Mark Zuckerberg lúng túng trước Apple
Doanh thu quảng cáo của Facebook bị đe dọa khi Apple thay đổi quyền riêng tư trên iPhone, nhưng Mark Zuckerberg chưa thể làm gì để cải thiện tình hình.
Điều gì sẽ xảy ra nếu Facebook quyết định xóa các ứng dụng của mình khỏi App Store của Apple? Các chuyên gia dự đoán, một số người sẽ từ bỏ iPhone, nhất là với những ai đang thường xuyên sử dụng Facebook, Messenger, Instagram và WhatsApp, để chuyển sang thiết bị Android hỗ trợ các mạng xã hội này.
Việc Facebook “tẩy chay” Apple cũng khiến hàng loạt ứng dụng miễn phí khác trên iPhone bị ảnh hưởng do đang sử dụng hệ thống đăng nhập hoặc quảng cáo của nền tảng này. Không ít ứng dụng trên App Store tích hợp tính năng đăng nhập nhanh bằng Facebook hoặc dùng nền tảng Audience Network cho mục đích quảng cáo. Nếu mọi thứ ngừng đột ngột, các tính năng trên ứng dụng sẽ bị ảnh hưởng theo.
Theo Telegraph , Mark Zuckerger có thể đã tính đến phương án này. Tuy nhiên, nếu kịch bản trên xảy ra, Facebook cũng có thể mất cả tỷ người dùng chỉ sau một đêm. Cuối tháng trước, CEO Apple Tim Cook cho biết, số lượng iPhone đang hoạt động trên toàn cầu đã vượt con số một tỷ. Do đó, Facebook có thể thiệt hại nặng hơn Apple khi người dùng iPhone, iPad có thể chuyển sang các mạng xã hội khác, như Twitter.
CEO Facebook Mark Zuckerberg. Ảnh: Telegraph .
Apple và Facebook vốn không phải đối thủ trực tiếp của nhau. Một bên sản xuất thiết bị điện tử, bên còn lại điều hành mạng xã hội quy mô toàn cầu, miễn phí và sử dụng quảng cáo để duy trì hoạt động.
Video đang HOT
Trong hơn nửa thập kỷ qua, thành công của hai công ty thường gắn liền với nhau. Facebook ra đời từ kỷ nguyên máy tính, nhưng đang kiếm được hơn 90% doanh thu quảng cáo thông qua smartphone. Instagram và WhatsApp – những công ty bị Facebook thâu tóm – phát triển mạnh mẽ, một phần cũng nhờ vào sự phổ biến của iPhone. Còn đối với Apple, Facebook là một trong những ứng dụng phổ biến nhất thế giới và sự có mặt của nó trên iPhone đảm bảo người dùng sẽ chọn smartphone này.
Trong quá khứ, Tim Cook, CEO Apple, và Mark Zuckerberg, CEO Facebook, cũng có một số lần “lời qua tiếng lại”. Tuy nhiên, xung đột lần này được đánh giá là gay gắt nhất.
Mọi việc bắt đầu từ khi Apple cho biết sẽ ra tính năng mới trên iOS 14, hạn chế một số hoạt động thu thập dữ liệu của nhà phát triển và cho phép chủ sở hữu iPhone lựa chọn có cho các công ty theo dõi họ trên các ứng dụng khác nhau hay không. Mark Zuckerberg phản ứng kịch liệt, vì công ty của ông hiện hoạt động chủ yếu dựa vào quảng cáo.
Đáp lại, phía Apple cho rằng họ chỉ cảnh báo cho người dùng. Những ai muốn theo dõi quảng cáo có thể nhấn vào tùy chọn “Đồng ý”. Nhưng như Tim Cook từng nói, sẽ có rất nhiều người sẽ chọn “Không”.
Giới quan sát cho rằng, xung đột giữa Apple và Facebook về quảng cáo chỉ là một phần nhỏ. Mục đích chính của cả hai là quyền lực ở lĩnh vực công nghệ trong tương lai.
Zuckerberg từ lâu luôn cho rằng Facebook không giống với Google hay Apple. Việc phụ thuộc vào hệ điều hành Android và iOS có thể khiến công ty gặp rủi ro bất cứ lúc nào. Thực tế, Facebook từng phát triển hệ điều hành riêng từ 2013 nhưng nhanh chóng thất bại.
Nỗi lo của Zuckerberg chưa thực sự diễn ra, trong khi Facebook ngày càng lớn mạnh. Tuy nhiên, hành động của Apple thời gian gần đây cho thấy, viễn cảnh Facebook bị các nền tảng chèn ép đang hiện hữu.
