‘Mánh’ tiếp viên hàng không Mỹ lợi dụng đặc quyền để buôn lậu ma túy
Tiếp viên hàng không của Mỹ thường được ưu tiên đi qua cổng an ninh mà không cần soi chiếu, nhưng nhiều người đã lợi dụng đặc quyền này để lén lút vận chuyển ma tuy và chất cấm.
Theo New York Post, vào tháng 10/2022, nữ tiếp viên hàng không Terese White của hãng Mesa Airlines đã bị bắt giữ vì buôn lậu 1,5kg fentanyl (chất gây nghiện mạnh gấp 50 lần heroin). Cáo trạng của tòa án nêu rõ, nữ tiếp viên 41 tuổi “đã sử dụng đặc quyền của tiếp viên hàng không như một phương tiện để buôn lậu ma túy”.
Các công tố viên cho biết, bà White đã cố gắng sử dụng thẻ thành viên phi hành đoàn (KCM) để đi qua cổng an ninh mà không bị kiểm tra. Thông thường, nữ tiếp viên này có thể thuận lợi đi qua cổng an ninh, nhưng trong ngày bị bắt giữ, nhân viên an ninh bất ngờ yêu cầu bà White sử dụng lối đi thông thường dành cho tất cả mọi hành khách.
Nữ tiếp viên hàng không Terese White của hãng Mesa Airlines bị bắt vì buôn lậu ma túy. Ảnh: SOPA
Được biết, nữ tiếp viên 41 tuổi được chọn ngẫu nhiên để kiểm tra an ninh, đây là một thủ tục định kỳ của sân bay địa phương. Khi được yêu cầu đi qua máy quét toàn thân, bà White đã tỏ ra lo lắng và run rẩy. Nhận thấy sự bất thường, các nhân viên an ninh đã yêu cầu người phụ nữ này vào phòng riêng để kiểm tra. Tại đây, các nhân viên an ninh đã phát hiện 1,5kg fentanyl được quấn quanh bụng của tiếp viên này.
Ban đầu, nữ tiếp viên nói rằng đó chỉ là “một gói thủy ngân để giảm cân”, nhưng cuối cùng đã nhận tội vào tháng 12/2022. Mức án cao nhất mà tiếp viên này có thể nhận là 20 năm tù.
Nhận định về vụ việc trên, Luật sư Dennis Ring nói với New York Post rằng hiện tượng này là phổ biến trong giới tiếp viên hàng không.
Tiếp viên hàng không của Mỹ thường được đi qua cửa an ninh mà không cần soi chiếu. Ảnh: Bloomberg
“Nhiều tiếp viên nhận thấy các biện pháp an ninh ưu tiên với thành viên tổ bay là một cơ hội để làm giàu bất hợp pháp. Sau khi nhận tiền công hậu hĩnh từ các tổ chức buôn lậu ma túy, họ đã dùng đặc quyền của mình để vận chuyển chất cấm đi khắp nước Mỹ”, ông Ring cho biết.
Cũng theo luật sư Ring, hơn 50% các tiếp viên hàng không vận chuyển hoặc buôn lậu ma túy thường không nhận thức được mức độ nghiêm trọng của những gì họ làm. Đây được coi là lý do chính khiến các tổ chức ma túy thích thuê tiếp viên hàng không để vận chuyển chất cấm.
“Họ không biết rằng mình đã vi phạm luật pháp liên bang, họ thậm chí còn không đặt nhiều câu hỏi”, ông Ring nói thêm.
Theo một cựu tiếp viên giấu tên, một số đồng nghiệp của cô đã từng trở về từ Mexico với rất nhiều loại ma túy như Ritalin, Xanax và Adderall. Chia sẻ với New York Post, cựu tiếp viên này cho rằng việc bà White bị bắt là “ngẫu nhiên” và các biện pháp an ninh với tổ bay tại Mỹ vẫn còn nhiều lỗ hổng.
“Việc bà White bị chọn để kiểm tra là hoàn toàn tình cờ. Bên cạnh đó, nếu gói ma túy được đặt trong vali thay vì quấn quanh người, bà ấy có thể đã không bị bắt”, cựu tiếp viên hàng không nhận xét.
Không tặc vụ khủng bố 11.9 từng nhắm tới chiếc máy bay thứ 5?
Cơ trưởng chuyến bay 23 của United Airlines dự kiến cất cánh vào sáng 11.9.2001 tin rằng chiếc máy bay của ông có thể là một phần của cuộc tấn công khủng bố kinh hoàng khi đó.
"Có khả năng cao là ai đó đang âm mưu sử dụng máy bay của chúng tôi làm vũ khí hủy diệt hàng loạt", phi công Tom Mannello nói trong phim tài liệu của trang TMZ có tựa đề: "TMZ Investigates: 9/11: The Fifth Plane" (tạm dịch: TMZ điều tra: Vụ 11.9: Máy bay thứ 5", được chiếu vào 21 giờ ngày 20.3 (giờ Mỹ), theo báo New York Post.
TMZ cho hay họ đã dành 6 tháng để điều tra "các hoạt động đáng ngờ và đáng báo động" trên chiếc Boeing 767 thực hiện chuyến bay 23 của United Airlines, dự kiến rời sân bay JFK ở thành phố New York để đến Los Angeles vào lúc 9 giờ sáng 11.9.2001.
Ông Mannello cho hay hai con dao đa dụng đã được tìm thấy trong túi ghế khoang hạng nhất của chiếc máy bay đậu bên cạnh chiếc Boeing 767 và ông tin rằng hai con dao đó được dành cho máy bay của ông nhưng lại được đặt nhầm trên máy bay khác.
