Mark Zuckerberg vận động Trung Quốc bỏ lệnh cấm Facebook
Mạng xã hội nước ngoài bị cấm ở đất nước tỷ dân, nhưng Mark Zuckerberg vẫn đang cố gắng để có thể thâm nhập thị trường tiềm năng này.
Mark Zuckerberg, CEO Facebook đang có chuyến thăm Trung Quốc. Anh cố gắng sát lại gần hơn với cộng đồng cũng như giới chức Trung Quốc. Ông chủ của Facebook bắt đầu từ việc học tiếng Hoa, giao lưu với các sinh viên tại đại học Bắc Kinh cho đến việc gặp gỡ người có quyền lực cao nhất, chủ tịch Trung Quốc – Tập Cận Bình. Không phải không có cơ hội gia nhập vào thị trường đông dân nhất thế giới, tuy nhiên Facebook sẽ phải tuân thủ theo luật chơi của Bắc Kinh, Lu Wei, cục trưởng cục quản lý mạng cho biết.
Theo Time, chuyến đi đến Bắc Kinh trong khuôn khổ Hội nghị kinh tế, Mark Zuckerberg tiếp tục cố gắng thuyết phục Trung Quốc “gỡ bỏ cấm vận”. Vào thứ bảy, Anh đã có cuộc gặp với Lưu Vân Sơn, Trưởng ban tuyên giáo, Uỷ viên bộ chính trị Trung Quốc. Đó có thể coi là người quyết định mọi vấn đề và cách nhìn nhận về truyền thông của Bắc Kinh. Ngay ngày hôm sau, ông chủ của Facebook đăng tấm hình chạy bộ trên quảng trường Thiên An Môn lên trang cá nhân. Tuy nhiên, bức ảnh bị đánh giá có thông điệp không tốt. Mark Zuckerberg đã không dùng khẩu trang trong môi trường ô nhiễm nặng như Bắc Kinh.
Trung Quốc “cấm cửa” Facebook từ 2009 vì vụ bạo loạn sắc tộc tại Tân Cương. Từ đó, chính phủ Trung Quốc trở nên dị ứng với bất kỳ mạng xã hội nào nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền. Các trang web hoặc từ khóa nhạy cảm về chính trị luôn bị kiểm duyệt gắt gao ở đây. YouTube, Google và Twitter nằm trong số những “nạn nhân” tiêu biểu của chính sách này. Họ bị tường lửa chặn truy cập ở Trung Quốc.
Nếu muốn tham gia thị trường Trung Quốc, Facebook sẽ phải chấp nhận sự kiếm duyệt gắt gao.
Thay thế cho những trang web, ứng dụng quốc tế này là những phần mềm, trang mạng “cây nhà lá vườn” của Trung Quốc. Tiêu biểu như Wechat của Tencent, Sina Weibo và Baidu. Chúng đều đã phát triển rất mạnh ở thị trường 1,3 tỷ dân. Những phần mềm này thường mang tính giám sát liên tục và kiểm duyệt cao.
Tuy nhiên, không phải tất cả các công ty Trung Quốc đều thành công vì thiếu sự cạnh tranh cuả nước ngoài. Như trường hợp 2 nền tảng mua sắm trực tuyến Taobao và Alibaba đã đánh bại eBay. Trang web mua sắm tới từ Mỹ có sự tự tin lớn khi bước vào thị trường rộng lớn này, tuy nhiên họ thảm bại dưới tay đại diện đến từ nước chủ nhà. Không chỉ mình eBay, Uber cũng chịu chung cảnh ngộ, họ bị Didi Kuaidi dành hết thị phần.
Sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước là điều kiện quan trọng để Trung Quốc khuyến khích đổi mới. Tuy nhiên, sự chậm tăng trưởng trong xuất khẩu của nước này trong những năm gần đây khiến các nhà hoạch định có những chính sách mới. Đầu tháng 3, trong phiên họp Quốc hội Trung Quốc, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã mở rộng thêm chiến lược “Internet Plus”. Kế hoạch này dựa trên sự cải tiến, công nghệ thông minh, Internet di động, điện toán đám mây và phương châm “mọi thứ đều được kết nối dựa trên Internet”. Chính sách này sẽ hỗ trợ các công ty công nghệ trong nước và giảm sự phụ thuộc về mặt công nghệ vào các công ty nước ngoài.
