Mạng xã hội tác động xấu tới sức khỏe tâm thần trong đại dịch Covid-19
Tình trạng tràn ngập thông tin sai lệch trên mạng xã hội như Facebook và Twitter có nguy cơ tạo ra một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần tại Australia.
Các chuyên gia y tế Australia đang lo ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần quốc gia khi người dân nước này gia tăng sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin về đại dịch Covid-19 cùng với các vấn đề kinh tế và xã hội trong giai đoạn dịch bệnh. Trong khi đó trên các nền tảng trực tuyến này đang tràn ngập thông tin sai lệch về dịch Covid-19 như công nghệ di động 5G phát tán dịch Covid-19 hay tỷ phú Bill Gates đứng đằng sau đại dịch toàn cầu này.
Giáo sư Patrick McGilty, Giám đốc điều hành Quỹ Sức khỏe tâm thần thanh niên quốc gia Orygen.
Video đang HOT
Theo Giáo sư Patrick McGilty, Giám đốc điều hành Quỹ Sức khỏe tâm thần thanh niên quốc gia Orygen, truyền thông xã hội hiện được nhiều người dùng Internet sử dụng để tìm kiếm thông tin về đại dịch Covid-19, nhưng mọi người thường bị cuốn vào các thông tin xấu và gây sợ hãi. Trong khi đó, theo một số chuyên gia tâm lý hàng đầu tại Australia, giãn cách xã hội gây ra nhiều khó khăn đối với những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần và các tin tức sai lệch trên các mạng xã hội đã khiến tình trạng bệnh của nhóm đối tượng này trở nên tồi tệ hơn.
Bộ Y tế Australia đang phối hợp với các mạng xã hội Facebook và Twitter để giảm thiểu việc phát tán và lan truyền các thông tin y tế sai lệch về đại dịch Covid-19. Đồng thời 2 mạng xã hội này cũng đã thành lập trung tâm thông tin Covid-19 để cung cấp cho người dùng những thông tin đáng tin cậy nhất.
Thống kê cho thấy trong tháng 4 vừa qua, số lượng người dùng Facebook tại Australia đã tăng vọt lên con số 16 triệu người. Hơn 200 nhóm chat với hơn 400.000 thành viên đã được thành lập trên Facebook để trao đổi thông tin về đại dịch Covid-19 bao gồm các thông tin tình hình dịch bệnh, việc làm và các vấn đề y tế./.
Facebook 'siết' tương tác với tài khoản không chính chủ
Facebook sẽ kiểm tra danh tính những tài khoản có bài viết được tương tác cao nhằm hạn chế thông tin sai lệch hoặc giả mạo lan truyền.
Theo Facebook, với các bài viết có lượng lan truyền mạnh mẽ và nhận được lượt tương tác lớn, chủ tài khoản sẽ phải xác nhận danh tính. Mạng xã hội sẽ gửi thông báo yêu cầu chủ tài khoản cung cấp thông tin chứng thực, chẳng hạn mã số cá nhân (ID), căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân.
Facebook đang mạnh tay trong việc yêu cầu người dùng xác minh danh tính thật.
Nếu chủ tài khoản không cung cấp đúng giấy tờ, thông tin không trùng khớp hoặc từ chối cung cấp, các bài viết có lượng tương tác cao đó sẽ bị hạn chế tiếp cận. Nghĩa là, Facebook sẽ dùng thuật toán hạn chế lượng người nhìn thấy bài viết đó News Feed.
Ngoài ra, nếu tài khoản chưa xác minh đang là quản trị viên một fanpage, tài khoản đó cũng sẽ bị cấm điều hành trang. Đây là quy định trong điều khoản "Quy trình ủy quyền nhà xuất bản trang" được Facebook công bố năm 2018.
Những thay đổi này nằm trong nỗ lực khuyến khích người dùng xác minh danh tính thực trên Facebook. Bên cạnh đó, nó cũng nhắm mục tiêu hạn chế tin giả, tin sai lệch, "câu view", "câu like"... từ các tài khoản giả mạo - điều mà mạng xã hội phải vất vả kiểm soát thời gian qua.
Ngoài ra, việc yêu cầu xác minh danh tính thực cũng giúp Facebook kiểm soát được các chiến dịch truyền thông liên quan đến chính trị của chính phủ nước ngoài. Năm 2018, mạng xã hội từng yêu cầu các nhà quảng cáo chính trị phải xác minh danh tính. Một năm sau, hãng tiếp tục yêu cầu nhà quảng cáo phải cung cấp thêm mã định danh (ID) do chính phủ cấp trước khi đặt quảng cáo trên Facebook.
Nga yêu cầu Google chặn thông tin sai về tình hình dịch bệnh Covid-19 Nga đã yêu cầu Google chặn thông tin cáo buộc Điện Kremlin thống kê số người tử vong do bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 ít hơn so với thực tế. Dịch Covid-19 ở Nga đang diễn biến rất phức tạp. (Nguồn: Reuters) Trước đó, một bài báo của Thời báo Tài chính và Thời báo New York đã cáo buộc Nga...