Mạng xã hội rất tuyệt, nhưng nếu đưa tin sai?
Ngày nay nhiều tin tức sai lệch thường xuyên được đăng tải trên Twitter rộng rãi, vậy liệu có cách nào ngăn chặn điều này mà không làm ảnh hưởng tới dòng thông tin liên tục của Twitter?
Cho đến nay, do những sự việc như trận động đất tại Haiti, cuộc cách mạng của nhân dân Tunisia và vụ nữ nghị sĩ Gabrielle Giffords bị bắn tại bang Arizona (Mỹ), phần lớn mọi người đang dần thừa nhận rằng Twitter thực sự là mạng tin tức cập nhật – giống như một phiên bản của CNN do hàng trăm nghìn người dùng khắp thế giới điều hành.
Tuy nhiên điều gì xảy ra khi Twitter truyền tải thông tin sai lệch? Điều này đã từng xảy ra với trường hợp của Giffords khi ban đầu có tin bà bị bắn chết và rất nhiều trường hợp gần đây khác. Chẳng hạn vào giữa tháng 2, khắp mạng Twitter truyền đi tin tức về một vụ bắn nhau tại Oxford Circus ở London, nước Anh, nhưng cuối cùng đó chỉ là nhầm lẫn.
Nhầm lẫn trên có lẽ là do hai sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên gây ra. Thứ nhất là một email thông báo về buổi diễn tập bắn súng của cảnh sát tại Oxford Circus, tuy nhiên email này rơi vào tay nhầm người và bị đăng tải như thể đó là trận bắn nhau thật. Cùng lúc, một người dùng Twitter khác cũng đăng tải một thông điệp không liên quan về một quảng cáo truyền hình được quay tại khu vực (từ “shoot” vừa có nghĩa là bắn, vừa có nghĩa là quay phim – ND). Hai sự việc này kết hợp với nhau đã gây kích động trong nhiều giờ liền khiến hàng loạt tòa nhà bị phong tỏa và các cảnh sát thiện xạ được triệu tập.
Ngay sau những bản tin đầu tiên về vụ ám sát Nữ nghị sĩ Giffords, rất nhiều phương tiện truyền thông cũng đăng tin rằng bà đã chết và tất cả đều liên quan tới Twitter – trong một số trường hợp là do chính phóng viên của những báo này đã đăng tải tin đó hoặc do người dùng nghe nói hoặc nhìn thấy những bản tin này và đăng trên trang Twitter của mình. Nhiều giờ sau vụ ám sát, những bản tin sai lệch này tiếp tục được lưu truyền, ngay cả khi phóng viên và các phương tiện truyền thông đã đính chính.
Xóa bỏ hay giữ nguyên?
Video đang HOT
Sau những sự việc đăng tin nhầm lẫn này, nhiều phóng viên đã thảo luận về cách xử lý những tin nhắn twitter sai sự thật. Tin tức đó có nên bị xóa đề phòng sai lầm bị truyền đi xa hơn không? Rất nhiều phóng viên và blogger đồng tình với ý kiến trên.
Tuy nhiên cũng không ít người lại cho rằng nên giữ nguyên bản tin nhầm lẫn, nhưng người đăng tải nên cố gắng cập nhật trang Twitter bằng thông tin chính xác. Craig Silverman, người đã viết một bài phân loại những bản tin sai sự thật, cũng mô tả cách Twitter sửa chữa bằng cách cho phép người dùng thay đổi trực tiếp tin vừa đăng.
Mạng xã hội rất tuyệt, nhưng sẽ thế nào nếu nó đưa tin sai?
Tất nhiên, vấn đề của phương pháp này nằm ở chỗ Twitter là một dòng thông tin không bao giờ ngừng chảy. Và trong trường hợp có tin giật gân, dòng thông tin đó chảy nhanh tới mức không thể sàng lọc mọi thứ hay biết chắc nội dung nào đúng, nội dung nào sai. Và do Twitter là một trải nghiệm đứt quãng – nghĩa là mọi người ra vào nó liên tục – nên không có cách nào để đảm bảo người dùng sẽ nhìn thấy nội dung cập nhật hay đính chính, cũng như không thể ngăn chặn người dùng đăng tải thông tin sai lệch trên trang Twitter của mình.
Twitter có thể đăng kèm bản tin đính chính hoặc đăng chung thông tin sai và thông tin cập nhật bằng ứng dụng có tên Annotations (http://dev.twitter.com/pages/annotations_overview). Twitter bắt tay thực hiện ứng dụng này từ năm ngoái và hy vọng sẽ ra mắt vào mùa thu. Tuy nhiên rõ ràng là công việc đã bị ngừng khi công ty ra mắt phiên bản tân trang của dịch vụ và giải quyết một số vấn đề khác. Không rõ dự án Annotations có được khôi phục lại không, nhưng ý tưởng đằng sau ứng dụng này là khi một tin nhắn lan truyền khắp mạng lưới thì sẽ được đính kèm thông tin về tin nhắn đó – hay “lý lịch dữ liệu” như địa điểm và nhiều thông tin khác. Điều này sẽ giúp việc đính chính trở nên dễ dàng hơn.
