‘Mark Zuckerberg là tay trùm nguy hiểm nhất lịch sử’
Đó là khẳng định của Giáo sư Scott Galloway tại khoa Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York, tác giả cuốn sách ăn khách “ The Four”.
Zing.vn lược dịch bài phỏng vấn của Giáo sư Scott Galloway tại khoa Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York với tờ Fast Company.
Khi thông tin sai lệch, sự thù ghét ngày càng nảy nở trên mạng xã hội trong mùa dịch bệnh và trước cuộc bầu cử 2020 tại Mỹ, Giáo sư Scott Galloway nổi lên như một trong những nhà phê bình gay gắt nhất đối với nhóm Big Tech cũng như các mạng xã hội.
Giáo sư Scott Galloway là một trong những nhà phê bình lên án gay gắt Facebook.
Không chỉ dạy học, Scott Galloway còn là nhà đầu tư nổi tiếng tại Mỹ. Ông sáng lập 9 công ty gồm những tên tuổi lớn như: L2, Red Envelope và Prophet. Scott từng lọt vào danh sách 50 Giáo sư Kinh doanh Xuất sắc thế giới của trang thông tin Poets & Quants năm 2012.
Tác giả cuốn sách “The Four” (Tứ đại quyền lực), best seller của New York Times được dịch sang 22 thứ tiếng có những quan điểm riêng về cách Amazon, Apple, Facebook và Google trở thành một trong những công ty có ảnh hưởng nhất thế giới”.
“Mark là tay trùm nguy hiểm nhất lịch sử”
Video đang HOT
Mọi người có lẽ cũng thấy Mark là tay oligarch (trùm kinh doanh kiểm soát đủ nguồn lực để ảnh hưởng đến chính trị quốc gia) lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Anh ta đang tận dụng quyền lực của mình theo những cách không mấy tốt đẹp chỉ để tăng độ giàu có cho bản thân. Mối quan hệ Trump-Zuckerberg sẽ tác động lớn đến diễn biến chính trị xảy ra trên mạng xã hội.
Facebook liên tục có những hành động bán rẻ Tu chính án số 1, nêu cao tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do báo chí của Mỹ. Không có bất kỳ điều gì có trên mạng xã hội này cho thấy sự tôn trọng đối với tự do ngôn luận. Tất cả đều nhằm tối ưu hóa lợi nhuận thu về.
Facebook đang hứng chịu đợt tẩy chay từ chính các nhãn hàng đăng ký quảng cáo trên nền tảng.
Những gì Facebook đang làm là tạo ra một mô hình kinh doanh trong đó có vô vàn những tranh cãi, tin thật giả lẫn lộn, miễn sao khiến người dùng buộc phải tham gia vào vòng xoáy hỗn độn đó. Vì khi ấy, mỗi lượt click “Phẫn nộ” là mỗi lượt quảng cáo thành công. “Phẫn nộ” càng cao, Facebook càng giàu.
Khi người dùng chia sẻ càng nhiều những bài báo chỉ ra sự ngu ngốc của những người anti vắc xin, bên được lợi nhất là túi tiền các cổ đông Facebook. Chắc chắn có một bộ phận người dân ngoài kia cần được giáo dục lại về việc tiêm phòng, nhưng không phải là từ Facebook.
Mạng xã hội này là một trong những tổ chức gây ảnh hưởng tiêu cực nhất trên hành tinh. Mark Zuckerberg là gã nguy hiểm nhất thế giới. Anh ta thể chế hóa lại xã hội. Ngoài ra, Mark còn có cánh tay đắc lực Sheryl Sandberg bên cạnh, người sẽ lo lót truyền thông cho công ty nguy hiểm này.
“Đừng trông chờ người dùng lên tiếng”
Cổ phiếu của General Motors sẽ còn cao hơn nữa nếu họ được phép đổ thủy ngân xuống sông và chẳng có tiêu chuẩn khí thải nào áp đặt lên xe hơi của họ. Nhưng chúng ta, những cổ đông của General Motors, biết rằng điều đó là không tốt về lâu dài cho nước Mỹ và người Mỹ.
