Mark Zuckerberg cho rằng Apple đang tìm cách tính phí khách hàng nhiều nhất có thể
Giám đốc điều hành Meta, Mark Zuckerberg, đã chỉ trích chiến lược định giá phần cứng của Apple.
Mark Zuckerberg cho rằng Apple đang tìm cách tính phí khách hàng nhiều nhất có thể (Ảnh: Macrumors)
Giám đốc điều hành Meta, Mark Zuckerberg, đã chỉ trích chiến lược định giá của Apple khi tuyên bố rằng gã khổng lồ công nghệ thường “tính phí nhiều nhất có thể” cho phần cứng, trong khi Meta sẽ thực hiện một cách tiếp cận khác bằng cách bán các sản phẩm như headset AR / VR với giá “ hòa vốn” chỉ 1.500 USD, hoặc đôi khi là lỗ.
Trong một cuộc phỏng vấn podcast sau sự kiện ra mắt headset “ Quest Pro” mới của Meta, Zuckerberg cho biết việc các công ty phần cứng muốn kiếm lợi nhuận từ việc bán sản phẩm là điều đương nhiên, nhưng Apple tìm cách tính phí khách hàng nhiều nhất có thể. Ngược lại, Meta lại đi theo một lộ trình khác với danh mục sản phẩm phần cứng. Meta có thể không kiếm được lợi nhuận từ một số hoạt động bán hàng và thay vào đó sẽ dựa vào doanh thu do phần mềm và dịch vụ được cung cấp trong metaverse.
“Tôi nghĩ rằng mô hình kinh doanh hiện tại sẽ gây ra sự xáo trộn, trong đó mọi người thường xây dựng phần cứng và cố gắng bán nó, nếu bạn là Apple, bạn sẽ cố gắng xây dựng phần cứng, sau đó niêm yết giá cao nhất có thể. Tôi nghĩ rằng cần có ai đó tiến vào cộng đồng và nói rằng Chúng tôi sẽ tạo ra phần cứng tốt nhất trong ngành và bán nó ở mức hòa vốn, trong vài trường hợp, có lẽ chấp nhận lỗ để giúp phát triển hệ sinh thái với mô hình kinh doanh chủ yếu là dựa vào bán dịch vụ và phần mềm. Chiến thuật này theo tôi nghĩ đúng với tinh thần kết nối mọi người và đặt mọi người vào trong đó, bởi vì nếu bạn muốn xây dựng một trải nghiệm xã hội, trước tiên mọi người cần ở trong đó.”
Tuần này, Meta đã công bố Quest Pro, headset AR/VR mới nhất của hãng dành cho metaverse. Với giá 1.500 USD, Quest Pro là mẫu máy kế thừa cao cấp của Meta Quest, có thiết kế thoải mái hơn, công nghệ hiển thị tiên tiến hơn cùng cảm biến có thể đọc cảm xúc và chuyển động trên khuôn mặt của người dùng, theo Meta. Headset của Apple được đồn đại có khả năng ra mắt vào tháng 1.
Vũ trụ ảo của Mark Zuckerberg bị ghẻ lạnh
Đốt hàng tỷ USD vào metaverse, nhưng những gì Meta nhận lại là hàng loạt lời phàn nàn từ người dùng và sự hoài nghi của nhân viên trong công ty.
Video đang HOT
Khó khăn chồng chất của Horizon Worlds đang đè nặng lên vai Mark Zuckerberg. Ảnh: Wall Street Journal.
Tháng 10/2021, Facebook đã đổi tên thành Meta, thể hiện tham vọng với vũ trụ ảo metaverse của Mark Zuckerberg. Tuy nhiên, một năm đã trôi qua, hãng công nghệ vẫn đang phải vật lộn với hàng loạt vấn đề như trục trặc kỹ thuật, người dùng ngán ngẩm và tương lai bất định dù tiêu tốn hàng tỷ USD.
Trong nội bộ công ty, những sự hoài nghi cũng đang được đặt ra với tham vọng mới.
Những con số gây thất vọng
Theo Wall Street Journal, Mark Zuckerberg từng khẳng định quá trình tiến vào metaverse sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền bạc, nhưng việc tựa game thực tế ảo Horizon Worlds không đạt được như kỳ vọng đã gây cho nội bộ Meta không ít hoang mang.
Một tài liệu nội bộ chỉ ra tập đoàn công nghệ đặt mục tiêu sẽ đạt 500.000 người dùng trên Horizon Worlds vào cuối năm nay. Nhưng trên thực tế, tính đến vài tuần trước, tựa game chỉ có 280.000 người chơi. Còn ở thời điểm hiện tại, con số này còn ít hơn 200.000 người.
Hầu hết người chơi không quay lại Horizon Worlds sau một tháng thử chơi tựa game này. Trong khi đó, số người hoạt động lại liên tục giảm từ đầu năm nay.
Tựa game này tỏ ra thua kém hoàn toàn khi so sánh với các nền tảng khác như Facebook, Instagram, vốn thu hút hơn 3,5 tỷ người dùng mỗi tháng, tương đương với một nửa dân số thế giới. Còn lượng người chơi trên Horizon Worlds còn chưa bằng số dân của một thành phố nhỏ tại Mỹ.