Chuyến bay 23 của United Airlines có thể là chiếc máy bay thứ năm bị sử dụng trong cuộc tấn công khủng bố ngày 11.9.2001, theo phim tài liệu của TMZ
Chụp màn hình New York Post
Trong chương trình đặc biệt kéo dài một giờ, các tiếp viên trên chiếc máy bay Boeing 767 ngày hôm đó chia sẻ những nghi ngờ của họ về 4 hành khách ở khoang hạng nhất, gồm hai người đàn ông, một đứa trẻ, một người đội khăn trùm đầu mà phi hành đoàn tin rằng đó là một người đàn ông giả làm phụ nữ, và một người đàn ông toát mồ hôi ở khoang hạng thương gia.
"Thật kỳ lạ vì lúc đó là 8 giờ sáng và dù sao thì máy bay cũng lạnh, nhưng đó là một buổi sáng mát mẻ", tiếp viên hàng không Sandy Thorngren của chuyến bay 23 nói về người đàn ông được cho là đổ mồ hôi.
Phi hành đoàn báo cáo rằng họ đã phải lấy đĩa trái cây cho 4 hành khách nói trên vì họ nói không ăn thịt, gây ra một cuộc tranh cãi giữa hành khách và tiếp viên khoang hạng nhất, một phụ nữ được xác định trong bộ phim tài liệu là "Deborah".
"Tôi có thể nghe thấy họ nói "Chúng tôi không muốn ăn, chúng tôi không cần thức ăn. Chúng tôi muốn cất cánh. Chúng tôi không cần thức ăn. Chúng tôi chỉ muốn đi thôi", bà Thorngren nói về 4 hành khách ở khoang hạng nhất.
Tiếp viên hàng không Sandy Thorngren trên chuyến bay 23 của United Airlines
Chụp màn hình New York Post
Ông Mannello cho hay ông lái máy bay về phía đường băng mà không biết chuyện gì đang diễn ra ở quận Manhattan vào thời điểm đó. Tuy nhiên, ông đã không được phép cho máy bay cất cánh vì đơn vị kiểm soát không lưu đã ra lệnh cho tất cả các chuyến bay quay trở lại cổng để sơ tán hàng loạt.
Vụ tấn công khủng bố ngày 11.9.2001 đã cướp đi sinh mạng của 2.996 người, trong đó có 19 tên không tặc trên 4 chuyến bay.
Chuyến bay 11 của American Airlines từ Boston đến Los Angeles đâm vào Tháp Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới lúc 8 giờ 46 phút sáng 11.9.2001 và chuyến bay 175 của United Airlines, cũng từ Boston đến Los Angeles, đâm vào Tháp Nam của Trung tâm Thương mại Thế giới chưa đầy 20 phút sau đó.
Chuyến bay 77 của American Airlines, từ Washington D.C, đâm vào Lầu Năm Góc lúc 9 giờ 37 phút, trong khi chuyến bay 93 của United Airlines, từ Newark đến San Francisco, rơi xuống cánh đồng ở Pennsylvania, có khả năng đang trên đường đến Điện Capitol hoặc Nhà Trắng.
Các vụ khủng bố diễn ra vào ngày 11.9.2001 đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người và làm thay đổi cuộc chiến chống khủng bố của phương Tây. Ảnh Reuters
Phi hành đoàn của chuyến bay 23 tin rằng họ có thể đã phải chịu số phận tương tự. "Tôi chắc chắn rằng chuyến bay 23 từ JFK đến LAX 9 (sân bay quốc tế Los Angeles) là chuyến bay thứ năm. Và đó là điều khiến tôi sợ hãi, ám ảnh cho đến tận bây giờ", bà Thorngren nói trong phim tài liệu.
Cũng theo TMZ, 20 phút sau khi hành khách và các thành viên phi hành đoàn rời chuyến bay 23 và máy bay đã bị đóng cửa, những người ở dưới đất đã nhìn thấy hai người mặc đồng phục chạy trong khoang hành khách. Khi đến điều tra, giới chức phát hiện một cửa sập trên sàn đã mở. Cửa này dẫn từ cabin xuống thân máy bay.
Ông Mannello tin rằng hai người nói trên có thể đang tìm kiếm con dao đa dụng mà đã được tìm thấy trên chiếc máy bay bên cạnh.
Nữ phi công không quân Mỹ hồi tưởng "phi vụ tự sát" ngăn chặn máy bay bị không tặc ngày 11.9
FBI đã phỏng vấn các tiếp viên hàng không vào cuối ngày hôm đó và yêu cầu họ xem liệu có thể xác định được 4 hành khách khoang hạng nhất có hành vi khiến họ nghi ngờ hay không, theo TMZ. Không có vụ bắt giữ nào được báo cáo. FBI đã từ chối bình luận về vụ việc với New York Post.
Sau khi phỏng vấn 1.200 người và xem xét 2,5 triệu trang tài liệu, Ủy ban 11.9 đã công bố một báo cáo dài gần 600 trang về vụ tấn công 11.9.2001 vào năm 2004. Chuyến bay 23 không có trong tài liệu đó, theo New York Post.
Mỹ và hơn 20 quốc gia 'thân thiện' diễn tập tăng cường an ninh biên giới 4.000 binh sĩ từ Jordan, Mỹ và hơn 20 quốc gia "thân thiện" đang tham gia cuộc diễn tập quân sự kéo dài 11 ngày. Các binh sĩ tham gia cuộc tập trận chung Mỹ - Jordan mang tên "Eager Lion" tại vùng Vịnh Aqaba, Jordan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, truyền thông khu vực ngày 4/9...