Mánh khóe mua bán tên miền
Thị trường tên miền vẫn “ nóng” lên từng ngày kèm theo đó là những mánh khóe mới trên “lãnh địa” mua bán tên miền. Điều đó buộc chúng ta phải có cái nhìn nghiêm túc để tránh thả nổi thứ được đánh giá là tài nguyên quốc gia.
Mua dễ, mục đích sử dụng không rõ ràng
Hiện nay, giá tên miền trên thị trường Việt Nam vẫn được đánh giá là… rẻ! 5, 7 năm trước nhiều người coi đầu tư tên miền là “điên rồ”, là “tung tiền lên trời” thì nay điều đó đã thay đổi. Có thời điểm “gom” tên miền để kinh doanh là một thứ “mốt”, xu hướng đó khiến các nhà đăng ký tên miền không ngừng phát triển hệ thống giúp người mua thật dễ dàng để sở hữu một hoặc nhiều tên miền.
Mua dễ, nuôi rẻ – vì vậy không lạ khi 1 người có thể sở hữu đến hàng nghìn tên miền với mức phí duy trì chỉ vài trăm nghìn/năm. Tuy nhiên, mục đích sử dụng lại không rõ ràng… Trên thị trường tên miền, có lẽ vụ việc của “ông trùm tên miền” Nguyễn Trọng Khoa là một ví dụ điển hình của việc đầu cơ cả nghìn tên miền không nhằm vào mục đích sử dụng mà để “uy hiếp” các công ty, doanh nghiệp.
Và Nguyễn Trọng Khoa đã được Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về công nghệ cao, Bộ Công an mời đến để làm rõ việc ông bị tố cáo có hành vi cưỡng đoạt tài sản và truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Đầu tiên chính là việc “ông lớn” Trung Nguyên không chịu mua tên miền, “ông trùm” Khoa quyết “chơi” Trung Nguyên bằng cách trỏ thẳng tên miền này sang Starbuck – đối thủ lớn nhất, cạnh tranh trực tiếp với Trung Nguyên. Nạn nhân tiếp theo lần lượt là Sohanews, Eurowindows… – tuy nhiên, trái với mong muốn khi ra giá tới cả tỷ đồng để các nạn nhân rút hầu bao bảo vệ tên miền của mình thì Khoa chỉ nhận được những lời từ chối.
Video đang HOT
Khi nạn nhân không chịu “bảo vệ”, Khoa đã chỉ dẫn toàn bộ những tên miền này kết nối sang những trang web có nội dung đồi trụy hoặc về trang của những đối thủ cạnh trạnh trực tiếp như trường hợp của Trung Nguyên… Nguyễn Trọng Khoa là một ví dụ điển hình nhất của việc sở hữu cả nghìn tên miền với mục đích sử dụng không rõ ràng; cảnh báo về những lỗ hổng trong việc bảo vệ thương hiệu thông qua tên miền.
Hàng loạt những “ông lớn” bị “nẫng” mất tên miền là bài học nhãn tiền cho bất kỳ ai từ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp… Công ty An ninh mạng Bkav đã phải móc hầu bao số tiền 2,3 tỷ đồng chỉ để mua lại tên miền quốc tế “Bkav.com” từ một công ty của Mỹ. Có thời điểm không ít “đại gia” là các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp lớn của Việt Nam đều đã bỏ lọt “tên tuổi… quốc tế” vào tay những người khác như Viettel.com bị một người Mỹ mua từ năm 1997 cho đến năm 2011 đã rao bán với giá 1,5 triệu USD; năm 1995, tên miền quốc tế “FPT.com” được một người Mỹ mua và nắm quyền sở hữu đến năm 2012. Và tên miền VNPT.net, VNPT.com, Mobifone.com đều thuộc sở hữu của những cá nhân, tổ chức Hàn Quốc…
Việc cấp tên miền tuân theo nguyên tắc ai đăng ký trước được cấp phát trước của các cơ quan quản lý tên miền như hiện nay là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tranh chấp tên miền. Điển hình là các vụ tranh chấp liên quan đến là tên miền của các nhãn hiệu nổi tiếng như: Toyotavn.vn; Bitis.vn; Trungnguyen.com… Vụ thắng kiện của Công ty Samsung và lấy lại được tên miền “Samsungmobile.com.vn” là sự việc hiếm hoi và là lời cảnh báo đối với các tổ chức và cá nhân có ý đồ chiếm dụng, đầu cơ tên miền.
