Margin: “Con dao hai lưỡi”
Không thể tin, tức giận, ngao ngán…, rồi đến “chấp nhận” là những cảm xúc mà người viết ghi nhận được khi tìm hiểu tại một số công ty chứng khoán bị thiệt hại trong vụ việc cổ phiếu FTM của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân ( Fortex) bị bán giải chấp, giảm giá sàn liên tục trong gần một tháng và gần như trắng bên mua.
Trong vụ việc trên, có công ty chứng khoán thiệt hại vài chục tỷ đồng, có công ty chỉ thiệt vài tỷ đồng, có công ty may mắn hơn khi có tài sản đảm bảo không phải là cổ phiếu FTM, cũng có ngân hàng bị ảnh hưởng vì hợp đồng hợp tác 3 bên: công ty chứng khoán – ngân hàng – nhà đầu tư.
Với mỗi mức thiệt hại, mỗi công ty chứng khoán có thái độ khác nhau, đơn vị bị mất ít tiền “tặc lưỡi” chấp nhận, đơn vị mất nhiều hơn thì đeo đuổi vụ việc…
Không đơn vị nào muốn lộ danh tính lúc này. Dù vậy, hiện gần hết quý III, danh sách công ty bị ảnh hưởng sẽ sớm xuất hiện, khi các công ty phải trích lập dự phòng nợ xấu cho cổ phiếu FTM.
Như Báo ầu tư Chứng khoán đã đưa tin, ở FTM có nhiều dấu hiệu bất thường mà giới đầu tư trên thị trường cho rằng, đáng lẽ ra các công ty chứng khoán phải nhận biết được từ trước.
Cụ thể, biến động nhân sự cấp cao, sự xuất hiện của hàng loạt cổ đông lớn, thanh khoản và giá cổ phiếu tăng trong bối cảnh thị trường ảm đạm, doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, lợi nhuận quý IV/2018 giảm sâu, lợi nhuận quý I/2019 âm…
Với hiện trạng hoạt động của FTM như vậy, các công ty chứng khoán vì sao không dừng cho vay giao dịch ký quỹ (margin) ở thời điểm doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý I/2019, mà phải để đến khi có báo cáo tài chính bán niên soát xét bị lỗ và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM đưa cổ phiếu ra khỏi danh mục ký quỹ thì mới đồng loạt bán giải chấp?
Thậm chí, gần đây, một số công ty chứng khoán vẫn chưa kịp phản ứng với các thông tin trên, cổ phiếu FTM đổ đèo 4 phiên giao dịch đầu tiên trong chuỗi giảm sàn gần 1 tháng qua thì mới “tá hỏa”, các phiên sau đó mới có sự lan toả ở các công ty chứng khoán, lệnh bán giá sàn chiếm đến 50 – 60% lượng cổ phiếu lưu hành của Công ty.
Lệnh bán giải chấp chất đống, không có lệnh mua đỡ giá thì cổ phiếu “lau sàn” kéo dài là lẽ đương nhiên.
Lãnh đạo một công ty chứng khoán cho biết, đôi khi hành động của công ty (cho vay margin) bị muộn và việc doanh nghiệp thua lỗ trong một quý không hẳn là bất thường, vì có thể họ sẽ lãi trở lại trong quý sau. Nếu doanh nghiệp có một quý thua lỗ mà cắt margin cổ phiếu ngay thì trên thị trường có rất nhiều mã bị như vậy.
Giám đốc một công ty chứng khoán bị thiệt hại khác trong vụ FTM cho rằng, bán giải chấp sẽ xảy ra khi tài khoản ký quỹ rơi vào tình trạng vượt ngưỡng an toàn, lúc này lệnh bán tự động xuất hiện. Còn xét về tình hình kinh doanh, một quý âm chưa thể nói lên hết thực trạng hoạt động của doanh nghiệp.
Chưa kể, công ty chứng khoán sẽ lên danh mục cho vay ký quỹ dựa trên danh mục cho phép giao dịch ký quỹ của Sở.
Mặt khác, công ty chứng khoán chịu sức ép từ phía đội ngũ môi giới, họ kiếm được khách hàng, mang thương vụ cho vay margin về cho công ty thì cũng rất khó từ chối, vì cổ phiếu vẫn nằm trong danh mục được phép ký quỹ.
