Mark Rutte – Sự lựa chọn không có đối thủ cho vị trí Tổng thư ký NATO
Ông Mark Rutte, Thủ tướng Hà Lan sắp mãn nhiệm, dự kiến trở thành Tổng thư ký tiếp theo của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) sau khi nhận được sự ủng hộ của Thủ tướng Hungary.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte phát biểu tại cuộc họp báo ở Amsterdam ngày 12/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang The Guardian (Anh), Thủ tướng Hungary Viktor Orbán đã tuyên bố ủng hộ người đồng cấp Hà Lan Mark Rutte trở thành Tổng thư ký tiếp theo của NATO, dù trước đó từng phản đối.
Chiều ngày 18/6, ông Orbán đã viết trên mạng xã hội X: “Hungary sẵn sàng ủng hộ nỗ lực của Thủ tướng Rutte cho vị trí Tổng thư ký NATO”.
Nhà lãnh đạo này cũng công bố một lá thư trấn an mà ông đã nhận được từ chính trị gia người Hà Lan vào sáng cùng ngày.
Trong lá thư, ông Rutte đã viết cho ông Orbán: “Tôi đã nắm được kết quả các cuộc đàm phán giữa Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và ngài về việc NATO hỗ trợ Ukraine. Tôi hiểu rằng ngài đã nhấn mạnh rằng sẽ không có binh sĩ Hungary nào tham gia vào các hoạt động này và không có ngân sách nào của Hungary được sử dụng để hỗ trợ cho Ukraine”.
Nhà lãnh đạo Hà Lan nói thêm rằng ông sẽ tôn trọng cam kết của Hungary. Ông nhấn mạnh: “Với tư cách là tổng thư ký NATO trong tương lai, tôi sẽ hoàn toàn ủng hộ kết quả cuộc đàm phán này. Tôi mong đợi sự hợp tác trong tương lai giữa chúng ta, bất kể đó là lĩnh vực nào”.
Ngay sau đó, Tổng thư ký Stoltenberg cho biết quá trình lựa chọn người kế nhiệm ông sẽ sớm hoàn thành.
Video đang HOT
Slovakia, một thành viên NATO khác, cũng tuyên bố sẵn sàng ủng hộ ông Rutte. Điều này đã loại bỏ một rào cản lớn đối với ông Rutte để trở thành lãnh đạo của NATO. Tổng thống Slovakia Peter Pellegrini cho biết trong một cuộc họp báo: “Cộng hòa Slovakia ủng hộ Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte trở thành người đứng đầu liên minh”.
Để trở thành lãnh đạo tiếp theo của NATO, ứng viên cần sự ủng hộ của toàn bộ 32 thành viên liên minh. Với động thái Hungary và Slovakia tuyên bố ủng hộ, ứng viên còn lại duy nhất cạnh tranh chức vụ này với Thủ tướng Rutte là Tổng thống Romania Klaus Iohannis. Romania là thành viên duy nhất phản đối tư cách ứng viên của ông Rutte.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Washington ngày 18/6, Tổng thư ký NATO Stoltenberg nói: “Với thông báo của Thủ tướng Orban hôm nay, tôi nghĩ rõ ràng là chúng tôi đã tiến rất gần đến kết luận chọn ra tổng thư ký tiếp theo. Ông Rutte là một ứng cử viên rất mạnh. Ông ấy đã có nhiều kinh nghiệm làm thủ tướng. Ông ấy là một người bạn và đồng nghiệp thân thiết. Và tôi nghĩ đây là một tin tốt”.
“Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng rất sớm thôi, liên minh sẽ quyết định người kế nhiệm tôi và điều này sẽ tốt cho tất cả chúng ta, cho NATO và cả cho tôi nữa”, ông cho biết thêm.
Ông Stoltenberg đã trở thành Tổng thư ký NATO vào năm 2014. Nhiệm kỳ của ông đã được gia hạn nhiều lần sau khi liên minh không tìm được người kế nhiệm. Nhưng năm nay, sau khi ông Stoltenberg nhấn mạnh ông không thể tiếp tục tại vị lâu hơn nữa, ông Rutte đã đứng lên tranh cử và nhanh chóng nhận được sự ủng hộ từ Mỹ, Anh, Đức và Pháp.
Ông Rutte, một chính trị gia trung hữu, giữ vai trò Thủ tướng Hà Lan suốt 14 năm, đã tuyên bố sẽ từ chức cách đây một năm. Theo giới quan sát, dự kiến ông Rutte sớm được thay thế sau các cuộc đàm phán kéo dài để thành lập chính phủ Hà Lan mới. Ông còn được biết đến với biệt danh “Teflon Mark” nhờ khả năng trụ vững sau loạt vụ bê bối. Ông Rutte vẫn đang giảng dạy các môn khoa học xã hội mỗi ngày một tuần tại các trường học ở The Hague trong thời gian ông làm thủ tướng.
Tháng tới, NATO sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh thường niên tại Washington, D.C., vào thời điểm Ukraine đang tìm kiếm thêm sự hỗ trợ từ các nước phương Tây. Ông Rutte dự kiến tiếp quản vị trí người đứng đầu lNATO sau hội nghị thượng đỉnh này, nơi sẽ thảo luận về cách đảm bảo hỗ trợ quân sự lâu dài cho Ukraine.