Video đang HOT
Liệu Facebook có phù hợp để chen chân vào thị trường kiểm duyệt gắt gao như ở Trung Quốc? Việc Mark Zuckerberg khá nhiệt tình với thị trường Trung Quốc sau một thời gian dài thờ ơ gây khá nhiều tò mò.
Tháng trước, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tìm cách kìm hãm tự do ngôn luận ở Trung Quốc. Ông chủ trương sẽ có mạng toàn cầu, nó sẽ đáp ứng quy định về thông tin khác nhau ở mỗi nước. Điều này ngược lại với hệ thống tự do thông tin hiện nay.
Theo Tân Hoa Xã, cuộc nói chuyện giữa Zuckerberg với Cục trưởng cục quản lý mạng, Liu Wen chưa đi đến thỏa thuận nhất định. Tuy nhiên nó đã mở ra nhiều hướng đi mới cho Facebook để tiếp cận thị trường tỷ dân này.
Tờ Time bình luận, nếu thuyết phục được Trung Quốc gỡ bỏ “cấm vận” cho Facebook, chắc chắn ông chủ của mạng xã hội lớn nhất thế giới phải chấp nhận những nguyên tắc của Bắc Kinh. Có thể, Mark Zuckerberg thêm phiên bản Facebook bị kiểm duyệt còn hơn là không có gì.
Nếu giờ đây, Facebook thâm nhập thị trường Trung Quốc thì cũng khó lòng đảm bảo họ sẽ chiếm được thị phần từ đối thủ chủ nhà là Tencent. Không những thế, chính phủ Trung Quốc cũng phần nào hài lòng với mạng xã hội được kiểm soát khá chặt chẽ này.
Sáu năm trước, Google đã tiếp cận thị trường này. Tuy nhiên, do bị ép buộc gia tăng kiếm duyệt kết quả tìm kiếm, họ đã rút khỏi Trung Quốc. Các nhà phân tích đã đả kích Google về việc thua cuộc trước Baidu. Đó cũng là thời điểm mà các công ty của Mỹ quay lưng với thị trường tỷ dân do không thể đạt được những thỏa thuận với chính quyền.
Năm nay, cửa hàng ứng dụng điện thoại di động, Google Play có thể sẽ tham gia vào thị trường Trung Quốc. Trên lý thuyết, việc này giúp các doanh nghiệp game thâm nhập vào thị trường mới, tiềm năng. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng có quy định hạn chế công ty nước ngoài hoặc liên doanh kinh doanh sản phẩm trong lĩnh vực kỹ thuật số.
Việc kinh doanh trong mảng công nghệ luôn phát triển và thay đổi còn nhanh hơn những mẫu thiết kế. “Trong công nghệ, cơ hội luôn mở ra” nhà phân tích công nghệ nổi tiếng, Clark nói. “Thậm chí nếu hiện nay, mạng xã hội bị chi phối bởi Baidu hay Tencent, bạn chỉ cần quan tâm việc bắt kịp theo làn sóng công nghệ tiếp theo”. Về phía Facebook, ông khuyên họ phải bằng mọi cách tham gia thị trường khổng lồ này.
Vũ Hoàng Phong
Theo Zing
Chân dung ông trùm nắm giữ hệ thống nhắn tin ưa thích của IS
Telegram - một dịch vụ nhắn tin siêu bảo mật được tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) sử dụng là của nhà sáng lập Pavel Durov, vậy ông là ai?
Theo Business Insider, Pavel Durov được mệnh danh "Mark Zuckerberg nước Nga" khi thành công ở tuổi đời rất trẻ, nhưng ông buộc phải rời Vkontakte - công ty đã làm nên tên tuổi của mình. Giờ đây, dịch vụ tin nhắn siêu bảo mật Telegram của ông đạt được 100 triệu người sử dụng toàn cầu - con số đáng mơ ước của bao lập trình viên.
