Mark Zuckerberg: ‘Tôi chịu trách nhiệm về những gì xảy ra’
Trong bài viết trên tài khoản của mình, CEO Facebook đã nói: “Tôi đã khởi động Facebook và tôi chịu trách nhiệm những gì xảy ra trên nền tảng này”.
“Đây là sự vi phạm quyền riêng tư và tôi thấy tiếc vì đã để chuyện này xảy ra”, Mark Zuckerberg lần đầu lên tiếng sau khi vướng vào “scandal” để công ty đối tác Cambridge Analytica tiếp cận 50 triệu người dùng mà họ không hay biết. “Trách nhiệm của chúng tôi bây giờ là đảm bảm điều này không xảy ra nữa”, CNN trích lại.
Mark Zuckerberg. Ảnh: Verge.
Trên trang cá nhân, nhà sáng lập mạng xã hội này đã thừa nhận công ty có những sai lầm trong việc xử lý dữ liệu của Cambridge Analytica.
Trong cuộc phỏng vấn với CNN, Mark Zuckerberg nói rằng ông sẵn sàng làm sáng tỏ vụ việc trước Quốc hội Mỹ vì “scandal” vừa qua. Facebook cũng sẽ thông báo cho tất cả người dùng biết nếu dữ liệu của họ được dùng không đúng mục đích. Đồng thời, mạng xã hội này sẽ tăng gấp đôi nhân viên trong mảng bảo mật dữ liệu.
Video đang HOT
“Chúng tôi sẽ có hơn 20.000 nhân viên làm việc về an ninh và hoạt động cộng đồng vào cuối năm nay, tôi nghĩ hiện thời con số này là 15.000 người”, CEO Facebook cho biết. Mạng xã hội này đồng thời điều tra “hàng nghìn” ứng dụng để xác định liệu nó có lạm dụng quyền truy cập vào dữ liệu người dùng hay không.
“Có thể có 15 thay đổi mà chúng tôi đang thực hiện cho nền tảng của mình nhằm hạn chế dữ liệu. Tuy nhiên, tôi không thể liệt kê hết ở đây vì chúng là những thứ phức tạp và khó giải thích. Song chúng tôi đảm bảo rằng các nhà phát triển không thể truy cập vào các dữ liệu nhạy cảm nữa”, Zuckerberg nói.
Cuối tuần qua, báo New York Times đăng bài viết gây sốc về vụ rò rỉ thông tin được cho là lớn nhất trong lịch sử Facebook. Cụ thể, Cambridge Analytica – công ty phân tích dữ liệu có văn phòng tại Anh và Mỹ, đã được thuê vào tháng 6/2016 để phân tích thông tin cá nhân của hơn 50 triệu tài khoản Facebook – tương đương 25% sô cư tri My trươc giai đoạn bâu cư.
Những dữ liệu này được họ mua lại từ Aleksandr Kogan, giảng viên Đại học Cambridge. Kogan thu thập thông tin dưa trên ưng dung thisisyourdigitallife – một dạng khảo sát tra lơi cac câu hoi trên nên tang mang xa hôi – và khẳng định khảo sát được thực hiện với mục đích nghiên cứu học thuật.
Ứng dụng này đòi hỏi người dùng đăng nhập tài khoản Facebook cũng như yêu cầu quyền truy cập hồ sơ, vị trí của họ. Có rất nhiều ứng dụng khác như game, đố vui… cũng đưa ra những đòi hỏi tương tự và người dùng thường chấp nhận. Tuy nhiên, vấn đề là Kogan lại bán dữ liệu này cho Cambridge Analytica mà người dùng không hề hay biết.
