Mark Zuckerberg: ‘Internet cần luật lệ mới’
Theo ông Mark Zuckerberg, chúng ta cần cập nhật luật pháp, cải thiện 4 vấn đề để thay đổi Internet.
Trong một bài viết vừa được đăng tải trên Washington Post, nhà sáng lập và CEO Facebook, ông Mark Zuckerberg cho rằng cần đưa ra những điều luật mới để cải thiện các vấn đề trên mạng Internet. Những điều luật này, theo ông Zuckerberg không chỉ áp dụng cho Facebook mà nên áp dụng cho tất cả công ty Internet.
Trách nhiệm của Facebook và 4 vấn đề cần cải thiện
Ông Zuckerberg khẳng định những công ty như Facebook có trách nhiệm lớn đối với cuộc sống mọi người vì tác động của công nghệ. Tuy nhiên thế giới công nghệ tồn tại hàng chục nhà cung cấp lớn, mỗi đơn vị lại có các chính sách và quy trình riêng, nên cần có sự kiểm soát của chính phủ và các nhà làm luật.
Do vậy, ông Zuckerberg đề xuất những ý tưởng để “cập nhật những luật lệ của Internet”, giúp bảo vệ những điều tốt đẹp nhất của nó, đó là sự tự do để thể hiện quan điểm và giúp cho những công ty tạo ra điều mới mẻ, trong khi vẫn bảo vệ được xã hội khỏi những tác động xấu.
CEO Facebook tin rằng luật pháp kiểm soát Internet cần được cập nhật để cải thiện 4 vấn đề quan trọng.
Những luật lệ mới, theo CEO Facebook, nên tập trung vào kiểm soát 4 điều: nội dung xấu, tác động đến bầu cử, quyền riêng tư và sự linh hoạt về dữ liệu.
Những đề xuất của Mark Zuckerberg
Đối với nội dung xấu, Facebook đã thiết lập một bộ phận kiểm soát độc lập để mọi người có thể nêu ý kiến về các quyết định của họ. Ngoài ra, Zuckerberg cũng đề xuất tạo ra một cơ quan bên thứ ba để đưa ra tiêu chuẩn kiểm soát nội dung xấu, đồng thời giám sát các công ty thực hiện tiêu chuẩn đó. Luật pháp lúc này chỉ cần đưa ra giới hạn tối thiểu mà các công ty cần đáp ứng.
CEO của Facebook cũng kêu gọi các công ty Internet lớn nên làm theo Facebook và xuất bản báo cáo minh bạch về các nỗ lực kiểm soát nội dung xấu. Theo ông, báo cáo này quan trọng tương đương báo cáo kinh doanh, vì cho biết các công ty đang nỗ lực đến đâu, và nên đặt ra giới hạn như thế nào.
“Các công ty Internet cần phải chịu trách nhiệm áp dụng các tiêu chuẩn để kiểm soát nội dung xấu”, ông Zuckerberg nhận định.
Vấn đề thứ 2 là kiểm soát sự tác động đối với bầu cử. Facebook đã đưa ra nhiều thay đổi đối với chính sách quảng cáo chính trị, quan trọng nhất là nhà quảng cáo cần phải xác thực danh tính. Bên cạnh đó, họ cũng hiển thị các nội dung mà một đơn vị đang quảng cáo, để mọi người biết được họ đang đứng sau những chiến dịch nào.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc xác định đâu là nội dung quảng cáo liên quan đến chính trị không đơn giản. Do vậy, theo ông Zuckerberg thì các tiêu chuẩn để xác định quảng cáo chính trị cũng cần được đưa ra. Hiện tại, các điều luật chủ yếu nhắm tới các ứng cử viên, và đôi khi chỉ được áp dụng tỏng thời gian bầu cử, mặc dù các chiến dịch cung cấp thông tin thì không bo giờ ngừng.
“Chúng tôi tin tưởng các điều luật cần được cập nhật để phản ánh thực tế các nguy cơ và đưa ra các tiêu chuẩn cho cả ngành”, CEO Facebook chia sẻ.
Ông Zuckerberg cho biết ông sẵn sàng gặp mặt các nhà làm luật và bàn luận về cách cải thiện Internet.
Vấn đề thứ 3 được đưa ra là quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu. Theo ông Zuckerberg, điều luật bảo vệ dữ liệu chung của EU là một hình mẫu mà nhiều chính phủ nên học theo. Điều luật này giúp bảo vệ quyền lựa chọn của người dùng, cho phép dữ liệu của mình sẽ sử dụng cho mục đích gì.
Với luật như vậy, các công ty cũng có thể được sử dụng dữ liệu đúng luật để cung cấp dịch vụ và đảm bảo an toàn. Ông Zuckerberg cũng cho rằng không nên có điều luật ép buộc dữ liệu phải lưu ở máy chủ trong nước, vì điều đó khiến cho dữ liệu kém an toàn. Ông đồng ý rằng các công ty như Facebook cần chịu trách nhiệm, và nếu vi phạm thì phải chịu phạt.
CEO Facebook nhắc tới một khung quy định toàn cầu, để đảm bảo các công ty có thể hoạt động ở mọi quốc gia mà không phải điều chỉnh nhiều về quy trình, đồng thời mọi người đều được bảo vệ như nhau.