Trách nhiệm đính chính thuộc về tất cả
Vấn đề của Twitter không còn mới lạ. Các phương tiện thông tin truyền thống cũng gặp phải vấn đề tương tự và báo chí thường phải đăng đính chính nhiều ngày hoặc nhiều tuần sau khi phát hiện ra sai sót. Twitter có thể được coi là một phiên bản dịch vụ thông tin trong thời gian thực, như Reuters hay Associated Press. Khi những dịch vụ này đăng tải thông tin sai lệch, họ chỉ đơn giản đăng bản cập nhật cho khách hàng và hy vọng chưa có ai đăng tải thông tin đó trên mạng hoặc báo giấy.
Ưu điểm của Twitter là nó cho phép mọi người có thể đăng tải thông tin liên tục và truyền tải thông tin đó đến hàng nghìn người chỉ trong vài phút. Tuy nhiên khi một tin sai được truyền đi thì không một nguồn nào có thể đính chính được. Đó là con dao hai lưỡi của những mạng xã hội như Twitter. Có lẽ, vì chúng ta cùng nhau làm nên mạng thông tin thời gian thực này nên tất cả chúng ta cũng đều có trách nhiệm đính chính.
Theo Tuần Việt Nam
Choáng với nữ blogger viết entry kể chuyện "thủ dâm"
Những dòng "tâm sự", kể lể về quá trình thủ dâm bằng dưa chuột của nữ chủ nhân blog Toiyeu... đã khiến cư dân mạng choáng váng.
Entry có tên "Muốn làm điều gì đó mới mẻ". Mở đầu, blogger đã gây sốc bằng việc miêu tả tại sao mình tỉnh giấc...
"Hôm nay mình đang ngủ, bỗng choàng tỉnh giấc. Bất giác, nhìn xuống phía dưới... trời ạ... tay mình đang... Bảo làm sao mà choàng dậy...
Tự nhiên muốn làm 1 điều gì đo thật mới mẻ... mình bắt đầu sử dụng các ngón tay vuốt ve chỗ đó"... Những dòng sau đó miêu tả rõ ràng, chính xác việc thủ dâm của con gái "Khoái cảm dâng trào, ôi..." cùng điều ước "Giá mà có anh chàng nào ở đây".
Ảnh chụp màn hình đoạn entry gây sốc của blogger Toiyeu...
Có lẽ, kể cả với những cô nàng bạo dạn nhất thì khi đọc đoạn entry này cũng phải sởn tóc gáy, thực sự không hiểu blogger này muốn truyền tải điều gì qua việc kể lể mình đã... thủ dâm như thế nào. Đã từng có blogger mạnh miệng, mạnh cả tay khi gõ các entry với giọng rất dạn dĩ về chuyện tình dục. Trong số đó có cả những blogger tuổi teen. Họ viết truyện, rồi viết về quan niệm xxx một cách thoải mái không chút ngượng ngùng như kẻ đã quá từng trải và không thể sống thiếu xxx. Thế nhưng, để viết kiểu thẳng thừng và... "lột tả" mạnh mẽ như nữ chủ nhân blog "Toiyeu..." kể chuyện thủ dâm bằng một quả dưa chuột thì chắc là chưa từng thấy bao giờ.
Đoạn entry được cop lại trên rất nhiều diễn đàn đã khiến dân mạng tha hồ bàn tán bình luận. Ảnh của nữ blogger có nick Fullhouse... cũng bị post, và tất nhiên bị các member trên diễn đàn "ném đá" không thương tiếc. Mọi người comment với nội dung đại loại như "Con gái con đứa gì mà "bệnh" thế này. Đã làm chuyện kín đáo còn nói chuyện tục, phơi lên cho thiên hạ xem.", người khác lại cho rằng nữ blogger muốn đánh bóng tên tuổi của mình. Bởi lẽ chẳng ai lại dại gì tự nhiên viết một entry gây sốc đến thế, với những từ ngữ thô thiển để gọi tên "nơi nhạy cảm".
Dù vì lý do gì thì việc "trưng" lên blog, nơi mà tất cả mọi người đều có thể "chiêm ngưỡng" những dòng văn thô tục về một chuyện đáng lẽ phải kín đáo, thật khó "đỡ" nổi. Phải chăng, nhu cầu được chia sẻ (không cần biết chuyện đó có tế nhị hay không) và thói quen có gì cũng phải cho bằng được lên blog cá nhân đã khiến một vài người trẻ cho ra đời những "tác phẩm" như thế?
Theo PLXH
Cô đơn khi online Cô đơn khi online, cảm thấy mình đơn độc cũng là một cảm xúc lạ... là thói quen để theo dõi và nghiền ngẫm cuộc đời một cách trọn vẹn, xác đáng hơn.. Đối với mình chuyện này thật không mấy khó nhọc, chỉ cần online tại nhà, công sở, một quán café hay ngay cả lề đường chỉ với laptop loại thường...