã vượt xa khủng hoảng tài chính 2008, thậm chí vượt cả Đại suy thoái ở Mỹ vào những năm 1930.
Tại các nền kinh tế lớn của thế giới, đại dịch COVID-19 tàn phá và để lại hậu quả nghiêm trọng. Giới phân tích phố Wall (Wall Street) đánh giá đại dịch sẽ khiến GDP toàn cầu mất ít nhất hơn 5.000 tỷ USD. Riêng đối với Mỹ, nền kinh tế hàng đầu thế giới, có khả năng sẽ trải qua một chu kỳ yếu kém trong thời gian dài, khi kết hợp với mức nợ cao, sẽ có những ảnh hưởng đến chi tiêu liên bang và thậm chí có thể là khả năng của Mỹ trong việc thực hiện ảnh hưởng toàn cầu khi đất nước hướng nội. “ Sức khỏe” của nền kinh tế Mỹ là một vấn đề rất lớn bởi nền kinh tế này chiếm khoảng 1/4 GDP toàn cầu.
Tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP) nhận định Trung Quốc, nền kinh tế thứ hai thế giới, sẽ trả một cái giá đắt sau dịch Covid-19 và đánh mất một phần sức ảnh hưởng trên toàn cầu. Dù mức suy giảm kinh tế trong quý I/2020 cao hơn Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ (-6,8% so với -3,5% và -4,8%), Trung Quốc được dự báo sẽ phục hồi phần nào trong quý II, trong khi – Mỹ sẽ tệ hơn trong giai đoạn này.
Trong 3 nền kinh tế lớn nhất, EU dự báo giảm -7,5%, Mỹ giảm -5,9%, và Trung Quốc tăng 1,2%. GDP của Trung Quốc năm ngoái là 14.000 tỷ USD, tương đương 2/3 của Mỹ (21.000 tỷ USD), và khoảng cách này sẽ rút ngắn thêm. Nếu xu hướng kinh tế này duy trì, hai nền kinh tế sẽ đạt kích cỡ bằng nhau trong vòng một thập kỷ tới, sớm hơn nhiều so với dự báo trước đây.
Vết thương suy thoái của kinh tế thế giới có thể mất nhiều tháng nếu không muốn nói là mất cả năm mới lành lặn. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến của dịch bệnh và khả năng kiểm soát dịch bệnh, chính sách phát triển kinh tế của các quốc gia.
Giá dầu thô suy yếu trước triển vọng ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu
Tính chung cả tuần này, giá dầu thô Brent và dầu thô WTI đã lần lượt giảm 1% và 1,6% trước các thông tin tiêu cực về triển vọng phục hồi kinh tế thế giới và nguy cơ bùng phát đại dịch Covid-19 lần hai.
Số giàn khoan khai thác dầu thô và khí tự nhiên tại khu vực Bắc Mỹ tiếp tục giảm xuống mức thấp kỷ lục (Ảnh: Reuters)
Chốt phiên giao dịch cuối tuần này (ngày 26/6), giá dầu thô Brent giao tương lai đã giảm 3 cents xuống mức 40,91 USD/thùng; trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ Texas (WTI) giảm 23 cents xuống mức 38,49 USD/thùng.
Tuần giao dịch vừa qua (22 - 26/6), giá dầu thô đã có sự biến động mạnh trước nhiều tin tức tích cực và tiêu cực đan xen về tình hình phục hồi kinh tế và diễn biến đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Tính chung cả tuần giao dịch, giá dầu thô Brent và dầu thô WTI đã lần lượt giảm 1% và 1,6%. Trong các phiên giao dịch đầu tuần, giá dầu thô đã được hỗ trợ nhờ các dữ liệu cho thấy hoạt động giao thông tại một số thành phố lớn trên thế giới đã quay trở lại mức trong năm 2019; qua đó, nâng cao triển vọng về đà phục hồi nhu cẩu sử dụng nhiên liệu và dầu thô.
Bên cạnh đó, dữ liệu của hãng dịch vụ dầu mỏ Baker Hughes cho thấy số lượng giàn khoan khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên hoạt động tại Hoa Kỳ và Canada trong tuần này tiếp tục ở mức thấp kỷ lục. Điều này phản ánh nguồn cung dầu thô tại Hoa Kỳ đã sụt giảm mạnh.
Tuy nhiên, giá dầu thô quốc tế, đặc biệt là giá dầu thô WTI, sau đó đã chịu áp lực giảm xuống khi số ca nhiễm Covid-19 mới tăng mạnh trên toàn cầu, khiến thị trường lo ngại nguy cơ bùng phát đại dịch Covid-19 lần hai. Trên thị trường giao dịch dầu thô WTI, giới đầu tư lo ngại sự gia tăng mạnh số ca nhiễm Covid-19 mới tại các tiểu bang sử dụng nhiều nhiên liệu như California, Texas và Florida (3 bang đông dân nhất tại Hoa Kỳ) có thể tác động nghiêm trọng đến sự phục hồi nhu cầu sử dụng dầu mỏ.
Trong sáng ngày 26/6, Thống đốc tiểu bang Texas đã phải thay đổi quyết định tái mở cửa nền kinh tế bang này với việc yêu cầu hầu hết các quán bar phải đóng cửa trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 mới tại đây tăngg cao.
Sự bùng phát dịch bệnh tại Hoa Kỳ có thể khiến các nhà máy lọc dầu tại Hoa Kỳ tiếp tục cắt giảm sản lượng do lo ngại nhu cầu sử dụng nhiên liệu giảm xuống. Dữ liệu của Chính phủ Hoa Kỳ cho thấy các nhà máy lọc dầu tại nước này chỉ đang hoạt động ở mức gần 75% công suất.
Ông Andrew Lipow, chủ tịch hãng tư vấn dầu mỏ Lipow Oil Associates (Hoa Kỳ), nhận định "Các doanh nghiệp đang trì hoãn việc cho phép nhân viên quay trở lại làm việc và điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến nhu cầu sử dụng xăng".
Bên cạnh đó, các dự báo ảm đạm về tình hình kinh tế thế giới cũng khiến triển vọng nhu cầu sử dụng dầu thô giảm xuống, gia tăng áp lực giảm lên giá dầu thô. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm 2020 xuống mức -4,9%, thấp hơn nhiều so với mức dự báo -3% được đưa ra hồi tháng 4/2020. IMF cũng cho biết các tác động do đại dịch Covid-19 gây ra đến nền kinh tế toàn cầu trong nửa đầu năm 2020 ở mức nghiêm trọng hơn và sự phục hồi kinh tế sẽ diễn ra chậm hơn so với những dự báo ban đầu.
Phần lớn các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của hãng tin Reuters cũng nhận định đợt suy thoái kinh tế lần này sẽ nghiêm trọng hơn và triển vọng nền kinh tế toàn cầu sẽ xấu hơn những gì được dự báo trước đây.
Kinh tế toàn cầu có "hồi sức" nhanh chóng sau đại dịch? Dự báo, nền kinh tế thế giới sẽ sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, quá trình phục hồi chậm chạp. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho hay, hơn 50 nhà kinh tế học tham gia khảo sát của Reuters về khả năng phục hồi của nền kinh tế toàn cầu dưới tác động của dịch bệnh Covid-19....