Những mánh khóe
Ông Trần Minh Tân, Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) trên báo chí cho biết, theo quy định tại Luật Công nghệ thông tin và Pháp lệnh Bưu chính viễn thông hiện hành thì tần số, kho số, quỹ đạo vệ tinh và tài nguyên Internet (tên miền, địa chỉ, số hiệu mạng) là tài nguyên thông tin quốc gia và không được phép mua bán. Như vậy, mặc dù việc mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền quốc gia “.vn” không được đề cập trong Thông tư 09 hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet nhưng tên miền vẫn chịu sự điều chỉnh chung của pháp luật về tài nguyên thông tin quốc gia và không có nghĩa là được tự do mua bán tên miền “.vn”.
Tuy nhiên, thực tế trên thị trường lại diễn biến theo một chiều hướng khác, có cung ắt có cầu – mua bán tên miền trong nước như một thứ hàng hóa sinh lợi nhuận vẫn diễn ra như một cơn sóng ngầm mà ở đó những mánh khóe, kỹ nghệ mua bán, lừa đảo, chiếm đoạt xuất hiện đủ cả. Đơn giản nhất là “mua bán trao tay” để “lách” luật, sau khi giá cả đã được thỏa thuận, chủ sở hữu tên miền và người cần mua sẽ cùng một lúc đến nhà đăng ký tên miền để cùng thao tác “hủy – nhập”: Người sở hữu làm thủ tục hủy, ngay lập tức người cần mua làm thủ tục đăng ký lại tên miền vừa hủy, chi phí mua – bán sẽ được họ giao dịch ở ngoài là một mách khóe mà giới đầu cơ tên miền thường áp dụng.
Ngoài ra, không ít cá nhân, công ty có nhu cầu sở hữu tên miền có liên quan đến thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ kinh doanh… của mình lại thông qua một công ty liên quan nhận đăng ký tên miền, kết quả là công ty ấy lại mua chính tên miền đó cho công ty của mình vì lợi nhuận trước mắt và bỏ mặc khách hàng, hoặc “lật kèo” quay trở lại ép giá chính đối tác ban đầu. Gần đây nhất khi thị trường tên miền “nóng” lên thì “cò mồi” xuất hiện kèm theo những mánh khóe mới khi mua bán tên miền. Cụ thể, “cò mồi” – thực tế là “đội lốt” những công ty đánh giá tên miền – thông qua các kênh thông tin sẽ có trong tay danh sách những người đang nắm nhiều tên miền và chủ động liên lạc ngỏ ý muốn mua những tên miền thuần Việt với giá từ vài nghìn đến hàng chục nghìn USD. Mức lợi nhuận “khủng” đánh thẳng trực tiếp vào lòng tham của chủ sở hữu để các đối tượng thực hiện một trò lừa đảo. Đầu tiên “cò” yêu cầu chủ tên miền sử dụng dịch vụ của một công ty đánh giá – định giá tên miền do phía “cò” cung cấp, sau khi có giấy chứng nhận sẽ thanh toán đủ tiền. “Con mồi” sập bẫy “cò” chính là lúc chủ tên miền tham gia vào vào dịch vụ định giá tên miền với chi phí từ vài chục đến cả trăm USD, mà thực tế tiền này “chảy” trực tiếp vào tài khoản của “cò” bởi các công ty này cũng do “cò” quản lý. Thực tế mánh khóe lừa đảo này của “cò” chỉ với ý định “ăn tiền… thẩm định” rồi cao chạy xa bay chứ không có ý định mua tên miền. Hình thức lừa đảo này theo các nhà đầu tư tên miền là rất mới và rất nhiều người mới tham gia thị trường khó có thể lường trước được…
Những lỗ hổng
Tháng 6 vừa qua, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hiện và xử lý 4 website sử dụng tên miền “.gov.vn” để cung cấp dịch vụ thị thực trái phép cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Ngoài việc thu được hàng trăm triệu đồng, đã cung cấp thị thực cho hàng nghìn người thì tính chất vi phạm của những vụ việc trên được xác định là rất nghiêm trọng.