Vì vậy, chúng ta có Cục Bảo vệ Môi sinh Mỹ để nói với General Motors rằng các anh không thể đổ thủy ngân xuống sông. Giá cổ phiếu của họ sẽ giảm, nhưng tương lai con cháu chúng ta được bảo vệ.
Facebook dường như đang gánh chịu hậu quả từ mô hình kinh doanh tai tiếng của mình.
Chúng ta đã không áp đặt ý thức tương tự, một tầm nhìn dài hạn lên các công ty công nghệ lớn như Facebook với mọi công ty khác. Tại sao một nền tảng cho sự phỉ báng, phá nát cuộc bầu cử, đưa thông tin sai lệch về đại dịch vẫn ngày càng giàu lên?
Có 2 lý do để tôi quyết định mua một cổ phiếu: Sự độc quyền và ít chịu kiểm soát của công ty. 10 năm qua, tôi là cổ đông của cả Facebook, Apple, Google và Amazon. Vì vậy, đừng mong chờ việc các cổ đông công ty lên tiếng về những gì đang diễn ra.
Cũng không nên tin người tiêu dùng, khách hàng. Dù lên án chuỗi cung ứng phi đạo đức là việc làm thường thấy, nhưng sản phẩm mà nó mang đến là thứ ai cũng muốn sở hữu.
Bóng ma Cambridge Analytica sắp quay lại với Facebook
Dữ liệu người dùng Facebook được chia sẻ với nhà phát triển bên thứ ba kể cả khi người dùng không sử dụng ứng dụng 90 ngày.
Ngày 1/7, Facebook cho biết công ty đã chia sẻ dữ liệu người dùng cho hàng nghìn nhà phát triển kể cả khi hết thời hạn truy cập. Điều này có nghĩa các nhà phát triển ứng dụng có thể sử dụng dữ liệu cá nhân khi người dùng không cho phép.
Mạng xã hội lớn nhất hành tinh cho biết họ đang khắc phục sự cố. Ước tính có hơn 5.000 nhà phát triển vẫn đang nhận dữ liệu người dùng trái quy định.
Một lần nữa, Facebook không xứng đáng phục vụ người dùng.
Facebook cho biết đang điều tra việc sử dụng dữ liệu người dùng qua thời hạn này. Tuy vậy, đại diện Facebook cho rằng chưa tìm thấy bằng chứng việc dữ liệu sử dụng cho mục đích xấu.
Trong vụ bê bối trước đây, Cambridge Analytica, công ty tư vấn chính trị tại Anh đã dùng dữ liệu từ 87 triệu người dùng trái phép. Facebook đã bị Ủy ban Thương mại Mỹ phạt 5 tỷ USD, mức phạt kỷ lục dành cho một công ty.
Vụ bê bối Cambridge Analytica buộc Mark Zuckerberg, CEO Facebook phải lên tiếng xin lỗi. "Chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ dữ liệu của bạn. Nếu không làm được điều đó, chúng tôi không xứng đáng phục vụ bạn", Mark Zuckerberg nói với CNET.
Năm 2018, Facebook tuyên bố các nhà phát triển sẽ không thể truy cập dữ liệu cá nhân khi người dùng không dùng ứng dụng 90 ngày. Những dữ liệu được chia sẻ cho nhà phát triển gồm email, ngày sinh, danh sách bạn bè, vị trí. Thông tin này sẽ được chia sẻ để đăng nhập các ứng dụng bên thứ ba.
CEO Mark Zuckerberg phản pháo lại chiến dịch tẩy chay Facebook: "Chúng tôi sẽ không thay đổi" "Như đã nói, chúng tôi thay đổi chính sách dựa trên nguyên tắc, chứ không phải do áp lực và đe dọa". Theo báo cáo của The Information, CEO Mark Zuckerberg đã nói với các nhân viên của mình rằng Facebook sẽ không thay đổi. Bất chấp việc trước đó đã có hơn 500 thương hiệu và công ty tuyên bố dừng quảng...