Trên thực tế, đã có nhiều công ty chứng khoán chia sẻ quan điểm về việc xây dựng danh mục cho vay ký quỹ, có công ty kiên quyết với những tiêu chí quản trị chặt chẽ, chấp nhận mất thị phần và cả sức ép, sự tức giận, thậm chí là rời bỏ công ty của một số nhân viên đưa ra thương vụ cho vay ký quỹ có mức rủi ro cao.
Có công ty chứng khoán xây dựng các tiêu chí cho vay margin “thoáng” hơn.
Video đang HOT
Nhưng tựu trung, các công ty chứng khoán đều thừa nhận, áp lực “từ chối cấp margin” khi cổ phiếu vẫn nằm trong danh mục cho phép ký quỹ của Sở giao dịch không hề hiếm gặp. Vì vậy, dù có nghiệp vụ quản trị rủi ro tốt đến mấy, cũng khó có thể tránh hết những tình huống bất ngờ, gây ra thiệt hại.
Trong khi đó, ở một công ty chứng khoán khác, có thiệt hại trong vụ FTM, lãnh đạo công ty cho biết, công ty “khá đau” và mất mát kha khá trong bối cảnh thị trường như hiện nay.
Ở công ty chứng khoán này, đội ngũ của công ty đã đi thăm trực tiếp nhà máy và đánh giá FTM là đơn vị sản xuất, có hệ thống nhà máy tốt.
Lúc niêm yết, FTM được nhìn nhận là doanh nghiệp có tiềm năng, có năng lực sản xuất lớn ở miền Bắc, được tư vấn niêm yết bởi đơn vị uy tín, báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Big 4…
Các công ty chứng khoán cũng nhìn vào đó mà tin tưởng cho vay giao dịch ký quỹ đối với cổ phiếu FTM.
Dư nợ cho vay margin tại thời điểm 30/6/2019 của các công ty chứng khoán.
Trên thị trường chứng khoán, không ít cổ phiếu từng rơi vào tình huống giảm giá bất khả kháng, có mã giảm giá mạnh từ 3x về mệnh giá, nhưng lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện vay giao dịch ký quỹ đã nhanh chóng ngồi lại, chia sẻ tình hình hoạt động kinh doanh với công ty chứng khoán, đưa ra giải pháp giảm nợ một phần và khoanh lãi, nợ.
“Khó khăn thì cùng nhau giải quyết, đừng có đi lừa nhau”, lãnh đạo một trong số hơn 10 công ty chứng khoán bị thiệt hại trong vụ FTM nói và thừa nhận, công ty đã chủ quan với các thông tin về FTM.
Một công ty chứng khoán khác cho hay, danh mục ký quỹ của họ được xây dựng dựa trên các tiêu chí riêng và FTM không lọt vào danh mục.
Nhưng trong hợp đồng hợp tác 3 bên (công ty chứng khoán – ngân hàng – khách hàng) có một danh mục được cho phép ký quỹ, ngoài danh mục của công ty chứng khoán và thường thì ngân hàng sẽ là đơn vị cấp nguồn cho danh mục đó.
Trong trường hợp này, ngân hàng cấp dịch vụ đang bị tác động, chứ không phải công ty chứng khoán.
Thực tế, dòng tiền margin luôn được thị trường coi trọng, góp phần bơm thêm tiền vào thị trường chứng khoán, giúp giao dịch sôi động hơn, nhưng ngược lại, rủi ro cũng liền kề, cho cả nhà đầu tư và công ty chứng khoán. Bán giải chấp là điều mà cả 2 bên đều không mong muốn, vì kết quả từ trước đến nay luôn mang lại thiệt hại hơn là có lợi.
Thông thường, các công ty chứng khoán sẽ có tính toán để đưa ra tỷ lệ margin an toàn, ưu tiên cấp margin cho các cổ phiếu bluechip, đầu ngành, vì dù có điều chỉnh giảm giá thì vẫn trong tỷ lệ cho phép.
Bản thân các doanh nghiệp đó có hoạt động kinh doanh tốt, nên cổ phiếu giảm cũng sẽ sớm hồi phục khi kết quả kinh doanh tốt lên.
Nhưng trên thị trường, khẩu vị đầu tư rất khác nhau, chiến lược của mỗi công ty chứng khoán cũng rất khác nhau, nên dĩ nhiên, có nhiều cổ phiếu thuộc các phân khúc khác nhau vẫn được cấp cho vay ký quỹ.
Với một công ty chứng khoán, môi giới và cho vay margin gần như là hoạt động cốt lõi của công ty.
