Mất 80.000USD chỉ vì một câu khoe khoang trên Facebook
Chỉ vì một câu khoe khoàng trên Facebook của mình mà một cô gái sống tại thành phố Miami (Mỹ) đã khiến cha mẹ của mình mất đi số tiền lên đến 80.000 USD.
Patrick Snay, 69 tuổi, làm hiệu trưởng tại trường Gulliver Preparatory nhiều năm, trước khi ban quản trị của trường quyết định chấm dứt hợp đồng với Snay vào năm 2010. Snay sau đó đã nộp đơn khiếu nại lên tòa án, cáo buộc trường Gulliver Preparatory đã phân biệt đối xử tuổi tác khi chấm dứt hợp đồng với ông.
Tháng 11/2011, trường Gulliver và Snay đạt được thỏa thuận hòa giải, qua đó nhà trường sẽ trả cho Snay số tiền 10.000 USD lương truy lãnh, 60.000 USD tiền phí thuê luật sư và 80.000 USD tiền giàn xếp vụ việc. Kèm theo đó là yêu cầu giữ bí mật về thỏa thuận giữa 2 bên.
Dana Snay (trái), người đã khiến cha mẹ mình (phải) mất 80.000 USD chỉ vì một câu “khoe khoang” trên Facebook.
Tuy nhiên ngay sau khi thỏa thuận giữa 2 bên vừa được chấm dứt, con gái của Snay, Dana, đã nhanh chóng “khoe” lên Facebook của mình: “Mẹ và bố Snay đã chiến thắng vụ kiến chống lại Gulliver. Gulliver giờ đây phải chi trả cho chuyến đi nghỉ châu Âu mùa hè này của tôi. Đáng kiếp”.
Video đang HOT
Không có gì đáng nói nếu câu “khoe khoang” của cô con gái này không được đăng tải lên trang Facebook có hơn 1.200 bạn bè của cô, trong đó có nhiều người đang là sinh viên của trường Gulliver. Bài viết này nhanh chóng đến tay đội ngũ luật sư của trường.
Một vài ngày sau đó, luật sư của trường Gulliver gửi đến cho Snay một lá thư với nội dung Snay đã phá vỡ yêu cầu về việc giữ bí mật thỏa thuận, do vậy ông không được nhận số tiền 80.000 USD như thỏa thuận ban đầu.
Trong thỏa thuận giữa nhà trường và Snay có điều khoản bản thân Snay, vợ và con ông không được nói với ai về nội dung hòa giải của 2 bên, ngoại trừ luật sư và các cố vấn chuyên môn khác. Do vậy, với việc cô con gái Snay đăng tải nội dung lên Facebook được xem là vi phạm thỏa thuận đạt được.
Snay sau đó đã quyết định nộp đơn kháng cáo lên tòa án. Phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào cuối tuần trước đã đưa ra kháng cáo bất lợi cho Snay khi thẩm phán cho rằng bản thân ông đã vi phạm thỏa thuận với nhà trường và trường Gulliver không cần phải trả số tiền 80.000 USD phí giàn xếp vụ việc như ban đầu.
“Snay đã vi phạm thỏa thuận bằng việc phá vỡ những điều mà không được làm”, thẩm phán Linda Ann Wells tuyên bố. “Con gái của ông đã nói ra chính xác những bí mật mà thỏa thuận được tạo nên để ngăn chặn chúng được công bố ra bên ngoài”.
Snay cho biết hiện cô con gái Dana của ông rất sốc trước quyết định của tòa án vì không ngờ rằng một câu viết trên Facebook đã gây nên hậu quả nghiêm trọng như vậy. Snay quyết định sẽ tiếp tục gửi đơn kháng cáo tuy nhiên khả năng ông đòi lại số tiền 80.000 USD là rất nhỏ.
Đây được xem như là một bài học cho những ai thường xuyên chia sẻ mọi chuyện trên Facebook bởi lẽ chỉ cần một thông tin không đáng có được chia sẻ sẽ gây nên những hậu quả rất lớn.
