Mất 3,3 tỷ đồng vì “sập bẫy” xuất khẩu lao động sang Nhật
Để “hút” người lao động, Bảo quảng cáo rầm rộ thông tin UFJ tuyển người sang Nhật Bản dưới hình thức “phái cử” sang làm việc tại chi nhánh của Công ty.
Bị can Nguyễn Văn Bảo
Đối tượng Nguyễn Văn Bảo (SN 1978, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) là Giám đốc Công ty TNHH UFJ. Công ty đăng ký ngành nghề chính là cung ứng và quản lý nguồn lao động trong nước, dịch vụ hỗ trợ giáo dục, du lịch, vận tải hành khách….
Mặc dù không có chức năng xuất khẩu lao động và cung ứng, quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhưng từ tháng 3/2013, vị Giám đốc này đã quảng bá thông tin rầm rộ trên mạng.
Theo cáo trạng, Bảo tung tin Công ty UFJ có thể làm thủ tục cho những người người đã tu nghiệp sinh (lao động) được trở lại Nhật Bản lao động dưới hình thức Công ty UFJ “phái cử” đến làm việc tại chi nhánh của Công ty tại Nhật Bản với chi phí 13.000 USD.
Cựu giám đốc UFJ tổ chức “thi tuyển” bài bản và thông báo những người đủ điều kiện trúng tuyển. Đối tượng còn thuê địa điểm, tự tổ chức học định hướng, ngoại ngữ, văn hóa, giao tiếp…
Bảo cam kết sẽ hoàn tất thủ tục đưa người có nhu cầu sang Nhật Bản làm việc thời hạn 3 năm, có thể gia hạn thêm 2 năm với nhiều ngành nghề khác nhau.
Video đang HOT
Từ tháng 5/2013, để ràng buộc người lao động, Bảo yêu cầu mỗi người nộp tiền đặt cọc trước 50%, tương ứng 6.500 USD. Khi nhận đủ tiền đặt cọc, Bảo ký hợp đồng lao động thể hiện Công ty UFJ Việt Nam cử người lao động sang làm việc tại văn phòng đại diện của Công ty. Đồng thời lập cam kết, nếu không đi được Công ty chịu trách nhiệm hoàn trả lại tiền.
Để hợp thức hóa việc đưa người sang Nhật Bản, tháng 6/2013, Bảo đăng ký thành lập chi nhánh Công ty TNHH UFJ Việt Nam tại Gifu-ken, Nhật Bản. Vị Giám đốc này khai nhận đã nhiều lần chuyển tiền cho hai đối tượng ở Nhật Bản để thuê văn phòng, trả lương, tìm Công ty tiếp nhận lao động Việt Nam. Theo xác minh của Cục đối ngoại, Bộ Công an, Văn phòng di cư khu vực Nhật Bản từ chối việc lập chi nhánh của Công ty UFJ. Khi biết tin Bảo bị bắt, hai đối tượng Nhật Bản đã đóng cửa chi nhánh trên.
Sau nhiều tháng đóng tiền không thấy hồi âm, những người lao động tìm hiểu thì biết Công ty UFJ không đăng ký, không làm thủ tục xuất khẩu lao động. Liên lạc với Bảo bất thành, các bị hại làm đơn trình báo lên cơ quan công an.
Tại cơ quan điều tra, Bảo khai nhận đã chuyển những bộ hồ sơ ký với người lao động cho người đại diện của chi nhánh Công ty tại Nhật Bản để xin cấp thị thực nhưng chưa nhận được hồi âm.
Ngoài ra, Bảo còn giới thiệu có khả năng làm thủ tục xuất khẩu lao động sang Úc và có hành vi cầm tiền “chạy việc” vào ngân hàng với giá 150 triệu đồng.
Đồng thời, Nguyễn Văn Bảo còn chiếm đoạt tiền của những người lao động thông qua Công ty TNHH Thương mại và Tư vấn Việt Nhật.
Trong vụ án này, có 36 người sập bẫy chiêu lừa của vị Giám đốc Công ty UFJ. Số tiền chiếm đoạt là hơn 3,3 tỷ đồng. Hiện nay, bị can mới khắc phục được 100 triệu đồng.
Mới đây, TAND TP Hà Nội đã tạm hoãn phiên tòa lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với Nguyễn Văn Bảo và dự kiến mở lại vào thời gian tới.