Ngoài việc tìm cách hỗ trợ Ukraine khi quốc gia này chưa trở thành thành viên chính thức của NATO, ông Rutte có thể phải đối mặt với loạt thách thức từ ông Donald Trump, ứng viên đảng Cộng hòa và là đối thủ của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới. Ông Trump đã nhiều lần lên tiếng hoài nghi về giá trị của NATO, thậm chí còn đề cập đến việc sẽ rút Mỹ khỏi NATO nếu tái đắc cử trong bối cảnh có những lời phàn nàn về mức chi tiêu quốc phòng của các thành viên khác.
Đầu tuần này, ông Stoltenberg cho biết hơn 20 quốc gia thành viên cam kết chi 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng trong năm nay, mục tiêu ban đầu mà NATO đặt ra vào năm 2014.
Đầu năm nay, cựu Tổng thống Trump đã nói rằng ông sẽ không bảo vệ bất kỳ thành viên NATO nào vi phạm và không chi tiêu đạt mức này.
Hàng loạt nước lớn ủng hộ Thủ tướng Hà Lan làm Tổng thư ký NATO
Mỹ, Anh và Đức đã tán thành Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte làm người đứng đầu NATO thay cho ông Jens Stoltenberg khi liên minh quân sự này đang phải đối mặt với những thách thức lớn, bao gồm xung đột Nga - Ukraine.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte (phía trước, vẫy tay) và Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đương nhiệm, ông Jens Stoltenberg tại tổng hành dinh NATO vào ngày 14/6/2021. Ảnh tư liệu: AFP
Ngày 22/2, một quan chức Mỹ nói với hãng tin Reuters của Anh rằng Tổng thống Joe Biden ủng hộ mạnh mẽ việc Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte ứng cử làm Tổng thư ký tiếp theo của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), thay cho ông Jens Stoltenberg, người sẽ mãn nhiệm vào tháng 10 tới.
Vài giờ sau tờ Politico dẫn lời một quan chức Anh cho biết nước này cũng ủng hộ ông Rutte làm lãnh đạo tiếp theo của NATO.
Quan chức này nói với các nhà báo rằng Anh ủng hộ mạnh mẽ Thủ tướng Hà Lan kế nhiệm ông Jens Stoltenberg làm Tổng thư ký NATO và cho biết thêm ông Rutte được tôn trọng trong toàn liên minh, có bằng cấp về an ninh, quốc phòng.
Theo quan chức Anh, việc ông Rutte làm Tổng thư ký NATO sẽ đảm bảo rằng liên minh quân sự này vẫn mạnh mẽ và sẵn sàng cả trong phòng thủ cũng như ngăn chặn.
Về phía Đức, theo hãng tin AFP của Pháp, vào chiều 22/2, người phát ngôn chính phủ liên bang Steffen Hebestreit cho biết trên mạng xã hội X: "Thủ tướng Scholz ủng hộ việc đề cử ông Mark Rutte làm Tổng thư ký mới của NATO: Với kinh nghiệm dày dặn, chuyên môn sâu rộng về chính sách an ninh và kỹ năng ngoại giao mạnh mẽ, ông ấy là một ứng cử viên xuất sắc".
Như vậy, theo Politico, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte rõ ràng đang được các đồng minh lớn trong NATO yêu thích.
Tuyên bố của Mỹ, Anh và Đức đã gây thêm áp lực buộc các nước ở sườn phía Đông phải bớt do dự đối với ông Rutte, vốn bị chỉ trích vì đã không đưa chi tiêu quốc phòng của Hà Lan đạt mục tiêu 2% GDP mà tất cả các đồng minh NATO đã cam kết.
Ông Rutte là một trong những người đứng đầu chính phủ tại vị lâu nhất ở châu Âu, giữ chức thủ tướng từ năm 2010, hiện trong vai trò chuyển tiếp sau khi nhà lãnh đạo cực hữu Geert Wilders giành chiến thắng ấn tượng trong cuộc tổng tuyển cử Hà Lan vào tháng 11/2023.
Sau khi từ chối vị trí NATO trong những năm trước, vào tháng 10 năm ngoái, ông Rutte nói với truyền thông Hà Lan rằng điều hành liên minh quân sự là một công việc "rất thú vị" và ông sẽ cởi mở với triển vọng này.
Dự kiến, NATO sẽ công bố người kế nhiệm Stoltenberg - người đã hai lần được kéo dài nhiệm kỳ kéo dài một thập kỷ - trước hội nghị thượng đỉnh vào tháng 7 tới tại Washington (Mỹ).
Để trở thành Tổng thư ký NATO, ông Rutte cần sự ủng hộ của tất cả 31 thành viên. Tới nay, Politico dẫn nguồn tin là hai quan chức cấp cao cho biết ông Rutte đã nhận được sự ủng hộ của 2/3 các nước NATO để lãnh đạo liên minh quân sự này.
Hungary có động thái "rắn" ngay khi Ukraine nhận tin mừng từ EU Vì động thái của Hungary, EU đã không đạt được đồng thuận về gói viện trợ tài chính trị giá 50 tỷ euro dành cho Ukraine. Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã dùng quyền phủ quyết để chặn gói viện trợ của EU dành cho Ukraine. Ảnh: EPA Thủ tướng Hungary Viktor Orban ngày 15/12 thông báo đã chặn gói viện trợ trị...