Pavel Durov trong sự kiện Mobile World Congress tại Barcelona vào ngày 23.2.2016 - Ảnh: Reuters
Không chỉ nổi tiếng với Vkontakte và Telegram, Durov còn được biết đến với phong cách sống độc nhất vô nhị: chỉ mặc đồ đen và chu du liên tục khắp thế giới; có xung đột với chính phủ và từng ném máy bay tiền giấy để giết thời gian...
Cuộc đời của Pavel Durov khá thú vị, hơi khó tin và có phần kỳ quặc. Durov ra đời ngày 10.10.1984, tại St.Petersburg (Nga) nhưng thời thơ ấu phần lớn ở với cha ông tại Turin (Ý). Thuở niên thiếu, ông học lập trình và dùng tài năng thiên bẩm để phá phách, từng thay đổi màn hình chào mừng trên mạng nội bộ của trường học để trêu chọc giáo viên ông không thích. Durov rất thân với người anh trai Nikolai, cũng là dân lập trình chuyên nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp loại ưu Trường đại học Saint Petersburg năm 2006, hai anh em nhà Durov bắt đầu làm việc ở Vkontakte - mạng xã hội Nga có cách thức hoạt động tương tự Facebook. Vkontakte nhanh chóng phổ biến và có hơn 350 triệu người dùng. Nhờ đó, Durov kiếm được bộn tiền, ước tính khoảng 260 triệu USD.
Durov đặc biệt nổi tiếng với phong cách ăn mặc lạ thường, yêu thích màu đen như anh Neo trong siêu phẩm điện ảnh The Matrix - Ảnh Reuters
Theo thời gian, Durov dần mất quyền kiểm soát Vkontakte vào tay những nhà đầu tư có quan hệ mật thiết với Mail.ru - một công ty thân chính phủ.
Cuối cùng, Durov mất Vkontakte, bỏ qua yêu cầu trình diện thẩm vấn của cảnh sát khi nghi ngờ anh có liên quan đến vụ đâm một cảnh sát. Đặc nhiệm đột kích vào văn phòng VKontakte nhưng anh đã bặt vô âm tính.
Đến Mỹ, hai anh em nhà Durov có sẵn kế hoạch dự phòng. Họ bí mật thành lập một công ty ở Buffalo, New York và đưa vài nhân viên Vkontakte thân tín đến Mỹ. Theo tờ Moscow Times, khi được hỏi về dự án bí mật của mình, Durov đã gửi một tấm ảnh động từ bộ phim The Social Network mô tả cảnh Sean Parker (do Justin Timberlake đóng) chĩa ngón tay thối về phía những nhà đầu tư.
Và dự án bí mật ở New York là Telegram, một ứng dụng chat được mã hóa cao khiến những nỗ lực do thám người dùng của chính phủ trở nên rất khó khăn. Nó như một lời đáp trả với điện Kremlin khi đã xâm nhập vào Vkontakte. Durov cũng cho biết chi mỗi tháng tầm 1 triệu USD để duy trì hoạt động cho Telegram và chẳng tạo ra bất kỳ doanh thu nào.
Điều khiến cho Telegram trở nên khác biệt so với các chương trình nhắn tin khác là tính bảo mật cực cao, sử dụng giao thức MTProto do Nikolai Durov sáng tạo và không nằm dưới quyền kiểm soát của chính phủ. Đây chính là lý do nhóm vũ trang IS thường sử dụng Telegram làm kênh ngôn luận, quảng cáo và tuyển dụng nhân sự.
Telegram được các phần tử IS tin dùng - Ảnh Reuters
Durov chu du khắp thế giới với 4 đồng nghiệp và luôn sử dụng dịch vụ Airbnb để ở các thành phố khác nhau, thay đổi địa điểm mỗi vài tháng.
Hiếu Trung
Theo Thanhnien
9 điểm nhấn công nghệ tại MWC 2016 MWC 2016 là sân khấu ra mắt nhiều sản phẩm công nghệ và trở thành diễn đàn để các ông lớn cùng thảo luận những vấn đề nóng hổi của làng di động trong thời gian qua. Hội nghị di động thế giới MWC 2016 vừa diễn ra tại Barcelona góp phần phản ánh một năm đầy biến động của thế giới công...