Trên toàn thị trường, dòng tiền margin của các công ty chứng khoán biến động theo từng thời kỳ, nhưng gần đây dao động trong khoảng 40.000 – 50.000 tỷ đồng. ể đẩy mạnh thị phần, gia tăng doanh thu môi giới, thì chính sách margin cũng phải song hành.
Lãi suất margin, thủ tục vay và độ đa dạng của danh mục ký quỹ là những công cụ cạnh tranh của các công ty chứng khoán.
Trong hoạt động bơm vốn ra thị trường, nét mới gần đây là bảng xếp hạng thị phần đang được sắp xếp lại khi xuất hiện nhiều công ty chứng khoán 100% vốn ngoại như KIS, MAS, YSVN, KBVN…, vốn là những đơn vị “mạnh vì tiền”, với chi phí sử dụng vốn rẻ hơn hẳn so với các công ty chứng khoán trong nước.
Cho vay margin mang lại lợi nhuận đáng kể cho các công ty chứng khoán, nhưng cũng để lại những rủi ro không nhỏ nếu dòng tiền vay bị trục lợi trên nền cổ phiếu yếu được sử dụng làm tài sản cầm cố.
Vụ việc FTM chưa có hồi kết, nhưng nếu các công ty chứng khoán cùng mất trong vụ này thì đây là bài học không nhỏ cho thấy, không ít công ty có khoảng hở trong công tác quản trị rủi ro.
Phan Hằng
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
'Soi' sức khỏe công ty có cổ phiếu nằm sàn 26 phiên liên tiếp
Mã cổ phiếu FTM của Công ty Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Fortex) giảm sàn 26 phiên liên tiếp, khiến nhiều người đặt câu hỏi về sức khoẻ của doanh nghiệp này.
Ngày giao dịch 20/9, mã chứng khoán FTM của Fortex giảm hết biên độ còn 3.710 đồng/cổ phiếu - mức thấp nhất từ khi lên sàn. Đây cũng là phiên giảm sàn liên tiếp thứ 26 của cổ phiếu này. Tính từ ngày 15/8, mã FTM đã mất 18.290 đồng mỗi cổ phiếu. Vốn hóa thị trường FTM cũng xuống dưới 200 tỷ đồng, giảm gần 95% so với thời điểm đầu tháng 8/2019.
Đợt giảm sàn liên tiếp của cổ phiếu FTM có thể kể đến một số nguyên nhân: cổ phiếu bị thao túng giá, trước chuỗi giảm sàn liên tiếp là đợt tăng giá mạnh, cổ phiếu đầu cơ hết hạn mức vay margin tại nhiều công ty chứng khoán, bất ngờ bị một hoặt một số công ty chứng khoán giảm tỷ lệ margin, báo cáo tài chính sau soát xét/kiểm toán có thay đổi nghiêm trọng về kết quả kinh doanh như chuyển từ lãi sang lỗ nặng, doanh nghiệp gặp sự cố gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh.
Cổ phiếu FTM giảm sàn 26 phiên liên tiếp.
Theo nhận định, chuỗi lao dốc của cổ phiếu FTM phần lớn do bị cắt margin (dịch vụ cho phép NĐT vay tiền để mua số lượng cổ phiếu có giá trị lớn hơn giá trị tài sản ròng của NĐT có trong tài khoản chứng khoán). Ngày 16/8/2019, HoSE thông báo đưa cổ phiếu FTM vào danh sách cổ phiếu không được giao dịch ký quỹ do lợi nhuận sau thuế trên BCTC soát xét 6 tháng năm 2019 là số âm. Kết quả kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2019 Fortex đạt 450 tỷ đồng doanh thu, giảm 24% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế ghi âm 31 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn lãi 27,5 tỷ đồng.
Cùng với kết quả kinh doanh lỗ, các công ty chứng khoán đã cắt margin cổ phiếu FTM khiến tình trạng cổ phiếu FTM bị chất lệnh bán sàn. Bên cạnh đó, hàng loạt cổ đông đang tháo chạy. Mới đây nhất, ngày 23/7/2019, một cổ đông lớn đã bán hơn 1,76 triệu cổ phiếu, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống còn 2,63 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 5,26%).
FTM niêm yết ngày 6/2/2017, giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên là 16.000 đồng/cổ phiếu và không có quá nhiều biến động trong gần 2 năm sau đó.
