Manh mối mới về kho báu khổng lồ đầy vàng ròng dưới đáy hồ
Liệu lần trục vớt sắp tới có thu được những rương vàng chứa đầy vàng thỏi hay không?
“Dưới đáy hồ Toplitz (Áo) có chứa đầy vàng”, đó chính là phát ngôn mới của nhà khảo cổ Scott dựa trên kho tài liệu ở Berlin và Washington.
Từ năm 1943, hồ Toplitz được phát xít Đức chọn làm nơi xây dựng căn cứ thực nghiệm hải quân.
Nằm ở vùng rừng núi hẻo lánh Alps miền Tây nước Áo, có độ sâu trên 100m, bao bọc xung quanh bởi các vách núi cheo leo và rừng rậm, hồ Toplitz được biết đến như vùng hồ chết thiếu oxy khiến không một sinh vật nào có thể sống nổi.
Nơi đây chính là vùng hiểm mà Đức quốc xã đã dùng làm căn cứ thử nghiệm các loại chất nổ, nơi rừng thiêng nước độc trở thành một trong những thành lũy cuối cùng phát xít Đức có thể trốn lánh.
Về sau, rất nhiều nhân chứng kể rằng họ trông thấy lính quốc xã đã dùng xe quân sự và xe ngựa chuyển các thùng lớn bằng kim loại tới hồ Toplitz.
Thậm chí, một nhân chứng còn xác nhận đã chính mắt nhìn thấy Kaltenbrunner, chỉ huy phòng an ninh của Đức Quốc xã đã vứt cả số lượng lớn châu báu xuống hồ trước khi chạy trốn tới Berlin.
Năm 1946, Kaltenbrunner bị xử tử nên bí mật về kho báu của Hitler cũng bị chôn vùi.
Trong những thùng kim loại ấy là một bí mật!
Hàng triệu bảng Anh tiền giả cùng với máy in và mọi thứ liên quan được thả xuống đáy hồ Toplitz.
Không dừng lại ở đó, những thùng vàng thỏi cứ thế chìm dưới đáy hồ với cả ngàn bao tải ngọc ngà châu báu quý giá, trong đó có kim cương, hồng ngọc mà chúng đã cướp bóc được từ nhiều quốc gia trên khắp châu Âu, và cả những tài liệu ghi chú nơi giấu tài sản tịch thu của người Do Thái.
Cuộc đổ bộ tìm kho báu đã bắt đầu.
Hàng chục năm trôi qua, những tay săn vàng đổ xô tới hồ Toplitz với mong muốn trở thành chủ nhân của khối tài sản cả tỷ đô ấy, mặc cho những cạm bẫy chết chóc dưới đấy hồ bủa vây.
Các kế hoạch được định sẵn, thậm chí những tin đồn về một bản đồ cất giữ hàng tấn vàng ròng được lưu truyền.
Năm 1959, đến lượt người Đức vào cuộc, lần này có vẻ họ may mắn hơn khi tìm được một máy in cùng với các thùng chứa 72 triệu bảng Anh giả.
Năm 1963, một cựu sĩ quan S.S dẫn thợ lặn tới thăm dò bất hợp pháp và người thợ lặn đó đã chết đuối.
Sau đó, chính phủ Áo buộc phải ra quyết định cấm thám hiểm tự phát ở hồ Toplitz.
Năm 2005, mọi thông tin về kho báu là một ẩn số. Các công nghệ tiên tiến đều hỏng hóc mỗi khi phát ra tín hiệu tìm thấy kim loại lạ,nếu xuống quá sâu, nó sẽ bị bùn che mất tầm nhìn, hoặc thậm chí mắc kẹt dưới đó.
Một số chuyên gia cho rằng vàng rất nặng nên có thể đã chìm sâu trong lớp bùn bên dưới đáy hồ và bị che phủ bởi lớp cây gỗ dày, khó phát hiện, nếu phát hiện cũng khó trục vớt.
Liệu lần trục vớt tới, đoàn nghiên cứu sẽ tìm thấy điều gì?
Bí ẩn tung tích tráp Hoàng gia Ba Lan cực giá trị
Szkatua Królewska - tráp Hoàng gia Ba Lan - là một kho báu cực giá trị được tạo ra vào năm 1800. Trong Thế chiến II, phát xít Đức xâm lược Ba Lan và lấy đi báu vật này. Kể từ đó, không ai biết tráp Hoàng gia Ba Lan ở nơi nào.
Tráp Hoàng gia Ba Lan Szkatua Królewska do nữ quý tộc người Ba Lan Szkatua Królewska tạo ra vào năm 1800.
Nữ quý tộc Królewska tạo ra kho báu để lưu giữ những bảo vật quý giá của hoàng tộc Ba Lan qua các thế hệ.
Theo một số tài liệu, tráp Hoàng gia Ba Lan chứa 73 bảo vật cực giá trị như những món đồ trang sức từng được nhà vua, nữ hoàng Ba Lan sử dụng.
Các nhà nghiên cứu cho hay trong chiếc tráp trên có: đồng hồ vàng của vua Stanisaw I Leszczyski, một cây thánh giá bằng vàng và đỏ của vua Sigismund I, đồng hồ vàng của Nữ hoàng Marie Casimire Louise de La Grange d', một chuỗi tràng hạt bằng bạc của Nữ hoàng Maria Karolina Zofia Felicja Leszczyska.
Với những báu vật này, tráp Hoàng gia Ba Lan có giá trị "khủng" mà con người khó có thể đo đếm được. Tráp Hoàng gia Ba Lan được đặt trong bảo tàng hoàng gia tại Đền thờ Sybil trước khi đem đến ở Krakow.
Khi Thế chiến 2 nổ ra, phát xít Đức tổ chức xâm lược Ba Lan năm 1939.
Để tránh tráp việc tráp Hoàng gia Ba Lan rơi vào tay Đức quốc xã, giới chức nước này quyết định chuyển kho báu trên đến Bảo tàng gia đình Czartorsky ở thị trấn Sieniawa.
Tuy nhiên, binh sĩ Wehrmach của Đức quốc xã vẫn tìm thấy tráp Hoàng gia Ba Lan khi chiếm đóng nước này.
Theo đó, Đức quốc xã mang tráp Hoàng gia Ba Lan đi. Không ai biết chính quyền Hitler đã làm gì với kho báu này. Ngay cả khi Thế chiến 2 kết thúc đến nay, tung tích của tráp Hoàng gia Ba Lan vẫn là một ẩn số khó giải.
Chính vì vậy, trong những năm qua, giới chức trách và thợ săn kho báu nỗ lực tìm kiếm tráp Hoàng gia Ba Lan với hy vọng sẽ sớm tìm thấy nó.
Mời độc giả xem video: Tìm ra vị trí kho báu 4.000 tấn vàng tại núi Tàu. Nguồn: VTC14.
Người đàn ông thừa kế kho báu huyền thoại 100kg vàng khi dọn dẹp nhà hoang Trong lúc dọn dẹp ngôi nhà, người đàn ông ngỡ ngàng nhìn thấy những thỏi vàng ròng với khối lượng lên tới 100kg. Không thể tưởng tượng nổi được một ngày nào đó, những thỏi vàng ròng lấp lánh đập vào mắt bạn ở một ngôi nhà hoang. Và người may mắn đó chính là O. - một người đàn ông Pháp giấu...