Theo Dân Trí
Facebook biết được status người dùng chưa chia sẻ
Theo báo cáo của trang SocialMediaToday, Facebook đang theo dõi cả những nội dung mà bạn đã nhập vào khung trạng thái hay bình luận nhưng sau đó lại quyết định không đăng.
Một tình huống mà hẳn ai sử dụng Facebook cũng từng trải qua, đó là nhập vài dòng nội dung vào khung đăng trạng thái mới hay khung bình luận nhưng suy nghĩ lại thì quyết định không đăng mà xoá đi.
Những nội dung đã viết nhưng không đăng (được Facebook gọi là self-censorship) tưởng chừng như chỉ mình bạn biết song Facebook vẫn có thể ghi lại và phân tích các thông tin ấy từ nhiều người dùng thông qua một đoạn mã JavaScript. Cách thức hoạt động của đoạn mã này cũng tương tự như Gmail sử dụng cho tính năng lưu email đang soạn hoàn toàn tự động, dữ liệu được lưu gần như theo kịp tốc độ gõ phím của người dùng. Không chỉ trạng thái, nội dung mà bạn gõ vào khung bình luận cũng được Facebook ghi lại.
Loại dữ liệu self-censorship mà Facebook đã thu thập được thống kê chi tiết thông qua báo cáo từ Sauvik Das - nghiên cứu sinh tại Đại học Carnegie Mello, kĩ sư phần mềm thực tập mùa hè tại Facebook, và Adam Kramer - nghiên cứu dữ liệu tại Facebook.
Báo cáo dựa trên dữ liệu đã thu thập từ 5 triệu người dùng Facebook sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính, trong suốt 17 ngày vào mùa hè năm 2012. Xem chi tiết báo cáo tại đây. Qua đó, có thể thấy Facebook đã thu thập và phân tích dữ liệu như thế nào về những nội dung mà người dùng không chia sẻ.
Tuy vậy, Facebook không thu thập chính xác những từ, cụm từ chính xác như bạn đã nhập vào, mà chỉ lấy thông tin dưới dạng siêu dữ liệu (metadata) để từ đó thống kê ra những đặc điểm chung, nhận biết vì sao người dùng quyết định không chia sẻ nội dung đã soạn.
Theo điều khoản về việc sử dụng dữ liệu của người dùng (Terms of Service và Data Use Policy) do Facebook công bố, hãng có quyền thu thập thông tin mà bạn "chia sẻ lên mạng xã hội và những nội dung khác mà bạn đã xem và có tương tác với nó", chứ không có điều khoản nào cho biết hãng thu thập những dữ liệu mà bạn chưa chia sẻ. Dù vậy, người phát ngôn của Facebook cho rằng những dữ liệu mà bạn đã nhập dù có chia sẻ hay không cũng được gom vào nhóm "có tương tác", vì thế Facebook vẫn có quyền thu thập.
Dù cùng sử dụng công nghệ lưu dữ liệu tự động song cách làm của Facebook lại không mang đến sự tiện dụng cho người dùng như Gmail, mà trái lại, những thông tin của bạn không có tính bảo mật. Những dữ liệu mà Facebook thu được có thể giúp mạng xã hội này hiển thị quảng cáo chính xác hơn đối với từng người, đem lại nguồn thu lớn cho công ty.
Chưa rõ Facebook có áp dụng chế độ theo dõi đối với từng thành viên hay không, nhưng để tăng tính an toàn cho dữ liệu khi gõ vào Facebook, bạn nên sử dụng các tiện ích giúp bất hoạt đoạn mã JavaScript thu thập thông tin trên trình duyệt web đang dùng.
Bạn có thể dùng add-on NoScript cho Firefox hay extension NotScripts cho Google Chrome.
Theo Một Thế Giới
Yahoo! ngừng hỗ trợ đăng nhập bằng Google và Facebook Yahoo! vừa cho biết sẽ không còn cho phép người dùng sử dụng các tài khoản Facebook hoặc Google để đăng nhập vào dịch vụ của mình nhằm thúc đẩy doanh thu. Theo đó, để truy cập vào các dịch vụ do Yahoo! cung cấp, người dùng sẽ phải sử dụng một Yahoo! ID thay vì liên kết đến một tài khoản khác....