Avatar của Mark Zuckerberg bị chê là quá xấu. Ảnh: Meta.
Horizon Worlds bao gồm những không gian ảo, giúp các ảnh đại diện (avatar) của người dùng có thể tự do mua sắm, làm việc, tiệc tùng ở đây. Nhưng chẳng mấy người xuất hiện tại các địa điểm vui chơi hay hoạt động tại Horizon.
Theo số liệu nội bộ, chỉ có 9% thế giới bên trong Horizon được ít nhất 50 người dùng ghé thăm một lần. Còn các thế giới khác hầu như chẳng có ai đến. "Một thế giới không người là một thế giới đáng buồn", tài liệu viết.
Thông thường người dùng sẽ sử dụng bộ kính thực tế ảo (VR) Meta Quest để tham gia vào Horizon, nhưng số liệu cho thấy tỷ lệ người dùng duy trì sử dụng thiết bị này đã liên tục giảm trong 3 năm qua. Trong đó, hơn một nửa thiết bị bán ra đã bị người dùng "xếp xó", không sử dụng đến suốt 6 tháng.
Chia sẻ với Wall Street Journal, Carlos Silva (41 tuổi) cho biết ông đã tham gia vào tựa game của Meta vào năm ngoái để làm quen bạn mới trong lúc giãn cách vì đại dịch. Nhưng khi chơi, ông hầu như chẳng gặp được ai.
Do đó, Silva quyết định đón xe dạo vòng quanh Horizon vào thứ tư mỗi tuần. Lúc đầu, ông thấy có khoảng 400 người đi cùng chuyến với mình nhưng sau đó con số đã giảm dần và chỉ còn ít hơn 150 người trong vài tháng trở lại đây.
Một cuộc khảo sát người dùng còn cho thấy người dùng không tìm thấy thế giới họ yêu thích hay bạn bè để chơi cùng trong Horizon. Có người còn phàn nàn rằng các avatar trong game không giống thật và chẳng có chân.
Những địa điểm vui chơi, giải trí của Meta thậm chí còn chẳng có một bóng người. Ảnh: Wall Street Journal.
Niềm tin của Meta
Phản hồi về vấn đề này, đại diện của Meta cho biết dự án này sẽ mất nhiều năm để hoàn thành và đang cải thiện từng ngày. Trong quá trình đó, ắt hẳn sẽ có nhiều ý kiến chế nhạo nhưng tập đoàn tin rằng đây sẽ là công nghệ của tương lai.
Theo Wall Street Journal, metaverse là một khởi đầu hoàn toàn mới của Meta. Do đó, hãng công nghệ đã phải đối mặt với rất nhiều áp lực trong mảng kinh doanh cùng với đó là sự chỉ trích từ người dùng.
Trong một tài liệu nội bộ của Meta có tên "AR, VR hay Metaverse: Đâu mới là nền tảng tỷ người tiếp theo?", Dare Obasanjo, quản lý mảng sản phẩm của Horizon, khẳng định rằng người dùng sẽ có thể tự do thể hiện bản thân, làm việc, giải trí cùng bạn bè trong hàng loạt thế giới ảo. Đây là điều mà đời thực không thể làm được.
Meta vừa cho ra mắt Quest Pro mới, cung cấp trải nghiệm thực tế ảo cao cấp hơn. Ảnh: Meta.
Ông cũng cho biết trong tương lai, người dùng sẽ tham gia metaverse không chỉ bằng thiết bị VR mà còn bằng máy tính, điện thoại hay kính thông minh... Tuy nhiên, Meta hiện vẫn chưa có chiến lược đầu tư vào mảng này. "Chúng ta vẫn chưa tìm ra được khoản đầu tư thích hợp cho metaverse", ông cho biết.
Tập đoàn đã hủy và dời thời gian ra mắt của nhiều sản phẩm liên quan đến vũ trụ ảo. Bên cạnh đó, nội bộ công ty cũng lục đục về chuyện biến Horizon thành một nền tảng chuyên chơi game hay mở rộng sang các kết nối xã hội khác.
Tháng trước, trong bức thư gửi đến nhân viên, Phó chủ tịch phòng phát triển metaverse Vishal Shah nói rằng Horizon vẫn còn thiếu ổn định và bị người dùng chỉ trích vì nhàm chán. Thậm chí, ngay cả những người phát triển tựa game này ở Meta cũng không thèm sử dụng nó.
Lỗi nghiêm trọng trên iOS 15 khiến iPhone khởi động lại liên tục Lỗ hổng của ứng dụng HomeKit khiến iPhone bị đơ, rơi vào vòng lặp khởi động lại mà người dùng không thể can thiệp. Theo Toms Guide, một lỗi lớn khiến iPhone và iPad rơi vào vòng lặp khởi động bất tận khi sử dụng app HomeKit của Apple vừa được công bố. Nhà nghiên cứu phát hiện ra lỗ hổng này khẳng...