“Chúng ta cần những điều luật rõ ràng về sử dụng dữ liệu, khi nào dữ liệu có thể dùng cho mục đích công cộng và các công nghệ mới, như AI thì cần áp dụng như thế nào”.
Cuối cùng, ông Zuckerberg nhắc tới tính di động của dữ liệu. Điều đó có nghĩa là khi chia sẻ dữ liệu với một dịch vụ, người dùng có thể chuyển dữ liệu tới dịch vụ khác một cách đơn giản. Nhưng để làm được điều này, cần có các điều khoản quy định để ràng buộc trách nhiệm đối với một đơn vị cụ thể khi người dùng chuyển dữ liệu từ nền tảng này sang nền tảng khác
Đó là lý do Facebook ủng hộ một định dạng chia sẻ dữ liệu tiêu chuẩn và dự án mã nguồn mở về chia sẻ dữ liệu.
“Tôi tin rằng Facebook có trách nhiệm đóng góp vào các vấn đề này, và tôi rất mong được bàn về chúng với các nhà làm luật trên thế giới. Chúng tôi đã tạo ra các hệ thống tân tiến để tìm kiếm nội dung xấu, ngăn chặn các nỗ lực can thiệp bầu cử và buộc quảng cáo trở nên minh bạch.
Tuy nhiên, không thể chỉ chờ đợi các công ty tự khắc phục vấn đề của họ. Chúng ta cần những cuộc bàn luận rộng hơn về mong muốn của xã hội và áp dụng luật pháp, quy định để đạt được điều đó. Cả 4 vấn đề trên đều quan trọng, nhưng vẫn còn nhiều điều cần bàn luận.
Luật pháp kiểm soát Internet trước đây đã tạo ra một thế hệ doanh nhân với các dịch vụ thay đổi thế giới và tạo ra nhiều giá trị cho cuộc sống. Giờ đây, đã đến lúc cập nhật luật pháp để định nghĩa rõ ràng về trách nhiệm của mỗi người dùng, các công ty và cả các chính phủ trong tương lai”, ông Zuckerberg viết.
Theo Zing
Top 10 thương hiệu đắt giá nhất toàn cầu 2019
Năm 2019, Amazon vẫn duy trì thương hiệu có giá trị nhất thế giới trong Brand Finance Global 500, tăng gần 25% lên mức ấn tượng 187,9 tỷ USD, hơn 30 tỷ USD so với Apple đứng thứ 2.
Brand Finance mới công bố danh sách 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới. Trong đó, lần đầu tiên Viettel - thương hiệu Việt Nam tham gia danh sách này đạt thứ hạng 478 và mức định giá 4,316 tỷ USD.
Dẫn đầu danh sách vẫn là công ty Amazon của tỷ phú Jeff Bezos với 187,9 tỷ USD, tăng 24,6% so với năm 2018.
Vị trí thứ 2 thuộc về thương hiệu Apple với 153,6 tỷ USD. So với năm trước, gã khổng lồ Apple chỉ tăng nhẹ khoảng 5%.
Thương hiệu Google "ngậm ngùi" đứng vị trí thứ 3 với 142,7 tỷ USD, tăng 18% so với năm trước.
Gã khổng lồ phần mềm Microsoft đã có sự bứt phá ngoạn mục với việc tăng 47,4% đạt 119,5 tỷ USD để vươn lên vị trí thứ 4. Năm ngoái, Microsoft bất ngờ tụt hạng từ vị trí thứ 5 xuống thứ 7, với mức giá trị xuống chỉ còn 81,1 triệu USD và mức tăng chỉ 6%.
Vẫn đứng ở vị trí số 5 như năm ngoái nhưng năm nay giá trị của Samsung không tăng mà giảm nhẹ 1,1%, đạt mức 91,2 tỷ USD.
Hãng viễn thông AT&T tăng 5,6% giá trị, đạt mức 87 tỷ USD và xếp vị trí thứ 6.
So với năm ngoái, Facebook chỉ tăng nhẹ 8,7% và tụt xuống vị trí thứ 7. Trước đó, doanh nghiệp của tỷ phú Mark Zuckerberg đứng thứ 5.
2019 là năm thứ 3 liên tiếp ICBC (Ngân hàng Thương mại và Công nghiệp Trung Quốc) giữ vị trí thứ 10 trong danh sách thương hiệu giá trị nhất thế giới với 79,8 tỷ USD. Ngân hàng này đã có mức tăng tới 34,9%.
Giá trị của Verizon đã tăng 13,3% so với năm 2018 để đạt 71,1 tỷ USD. Ảnh: Internet.
Ngân hàng China Construction Bank đứng vị trí thứ 10 sau khi giá trị tăng 22,8%, đạt mức 69,7 tỷ USD.
Theo Brand Finance
Facebook 'xóa nhầm' một loạt bài viết của CEO Mark Zuckerberg Rất nhiều bài viết của CEO Mark Zuckerberg trên Facebook đã bị xóa, và công ty này xác nhận chính họ đã làm điều này. Facebook vừa xác nhận nhiều bài viết của CEO Mark Zuckerberg trên Facebook đã không còn do bị "xóa nhầm" vì "lỗi kỹ thuật". Đại diện của công ty này cho biết các bài viết bị xóa theo...