Vụ rò rỉ thông tin được cho là lớn nhất trong lịch sử Facebook được báo chí đăng tải ngày 19/3. Công ty phân tích dữ liệu Cambridge Analytica bị phát hiện sở hữu lượng thông tin cá nhân của hơn 50 triệu tài khoản Facebook. Kho dữ liệu này được mua lại từ Aleksandr Kogan, giảng viên Đại học Cambridge thông qua việc thu thập thông tin dưa trên ưng dung thisisyourdigitallife. Sự vụ gây rúng động bởi kho dữ liệu được cho là dùng để phân tích, tạo nội dung quảng cáo ủng hộ Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Con số 50 triệu tài khoản Facebook tương đương 25% sô cư tri My trươc giai đoạn bâu cư.
Bảo Anh
Theo VNE
Tràn ngập làn sóng #DeleteFacebook kêu gọi tẩy chay Facebook
Một phong trào gọi là #DeleteFacebook đã được lan truyền kể từ khi Facebook bị phát hiện làm rò rỉ 50 triệu dữ liệu người dùng.
Ngay cả người sáng lập WhatsApp - công ty được Facebook mua lại vào năm 2014 với giá 19 tỉ USD - là Brian Acton cũng đã đăng tweet với thông điệp "It is time #DeleteFacebook" trên Twitter. Sau khi bán WhatsApp, Action vẫn tiếp tục sử dụng Facebook cho đến năm 2017 nhưng kể từ đó đã đầu tư 50 triệu USD vào Signal - một ứng dụng nhắn tin cạnh tranh trực tiếp với Messenger của Facebook.
Cộng đồng mạng kêu gọi người dùng nên từ bỏ Facebook.
Facebook tuyên bố đã đình chỉ các tài khoản của công ty dữ liệu Cambridge Analytica, giáo sư tâm lý học Aleksandr Kogan của trường đại học Cambridge và người tố cáo thông tin vụ rò rỉ Christopher Wylie.
Kogan đã tạo ra một ứng dụng gọi là "thisisyourdigitallife" chỉ có 270.000 người dùng tải về nhưng Kogan đã có thể khai thác lỗ hổng trong Facebook và truy cập vào dữ liệu của 50 triệu người dùng. Theo Facebook, Kogan sau đó đã bán dữ liệu cho Cambridge Analytica và vào năm 2015, Kogan và Cambridge Analytica được yêu cầu xóa dữ liệu. Facebook cho biết Kogan đã lừa dối công ty và không xóa dữ liệu khi được yêu cầu.
Nhiều giờ sau khi thông báo của Facebook được đăng tải, Wylie đã gửi thông tin đến một số trang báo nói rằng ông và Kogan có thể lấy thông tin tài khoản Facebook. Luật sư Wylie cho biết Facebook sau đó đã tuyên bố công khai đình chỉ tài khoản của thân chủ ông.
Trong khi cả Cambridge Analytica và Facebook vẫn đang tranh cãi chủ đề thì một làn sóng người dùng trang mạng xã hội lớn nhất thế giới này đang bắt đầu gia nhập vào chủ đề trên Reddit gọi là #DeleteFacebook với hơn 7.000 ý kiến được đưa ra kêu gọi tẩy chay Facebook.
Facebook đang nhận những phản ứng dữ dội từ người dùng sau sự cố rò rỉ dữ liệu.
Rõ ràng sự cố của Facebook đang đe dọa đến lượng người dùng tham gia trang mạng này, đặc biệt trong bối cảnh công ty đã mất đi 1 triệu người dùng Mỹ truy cập hàng ngày trong quý 4/2017. Ngoài ra Facebook cũng đã phải đối mặt với những câu hỏi liên quan đến việc thiếu sự giám sát cho phép thông tin sai lệch lan truyền trong cuộc bầu cử Mỹ vào năm 2016.
Theo Danviet.vn
Thông tin cá nhân người dùng 'đẻ' ra tiền cho Facebook Trên Facebook, dữ liệu người dùng là "sản phẩm", còn nhà quảng cáo là "khách hàng". Facebook đã cán mốc 2 tỷ người dùng vào tháng 6 năm ngoái và mạng xã hội này vẫn đang "miễn phí" cho mọi người. Thế nhưng sự thật không phải như vậy, bởi mạng xã hội lớn nhất thế giới vẫn đang kinh doanh thứ mà...