Thực tế, ở Việt Nam hiện nay đăng ký tên miền được đánh giá là tương đối dễ dàng khi chỉ cần 1 bản khai tên chủ thể mà không có yêu cầu về mục đích, nội dung sử dụng. Trong trường hợp tên miền “.gov.vn” chỉ cần đảm bảo chủ thể đăng ký là tổ chức Nhà nước từ Trung ương đến địa phương và tên miền chưa từng được cấp thì dù là đơn vị nào xin cấp tên miền gì cũng đều được chấp nhận (?) Đó chính là lỗ hổng trong việc kiểm soát tên miền. Không có bất cứ một quy định nào nêu ra rằng nghĩa vụ sau khi đăng ký tên miền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải sử dụng tên miền đó vào mục đích như thế nào, cung cấp nội dung ra sao…
Cũng chính vì quy định ai đăng ký trước được cấp trước, không hạn chế số lượng tên miền và không cần biết tính hợp pháp của người đăng ký sở hữu tên miền đó đã dẫn đến hiện tượng một số cá nhân, tổ chức đăng ký thuê bao nhiều tên miền trùng với tên gọi của các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp, cá nhân nào đó chỉ nhằm mục đích đầu cơ, chờ đợi phía cần muốn sử dụng thì phải mua lại với giá cao để trục lợi.
Lỏng từ khâu cấp phép, lỏng đến cả khâu quản lý sử dụng và lỏng cả ở khâu xử phạt, đặc biệt là tình trạng xung đột giữa tên miền của chủ thể đăng ký với chủ thể sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại mà chưa có chế tài trong xử lý tranh chấp tên miền là nguồn gốc phát sinh những vụ việc liên quan đến đầu cơ, tranh chấp, giả mạo, đến những mánh khóe lừa đảo mới liên tục phát sinh trên thị trường tên miền.
Chúng ta đã có bài học về sự bùng nổ mất kiểm soát của các thuê bao điện thoại di động không đăng ký gây ra nhiều hệ lụy đối với ngành viễn thông nói riêng và toàn xã hội nói chung. Đã đến lúc các cơ quan chức năng có liên quan cần rà soát tổng thể, kiểm tra những tên miền đã cấp, thu hồi các tên miền không sử dụng, thông tin trên website không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, hoặc không phục vụ cho nhu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Ngoài ra cần siết chặt khâu cấp phép như bổ sung nội dung cam kết như mục đích, nhu cầu sử dụng tên miền, nội dung thông tin, dịch vụ cung cấp trên website để hạn chế tình trạng lãng phí và lợi dụng nguồn tài nguyên số quốc gia cũng như ngăn chặn được những tác động tiêu cực lên đời sống xã hội.
Quân.Trần
Theo ANTD
Liên tiếp 2 bệnh nhân liệt toàn thân vì rắn cắn
Chỉ trong một tuần qua, Trung tâm Chống độc - BV Bạch Mai đã tiếp nhận 2 trường hợp nguy kịch do rắn độc cắn vào cấp cứu.
Mới nhất là bệnh nhân T.L.T., 31 tuổi ở Hà Nam, nhập viện ngày 31-3 do bị một con rắn cạp nia cắn vào bàn chân phải trong lúc đang bắt ếch ngoài đồng. Chỉ khoảng 1 tiếng sau đó, anh T. bị liệt các chi, cơ mặt và cứng đơ toàn thân.
Tại Trung tâm chống độc, bệnh nhân được truyền huyết thanh kháng nọc rắn và điều trị tích cực nhưng đến sáng 2-4 mới chỉ cử động được một số ngón chân. Trước đó, ngày 28-3, Trung tâm tiếp nhận bệnh nhân N.V.B, 40 tuổi ở Thái Nguyên bị rắn hổ mang chúa cắn trong lúc đang phát cỏ. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khó thở, phải thở máy, kèm thêm các tổn thương cơ, liệt và suy thận. Hiện bệnh nhân đã tỉnh nhưng vẫn phải tiếp tục điều trị do suy thận.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Trung tâm chống độc, việc sơ cứu đúng đối với những trường hợp bị rắn cắn rất khó, nên tốt nhất là nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
Theo ANTD
Ra mắt trang thông tin điện tử Hoàng Sa Đúng dịp kỷ niệm 38 năm giải phóng Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2013), chiều ngày 29/3, trang thông tin điện tử của UBND huyện Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) đã chính thức đi vào hoạt động với tên miền: http://hoangsa.danang.gov.vn. Website UBND huyện Hoàng Sa chính thức ra mắt Ông Đặng Công Ngữ, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND huyện đảo...