Hà Linh
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
"Kỳ phùng địch thủ" của Trung Quốc triển khai tên lửa mới
Ấn Độ sẽ đưa trung đoàn tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos thứ 4, do Nga và Ấn Độ hợp tác chế tạo chung vào biên chế trong 2 tuần tới. Đó là thông tin mới được người phát ngôn của công ty liên doanh BrahMos đưa ra hồi cuối tuần qua.
"Như các bạn biết, 3 trung đoàn đã được đưa vào biên chế của lực lượng bộ binh Ấn Độ. Lúc này đây, chúng tôi đang nhắc đến trung đoàn thứ 4. Tất cả các văn bản cần thiết đã được ký kết... Các thủ tục đưa trung đoàn này vào biên chế sẽ được hoàn tất trong vòng 2 tuần tới", ông Praveen Pathak cho hay.
Ông cũng thêm rằng, hiện tại, Ấn Độ đang thực hiện chương trình vũ trang cho hải quân bằng tên lửa BrahMos và đã trang bị loại tên lửa này cho 10 tàu chiến.
Tên lửa BrahMos là một loại vũ khí do Nga và Ấn Độ hợp tác phát triển. Chương trình tên lửa BrahMos là một liên doanh giữa Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng của Ấn Độ với Công ty NPO Mashinostroeyenia của Nga. Cái tên BrahMos là sự kết hợp giữa tên hai dòng sông Brahmaputra ở Ấn Độ và Moscow ở Nga.
Tên lửa BrahMos được đánh giá là một trong những tên lửa hành trình siêu thanh tầm ngắn nhanh nhất thế giới.
Tên lửa BrahMos có tầm bắn khoảng 290 km và có thể mang tới 300 kg đầu đạn thông thường. Tên lửa này có thể đạt tốc độ tối đa là 2,8 Mach, nhanh gấp 3 lần so với tên lửa hành trình siêu thanh Tomahawk của Mỹ. Tên lửa BrahMos được thiết kế dựa trên phiên bản tên lửa 3M55 Yakhont (SS-N-26) của Nga.
Trước đây, Ấn Độ đã từng phóng thử thành công phiên bản phóng từ tàu nổi và từ mặt đất của dòng tên lửa này cho Hải quân và Lục quân nước mình. Lực lượng vũ trang Ấn Độ cũng đã từng phóng thử thành công một quả tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh BrahMos từ một tàu chiến mới nhất mang tên INS Kolkata của nước này.
Được biết, tiến độ phát triển tên lửa này của Ấn Độ đã sớm 3 năm so với kế hoạch.
Trước đây, Ông Sudhir Mishra Tổng giám đốc liên doanh Nga Ấn Độ BrahMos Aerospace ông Sudhir Mishra đã từng đưa ra nhận định rằng, một quả tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos do Nga và Ấn Độ cùng phát triển, có thể khiến bất cứ kẻ thù nào trở nên "bất lực".
Ông nói: "Tốc độ siêu thanh là một lợi thế lớn của BrahMos. Chưa kẻ thù nào có biện pháp phòng thủ trước loại tên lửa này. Sau khi tên lửa này được "trình làng", tất cả những gì kẻ thù có thể làm là tháo chạy, thậm chí họ còn không có đủ thời gian để tháo chạy".
"Đến nay, nó (tên lửa BrahMos) không có bất cứ đối thủ nào trên thế giới", ông Mishra khẳng định trong một cuộc phỏng vấn, đồng thời thêm rằng "ngay cả khi một ngày nào đó, một quốc gia nào đó có thể phát triển các loại tên lửa có những đặc tính tương tự, thì chúng tôi vẫn tiến trước họ một bước".
Theo ông, đó chính là lý do tại sao BrahMos lại là một loại vũ khí đầy hứa hẹn. Lãnh đạo của tập đoàn này cũng nói thêm rằng, hiện đang rất nhiều quốc gia trên thế giới đang quan tâm đến dự án này.
Được biết, quân đội Ấn Độ đang lên kế hoạch chi 1,17 tỉ USD để trang bị 216 tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos cho 42 chiến đấu cơ Su-30MKI nâng cấp lên chuẩn Super Sukhoi.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Jane"s: Việt Nam muốn nâng cấp pháo tự hành "bay" ASU-85 Theo tạp chí Jane"s, Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm sâu rộng tới gói nâng cấp pháo tự hành ASU-85 của công ty Minotor Belarus. Trong khuôn khổ triển lãm dịch vụ quốc phòng châu Á (DSA 2016) đang diễn ra ở Kuala-Lumpur, lãnh đạo của Tổng Công ty Minotor-Service, Cộng hòa Belarus đã tiết lộ rằng, phía Việt Nam đã...