Apple và Facebook có thể sẽ đụng độ nhau trong nhiều lĩnh vực hơn nữa trong tương lai. Nhắn tin là lĩnh vực ngày càng quan trọng đối với Zuckerberg, khi ông tìm cách biến Messenger thành nền tảng đa tính năng. Nhưng ứng dụng này sẽ là đối thủ của iMessage – phần mềm được cài đặt sẵn trên iPhone.
Ngoài ra, cả Apple và Facebook cũng có nhiều tham vọng trong lĩnh vực thực tế ảo và thực tế tăng cường. Apple được cho là đang xây dựng kính thực tế ảo riêng, trong khi Facebook đã có một số sản phẩm Oculus.
Báo cáo gần đây cho thấy, Facebook đang lên kế hoạch kiện Apple ra tòa. Theo các chuyên gia, hành động này có thể khiến mạng xã hội gặp rủi ro lớn, nhưng là bước đi tốt nhất mà Mark Zuckerberg có thể làm lúc này.
Google dọa đi, Microsoft đã vội đến Australia
Công cụ tìm kiếm của Microsoft đang thua xa Google về lượng người dùng toàn cầu, nhưng công ty này tự tin tuyên bố có thể hạ bệ Google ở ít nhất một khu vực.
Chính phủ Australia đã thiết kế bộ quy tắc có thể buộc Facebook, Google trả phí cho các nhà xuất bản tin tức địa phương vì lưu trữ tin bài trên nền tảng của họ. Cả 2 công ty công nghệ Mỹ dọa sẽ chặn những dịch vụ quan trọng ở Australia nếu luật mới được thông qua.
Theo Android Authority , CEO của Google Australia, Mel Silva, đã trả lời trong phiên điều trần trước Quốc hội rằng công ty sẽ rút Google Search khỏi Australia nếu bộ quy tắc trở thành luật.
Microsoft Bing sẵn sàng mở rộng tại Australia nếu Google rút khỏi thị trường này.
Ngoài Google, CEO Facebook Mark Zuckerberg cũng liên hệ với chính phủ Australia vào tuần trước để thảo luận về bộ quy tắc và tác động của nó đối với mạng xã hội lớn nhất thế giới. Facebook từng cảnh báo có thể chặn người dùng Australia chia sẻ các tin tức địa phương trên nền tảng.
Về phía Microsoft, The Australian đưa tin CEO Satya Nadella đã liên hệ Thủ tướng Scott Morrison, nói rằng công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft có thể mở rộng tại Australia nếu Google rời khỏi thị trường này.
"Có thể nói rằng Microsoft khá tự tin. Tôi nhận thấy điều này khi nói chuyện với Satya vào hôm trước", Thủ tướng Australia trả lời phóng viên của Gizmodo . Như vậy, thắc mắc được nhiều người quan tâm rằng chính phủ Australia có tự tin vào công cụ tìm kiếm nào để lấp đầy khoảng trống của Google hay không đã được giải đáp.
Xét về thị phần công cụ tìm kiếm toàn cầu năm 2020 (theo số liệu từ WebFX ), Google đang dẫn đầu với 91,54%, theo sau là Microsoft Bing với 2,44%, 2 vị trí tiếp theo lần lượt là Yahoo với 1,64% và Baidu 1,08%.
Dù xếp thứ 2 toàn cầu nhưng khoảng cách giữa Bing và Google là quá xa, chưa kể đến thị phần ở Australia của họ chỉ vỏn vẹn 4% (theo Statcounter ). Theo Android Authority , sẽ không công bằng nếu công cụ tìm kiếm này vươn lên vị trí số một chỉ nhờ vào việc đối thủ lớn nhất là Google rời đi.
Hiện tại, câu hỏi được đặt ra là liệu Google có mạo hiểm trao hẳn một thị trường vào tay đối thủ không. Nếu chọn rời đi vào thời điểm này, họ có thể gặp khó khăn để giành lại thị phần khi quay lại Australia trong tương lai.
Mark Zuckerberg là nhà sáng lập kiêm CEO duy nhất trong 'Big Tech' Trong nhóm các công ty công nghệ lớn của Mỹ (Big Tech), chỉ Mark Zuckerberg là còn làm CEO của công ty do chính mình sáng lập. Amazon vừa thông báo Jeff Bezos sẽ rời vị trí CEO và chỉ giữ chức Chủ tịch điều hành từ quý III năm nay. Ông sẽ nhường chức CEO cho Andy Jassy - một nhân viên...