Mark Zuckerberg: Facebook sẽ rút khỏi dự án Libra nếu không được Mỹ chấp thuận
Facebook sẽ rút khỏi Hiệp hội Libra – dự án tiền điện tử gây tranh cãi nếu không nhận được sự chấp thuận từ các cơ quan quản lý tại Hoa Kỳ.
Đây là lời tuyên bố của Mark Zuckerberg trước Hạ Viện Hoa Kỳ ngày 23/10 vừa qua.
Trong phiên điều trần với Quốc hội Mỹ vào ngày 23/10, Mark Zuckerberg – CEO và nhà sáng lập của Facebook, đã nhắc lại cam kết của công ty về việc không phát hành đồng tiền kỹ thuật số Libra theo kế hoạch của mình cho đến khi được các nhà quản lý Mỹ “bật đèn xanh”.
“Facebook sẽ không ra mắt hệ thống thanh toán Libra ở bất cứ nơi đâu trên thế giới cho đến khi các nhà quản lý của Hoa Kỳ chấp thuận”. Zuckerberg nhấn mạnh thêm rằng Libra được tạo ra không phải để thay thế tiền tệ có chủ quyền, mà chỉ phục vụ như một hệ thống thanh toán trực tuyến.
Tuyên bố trên được đưa ra trên phiên điều trần trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính và Nhà ở tại Hạ viện – nơi các nhà lập pháp chất vấn ông chủ Facebook về các khía cạnh khác nhau xung quanh hoạt động của công ty, bao gồm Libra, thực thi dữ liệu và xử lý ngôn từ kích động thù địch trên mạng xã hội này.
Video đang HOT
Khi được hỏi về hành động của Facebook nếu Hiệp hội Libra vẫn quyết định ra mắt Libra mà không có sự đồng ý của cơ quan quản lý Mỹ, Zuckerberg trả lời: “Khi đó tôi tin rằng chúng tôi sẽ buộc phải rời khỏi hiệp hội”. Trong suốt phiên điều trần, Zuckerberg đã nhắc đi nhắc lại rằng Facebook có trụ sở tại Hoa Kỳ và coi mình là một công ty Mỹ. Vì vậy, họ sẽ tìm kiếm sự chấp thuận và tuân thủ từ các cơ quan quản lý Hoa Kỳ.
Một số nghị sỹ tỏ ra hoài nghi về tuyên bố của Zuckerberg, không tin Hiệp hội Libra có thể tồn tại mà không có sự tham gia của Facebook. Họ cũng bày tỏ lo ngại về việc Libra có trụ sở chính thức ở Thụy Sĩ, và nhấn mạnh rằng các mối lo ngại đó sẽ được giải tỏa rất nhiều nếu dự án có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Khi nhắc đến việc một số công ty lớn đã rời bỏ hiệp hội, Zuckerberg tuyên bố rằng trong tương lai chắc chắn sẽ có nhiều công ty quan tâm đến dự án và gia nhập Libra. Hiệp hội Libra ban đầu có tổng cộng 28 thành viên sáng lập. Tuy nhiên, gần đây đã có 7 công ty lớn toàn cầu quyết định rút lui khỏi hiệp hội, bao gồm PayPal, Visa, Mastercard, Stripe, eBay, Mercado Pago và Booking Holdings.
Trong bản cáo về Libra, kế hoạch ban đầu của Facebook là thu hút khoảng 100 thành viên vào nửa đầu năm 2020 – thời điểm mà Libra sẽ ra mắt. Cho đến nay, mới chỉ có Facebook là công ty duy nhất cam kết sẽ đầu tư cho dự án Libra trong số 21 thành viên sáng lập chính thức. Khi Libra được công bố vào giữa tháng 6 năm nay, Facebook cho biết mỗi thành viên sáng lập sẽ phải đầu tư tối thiểu 10 triệu USD, nhưng cho đến nay vẫn chưa có tổ chức nào cam kết sẽ đầu tư, theo báo cáo của BBC.
Theo GenK
CEO Facebook sắp điều trần trước Quốc hội Mỹ về tiền điện tử Libra
Phiên điều trần sẽ là cơ hội hiếm có để các nhà lập pháp Mỹ chĩa mũi rìu về người đứng đầu Facebook trước công chúng.
Ngày 9/10, Ủy ban Tài chính và Thuế Hạ viện Mỹ thông báo giám đốc điều hành (CEO) Mark Zuckerberg của Facebook sẽ có buổi điều trần trước ủy ban này về dự án tiền điện tử gây tranh cãi, Libra.
Phiên điều trần diễn ra vào ngày 23/10 được cho là cơ hội hiếm có để các nhà lập pháp Mỹ chĩa mũi rìu về người đứng đầu Facebook trước công chúng, tập trung làm rõ tính pháp lý và những tác động của Libra đối với các dịch vụ tài chính; các quy định về Internet trong tương lai - điều này có thể gây ra mối đe dọa cho hoạt động kinh doanh cốt lõi của Facebook.
Việc Zuckerberg sẵn sàng gặp các nhà lập pháp Mỹ cho thấy ông chấp nhận các quy định pháp lý sắp đến và muốn trở thành một phần của các cuộc thảo luận.
Phiên điều trần sắp tới được cho là cơ hội hiếm có để các nhà lập pháp Mỹ chĩa mũi rìu về người đứng đầu Facebook trước công chúng.
Những phát biểu của CEO Facebook tại phiên điều trần cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc điều tra chống độc quyền mà mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện đang phải đối mặt. Công ty này đang bị Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ điều tra về các hoạt động cạnh tranh.
Việc chấp nhận ra điều trần trước Quốc hội Mỹ của ông Zuckerberg đánh dấu một sự thay đổi. Trong một bản ghi âm cuộc họp nhân viên tháng 7 mà trang tin The Verge có được, Zuckerberg nói với các nhân viên rằng ông đã từ chối điều trần trước một số chính phủ nước ngoài bởi vì "điều đó không thực sự có ý nghĩa đối với tôi."
Liên quan đến dự án Libra, Chủ tịch Ủy ban Tài chính và Thuế Hạ viện Mỹ, hạ nghị sỹ đảng Dân chủ Maxine Waters đã từng yêu cầu Facebook tạm dừng triển khai tiền điện tử Libra trước phiên điều trần tháng 7.
Tuy nhiên, sau đó bà Waters không hài lòng với sự thiếu cam kết từ ông David Marcus, giám đốc tiền điện tử của Facebook về việc hoãn kế hoạch ra mắt tiền điện tử.
Kể từ đó, một số nhà chức trách trên thế giới đã bày tỏ lo ngại về Libra và một trong những tổ chức ủng hộ dự án ngay từ đầu là hãng thanh toán trực tuyến PayPal tuyên bố rút lui khỏi Hiệp hội Libra - một tổ chức do Facebook lập ra để giám sát dự án.
Các đối tác khác như Visa, Mastercard và Stripe cũng đang cân nhắc có động thái tương tự PayPal.
Theo VietNamPlus
Facebook kỳ vọng gì từ tiền ảo Libra? Facebook tuyên bố sẽ triển khai tiền điện tử Libra vào nửa đầu năm 2020, mang đến cơ hội tiếp cận các giao dịch trực tuyến cho hàng tỉ người trên thế giới. Mạng xã hội lớn nhất thế giới mô tả Libra như một hệ thống tài chính và tiền tệ toàn cầu, một dạng tài sản kỹ thuật số hoạt động...