Mảnh vỡ tàu vũ trụ SpaceX lao xuống nước Úc?
Những mảnh vỡ dường như được tàu vũ trụ Dragon của hãng SpaceX (Mỹ) chủ ý vứt ra đã được tìm thấy tại vùng đồi núi Úc.
Mảnh vỡ nghi do tàu vũ trụ Dragon vứt bỏ đã rơi xuống nước Úc ẢNH CHỤP MÀN HÌNH ASTRAHERALD
Đài CNN ngày 4.8 đưa tin những mảnh vỡ rác không gian được tìm thấy ở những khu đất nông nghiệp tại vùng đồi núi nước Úc và Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) xác nhận ít nhất một mảnh vỡ “dường như” của tàu vũ trụ Dragon.
Tàu vũ trụ Dragon của hãng SpaceX (Mỹ) dường như đã chủ ý vứt bỏ mảnh vỡ khi quay lại bầu khí quyển trái đất vào năm ngoái. SpaceX chưa phản hồi đề nghị đưa ra bình luận.
Truyền thông Úc đưa tin ít nhất 3 mảnh vỡ đã được tìm thấy tại vùng đồi núi gần mũi cực nam Úc.
Theo NASA, một mảnh vỡ dường như của tàu Dragon, với chức năng cấp điện và các dịch vụ cần thiết khác cho khoang chính khi tàu ở trên quỹ đạo.Tuy nhiên, bộ phận này đã bị vứt bỏ khi tàu đi qua tầng khí quyển cao.
SpaceX vận hành 2 loại tàu Dragon, gồm 1 loại chuyên đưa thực phẩm và thiết bị nghiên cứu cùng những đồ tiếp tế khác lên Trạm Không gian quốc tế (ISS), và một loại Crew Dragon chở theo các phi hành gia.
Mảnh vỡ của tàu Dragon tìm thấy ở Úc dường như thuộc về tàu vũ trụ chở theo 4 phi hành gia từ ISS trở về mặt đất hôm 2.5.2021, theo NASA.
Những mảnh vỡ ban đầu được những chuyên gia thuộc Cơ quan Không gian Úc xác định. Cơ quan này chưa đưa ra bình luận. Thông thường, những mảnh vỡ như thế được vứt xuống đại dương, nhưng đôi khi cũng rơi trên cạn.
Những mảnh vỡ nghi là từ tên lửa đẩy Trường Chinh 5B của Trung Quốc rơi xuống Trái Đất hôm 30.7 đã được tìm thấy ở Malaysia và Indonesia.
Báo The Star của Malaysia đưa tin một chiếc vòng kim loại bị cháy có đường kính khoảng 5 mét đã được tìm thấy vào ngày 31.7 ở Kalimantan, Indonesia.
Ông Jonathan McDowell, một nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian (Mỹ), cho biết nhiều mảnh vỡ rơi xuống Kalimantan, Indonesia và Sarawak, Malaysia (cả hai đều nằm trên đảo Borneo). Không có báo cáo nào về tai nạn hoặc thiệt hại về tài sản.
Tên lửa Trường Chinh 5B được Trung Quốc dùng để phóng mô đun Vấn Thiên lên không gian để xây trạm không gian Thiên Cung vào hôm 24.7. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, phần còn lại của tên lửa Trường Chinh 5B đã quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất một cách không kiểm soát vào ngày 30.7.
Lãnh đạo Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson đã chỉ trích Trung Quốc vì việc không chia sẻ thông tin tên lửa rơi là hành vi vô trách nhiệm và gây nguy cơ. Tuy nhiên, Trung Quốc tuyên bố nước này theo dõi chặt chẽ quá trình các mảnh vỡ quay lại Trái Đất và việc này ít gây ra rủi ro.
Ngoạn mục cảnh tượng trực thăng 'tóm' lấy tên lửa đẩy trên không
Rocket Lab, trụ sở tại Long Beach (bang California, Mỹ), đã thử nghiệm thành công việc sử dụng trực thăng thu hồi tên lửa đẩy trên không, với mục tiêu tái sử dụng nhiều lần tên lửa cho các sứ mệnh không gian khác nhau.
Ảnh chụp thời khắc trực thăng thu hồi tên lửa đẩy của Rocket Lab sau khi phóng REUTERS
Đài CNBC ngày 4.5 dẫn lời ông Peter Beck, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Rocket Lab, thông báo về vụ thử nghiệm thu hồi tên lửa đẩy Electron bằng trực thăng.
Sau khi rời khỏi bệ phóng ở New Zealand vào 10 giờ 50 ngày 2.5 (giờ địa phương), tên lửa Electron đưa 34 vệ tinh lên quỹ đạo trái đất. Kế đến, tên lửa rơi trở lại khí quyển địa cầu và nhờ vào hệ thống dù bung để giảm tốc độ rơi.
Vào thời điểm tên lửa rơi xuống độ cao bên trên bầu trời Nam Thái Bình Dương, ở vị trí ngoài khơi New Zealand, Rocket Lab triển khai trực thăng mang theo sợi dây cáp dài để "tóm lấy" dù đang mang theo tên lửa đẩy. Với sự hỗ trợ của trực thăng, tên lửa đẩy đáp xuống biển an toàn trước khi được tàu trục vớt thu hồi.
Cách thu hồi tên lửa đẩy của Rocket Lab khác với phương pháp được SpaceX của tỉ phú Elon Musk áp dụng. Tên lửa của SpaceX được thiết kế để tự đáp lên bục chỉ định sẵn sau khi phóng.
Ông Beck tiết lộ tên lửa đẩy Electron chiếm từ 70% đến 80% trên tổng chi phí của toàn bộ cuộc hành trình. Việc tái sử dụng bộ phận này cho phép giảm chi phí sau mỗi lần phóng.
Sự thật choáng về sinh vật định cư Mặt Trăng nhờ 'đi lậu vé' tàu vũ trụ Tàu vũ trụ của con người không phải là "nạn nhân" đầu tiên của những "quái vật bất tử". Chúng vẫn thường xuyên "đi lậu vé" những sinh vật Trái Đất khác khi cần di chuyển xa. Phát hiện mới về hiểm họa khi con người du hành vũ trụNASA tung tàu vũ trụ săn sự sống đến 'hành tinh băng' y hệt...