Tuy nhiên, đến tháng 11/2018, nhiều cổ đông lớn mới xuất hiện, gom mua mạnh cổ phiếu FTM, có thể kể đến các cổ đông như: Lâm Văn ỉnh, Phạm ình Giá, Nguyễn Chí Cường, Lê Quốc Quân, Nguyễn Thanh Hà...
Diễn biến giá cổ phiếu FTM bắt đầu có biến động mạnh từ tháng 2 đến cuối tháng 7/2019, từ 15.000 đồng/cổ phiếu lên 23.800 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch bình quân đạt hơn 1 triệu đơn vị/phiên.
áng chú ý, thời điểm cổ phiếu FTM tăng giá không gắn với bất kỳ thông tin tích cực nào về kết quả kinh doanh của công ty, mà ngược lại, xuất hiện những thông tin tiêu cực tác động đến ngành sợi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty này, 2 quý đầu năm nay đã liên tục ghi nhận mức lợi nhuận âm. Tồn kho quý I là 138 tỷ đồng, quý II tăng vọt lên 367,6 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2019, Fortex đạt 450 tỷ đồng doanh thu, giảm 24% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế ghi âm 31 tỷ đồng.
Lý giải về kết quả kinh doanh này, Fortex cho rằng, ngành sợi đang gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp trong ngành vẫn phải "thắt lưng buộc bụng" với kết quả không mấy khả quan. Triển vọng ngành vẫn rất khó dự báo trước những biến động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Dưới ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, sản lượng tiêu thụ nửa đầu năm giảm 27% so với cùng kỳ năm trước, giá bán sợi cũng giảm trung bình 15%. Do đó, doanh thu công ty bị sụt giảm mạnh. Ngược lại, giá bông nguyên liệu đầu vào giảm không đáng kể dẫn đến việc công ty bị lỗ 31 tỷ đồng.
Lãnh đạo Fortex cho rằng kết quả kinh doanh không như kỳ vọng khiến một số nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu lo ngại và bán số lượng lớn ra thị trường.
Liên quan đến việc giảm sàn liên tiếp của cổ phiếu FTM, mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa phát đi thông báo cho biết, cơ quan quản lý đã nắm được thông tin liên quan tới diễn biến cổ phiếu FTM.
Theo đó, UBCKNN, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) và các đơn vị chức năng liên quan đang tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật để xác minh, làm rõ thông tin. Do sự việc mới đang trong quá trình triển khai nên chưa có thông tin chi tiết, cụ thể, nên khi có thông tin chính xác sẽ cung cấp kịp thời, đầy đủ tới các cơ quan thông tấn, báo chí theo quy định.
"Đây là sự việc nhận được sự quan tâm của thị trường và dư luận, do đó, lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã quán triệt tinh thần với các đơn vị chuyên môn là tiến hành một cách nghiêm túc, cẩn trọng, tuân thủ các quy định pháp luật và xử lý nghiêm nếu phát hiện các sai phạm. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước rất mong muốn nhận được sự phối hợp của các cơ quan thông tấn, báo chí để truyền thông chính xác, kịp thời, minh bạch tới nhà đầu tư và thị trường", thông báo cho biết.
Theo thống kê, đến nay đã có 11 công ty chứng khoán và 1 ngân hàng bị thiệt hại trước diễn biến của cổ phiếu FTM, ước tính tổng giá trị thiệt hại lên tới 200 tỷ đồng.
Tình hình tại Fortex ngày càng thêm rối ren khi Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hoàng Giang - người thay thế ông Lê Mạnh Thường đã từ nhiệm chức vụ Chủ tịch ngày 16/9 vừa qua.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Fortex) là 1 trong những nhà sản xuất sợi cotton hàng đầu Việt Nam, có năng lực sản xuất lớn nhất miền Bắc. Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất sợi; Sản xuất vải dệt thoi; Hoàn thiện sản phẩm dệt; Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác...
NGỌC VY
Theo Vtc.vn
"Ngấm đòn" chiến tranh thương mại, DN có cổ phiếu giảm sàn 16 phiên liên tiếp Đã 16 phiên liên tiếp, tính từ ngày 15/08 đến phiên giao dịch thứ sáu vừa qua (06/09/2019), cổ phiếu FTM của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Fortex) chỉ có giảm sàn và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Nguyên nhân nào khiến cổ phiếu của doanh nghiệp này liên tục giảm như vậy? Nếu tính...