Mặt bằng lãi suất còn dư địa giảm thêm
Lãi suất được nhận định có thêm dư địa giảm trong thời gian tới, nhằm chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp.
NHNN vẫn còn dư địa giảm mặt bằng lãi suất, nhưng điều này còn tùy thuộc vào diễn biến lạm phát.
Ngay sau quyết định giảm một loạt lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa qua, hàng loạt ngân hàng đã công bố biểu lãi suất huy động mới, áp dụng từ ngày 13/5/2020. Cụ thể, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn hiện phổ biến ở mức 0,1 – 0,2%, thay cho mức 0,3 – 0,5% trước đây. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 – 5 tháng phổ biến ở mức 3,95%, thay cho mức trên 4% trước đây. Lãi suất tiền gửi từ 6 tháng trở lên hầu như không đổi, phổ biến ở mức 4,9 – 8%.
PGS-TS. Hoàng Công Gia Khánh, Phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) đánh giá, quyết định giảm đồng bộ các mức lãi suất của NHNN sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay một cách bền vững thời gian tới, góp phần tích cực giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế.
Mặt khác, theo ông Khánh, cần cân nhắc điều chỉnh tăng chỉ tiêu lạm phát 4% của năm 2020 để giúp NHNN có dư địa đủ lớn cho việc nới lỏng tiền tệ và cắt giảm lãi suất, không chỉ dừng lại ở lãi suất liên ngân hàng, mà phải đảm bảo tác động làm hạ thấp mạnh hơn nữa lãi suất cho vay, kể cả lãi suất của các món nợ cũ, thay vì chỉ có khoản vay mới.
Ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (Ban Kinh tế Trung ương) cho rằng, áp lực lạm phát năm 2020 không đáng kể, nên có thể tự tin mở rộng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ không dễ để mở rộng, bởi trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, sẽ kéo theo nhu cầu vốn giảm.
Mặt khác, nếu chính sách tài khóa giải ngân được tiền ra nền kinh tế (giải ngân gói 700.000 tỷ đồng đầu tư công, đặc biệt là số tiền Kho bạc Nhà nước đang gửi ở hệ thống các ngân hàng), thì tiền sẽ quay lại các tổ chức tín dụng. “Khi đó, sẽ giảm áp lực huy động cho các ngân hàng do lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế tăng lên. Đồng thời, lãi suất huy động sẽ giảm, tạo điều kiện để kéo theo lãi suất cho vay giảm”, ông Tú Anh cho biết.
Video đang HOT
Hiện tại, các ngân hàng đang tập trung tái cơ cấu, giãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tín dụng (NHNN) cho biết, đến ngày 25/5, tất cả các tổ chức tín dụng, kể cả công ty tài chính, ngân hàng nước ngoài đều đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 223.000 khách hàng, với dư nợ hơn 151.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 320.000 khách hàng, với dư nợ gần 1,14 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ ngày 23/1 đến nay đạt trên 767.000 tỷ đồng cho hơn 196.000 khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 – 2,5% so với trước dịch.
“Cần cân nhắc điều chỉnh tăng chỉ tiêu lạm phát 4% của năm 2020 để giúp NHNN có dư địa đủ lớn cho việc nới lỏng tiền tệ và cắt giảm lãi suất, không chỉ dừng lại ở lãi suất liên ngân hàng.”
Theo ông Hùng, thời gian tới, khả năng nợ xấu sẽ gia tăng bởi đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới và sẽ là thách thức với doanh nghiệp trong việc sản xuất, vay vốn và hàng bán. Do vậy, việc cho vay nếu không được tính toán kỹ, có thể dẫn đến hiện tượng doanh nghiệp thừa vốn.
“Khi giải quyết cho vay mới để khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, ngân hàng không chỉ dựa trên tài sản đảm bảo, mà còn xét khả năng trả nợ của khách hàng. Các doanh nghiệp phải xem lại mình đầu tư vào các dự án như thế nào, hiệu quả ra sao, việc trả những khoản nợ trước đây thế nào”, ông Hùng nói.
Đó cũng là lý do khiến tín dụng tăng chậm thời gian gần đây. Theo số liệu của NHNN, tín dụng đến hết tháng 1 chỉ tăng 0,1% so với đầu năm, tháng 2 tăng 0,07%, tháng 3 tăng 1,1%, tháng 4 tăng 1,42% và tới trung tuần tháng 5 lại giảm xuống, chỉ tăng 1,2%.
Theo ông Nguyễn Tú Anh, các ngân hàng chưa giảm mạnh được lãi suất là do độ nhạy giữa tín dụng của Việt Nam với lãi suất không cao. Nếu các ngân hàng nhìn thấy được việc giảm 1% lãi suất và tín dụng có thể tăng lên nhiều, thì chắc chắn sẽ giảm mạnh lãi suất.
Ở góc độ khác, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng cho rằng, mức độ giảm lãi suất cho vay có thể từ 0,5 – 1,5% tùy từng ngân hàng. NHNN vẫn còn dư địa giảm mặt bằng lãi suất, nhưng điều này còn tùy thuộc vào diễn biến lạm phát. Nếu có thể kiềm chế lạm phát xuống dưới 3% trong năm nay, thì còn cơ hội cho một đợt giảm lãi suất điều hành.
Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, chính sách tiền tệ tiếp tục điều hành ổn định, linh hoạt tỷ giá và nỗ lực giảm dần lãi suất. NHNN sẽ xem xét tăng room tín dụng, nếu cần thiết. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng phải kiểm soát được nợ xấu.
Giảm lãi suất điều hành tác động ra sao đến mặt bằng lãi vay?
Nếu nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh còn yếu thì dù lãi suất cho vay thấp, doanh nghiệp cũng không vay và các ngân hàng cũng sẽ rất cẩn trọng cho vay.
Việc giảm lãi suất điều hành chưa tác động ngay và cũng không có nhiều tác động đến mặt bằng lãi suất cho vay
Vừa qua, NHNN đã ban hành các quyết định hạ một số loại lãi suất điều hành (LSĐH) có hiệu lực kể từ ngày 13/5/2020. Đây là lần thứ 2 trong năm 2020 và lần thứ 3 trong vòng 1 năm qua NHNN có động thái như vậy. Đây cũng là xu hướng của các ngân hàng trung ương trên thế giới nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế ứng phó với tác động của dịch COVID-19.
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, cho rằng việc hạ LSĐH lần này của NHNN có tác động tích cực nhiều hơn đối với hệ thống ngân hàng so với đợt giảm LSĐH vào tháng 3 vừa qua.
Hiện nay, thanh khoản hệ thống ngân hàng vẫn ở mức dồi dào, thể hiện qua lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm duy trì ở mức thấp (trung bình khoảng 2%) kể từ đầu năm nay, và lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm chỉ ở khoảng 3% - thấp hơn rất nhiều so với lợi suất của các nước cận biên. Do đó, thanh khoản hệ thống ngân hàng đã dồi dào, nay lại càng dồi dào hơn sau động thái giảm LSĐH của NHNN.
Đối với các doanh nghiệp, việc giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn thêm 0,5% có thể sẽ không thực sự thúc đẩy nhu cầu tín dụng gia tăng từ phía doanh nghiệp. Bởi tình hình dịch bệnh khiến khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp đang ở mức thấp. Hơn nữa, do khó khăn vì dịch bệnh, nên doanh nghiệp cũng không đủ điều kiện vay vốn mới.
"Nếu nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn yếu thì dù lãi suất có thấp, doanh nghiệp cũng không vay và các ngân hàng cũng sẽ rất cẩn trọng trong việc giải ngân vì lo ngại nợ xấu", ông Nguyễn Thế Minh nhấn mạnh và nhận định, tăng trưởng tín dụng cả năm 2020 khó đạt mức mục tiêu 14% mà NHNN đã đặt ra. Chúng tôi ước tính tăng trưởng tín dụng năm nay vào khoảng 9%-10% nếu thực hiện tốt hoạt động đầu tư công.
Trong khi đó, việc hạ lãi suất mua kỳ hạn (reverse repo) từ 3,5% xuống 3,0%/năm và các lãi suất chính sách khác như lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu nhìn chung sẽ không có nhiều tác động tới lãi suất ngắn hạn trên thị trường 1 ở thời điểm hiện tại do hoạt động này của NHNN đa phần được thực hiện để hỗ trợ cho các NHTM giảm chi phí vốn để có điều kiện hạ lãi suất cho vay cho các đối tượng ưu đãi.
Đối với việc hạ trần lãi suất huy động của các kỳ hạn dưới 6 tháng, trong thời gian trước mắt cũng không tác động nhiều tới mặt bằng lãi suất huy động, bởi lãi suất tiền gửi kỳ hạn trên 6 tháng vẫn được nhiều ngân hàng neo ở mức cao, thậm chí trên 8%/năm. Tuy nhiên KBSV cho rằng, xu hướng giảm từ 50 - 100 điểm phần trăm lãi suất huy động các kỳ hạn trên 6 tháng đã diễn ra sau thời điểm NHNN hạ lãi suất điều hành vào tháng 3 vừa qua.
"Đây là cơ sở chúng tôi tiếp tục kỳ vọng lãi suất huy động trung hạn trong thời gian tới sẽ tiếp tục xu hướng giảm, qua đó các ngân hàng sẽ giảm lãi suất cho vay", KBSV nhận định và cho rằng kỳ vọng này là có cơ sở trong bối cảnh các NHTM sẽ tăng cường cắt giảm chi phi huy động để có thể bù đắp cho sự sụt giảm NIM do tác động của các gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp mùa COVID-19, bên cạnh việc thực hiện cắt giảm chi phí hoạt động khác.
Theo KBSV, xu hướng hạ mặt bằng lãi suất cho vay nhiều khả năng sẽ rõ rệt hơn trong thời gian tới, khi nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp còn ở mức yếu, kết hợp với các nỗ lực của NHNN nhằm hạ lãi suất cho vay. Cụ thể, theo NHNN, tính đến 28/4/2020, nhu cầu tín dụng các doanh nghiệp có sự sụt giảm mạnh, thể hiện qua tăng trưởng tín dụng chỉ còn 1,32% (so với mức tăng trưởng 4,5% cùng kỳ năm trước), cũng là mức thấp nhất trong vòng 6 năm, trong khi dư nợ nhiều ngành như thương mại - dịch vụ - du lịch, tiêu dùng,... đều giảm mạnh.
Các chuyên gia cho rằng vấn đề quan trọng hiện nay vẫn là khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp, bởi nếu doanh nghiệp không tiếp cận được tín dụng thì dù lãi vay giảm, cũng không có ý nghĩa gì.
Ngân hàng nào có lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng cao nhất hiện nay? Với lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, trong khi có những ngân hàng chỉ niêm yết ở quanh mức 5%/năm thì cũng có ngân hàng niêm yết cao hơn rất nhiều, lên tới trên 8%/năm. Khảo sát biểu lãi suất huy động tại 34 ngân hàng thương mại, mặc dù mặt bằng lãi suất huy động đã giảm đáng kể...