Mạng xã hội làm gia tăng khoảng cách bất bình đẳng tại các quốc gia đang phát triển
Mạng xã hội từ lâu đã là nơi để người giàu chia sẻ về cuộc sống trong ‘nhung lụa’.
Nhưng theo nghiên cứu mới đây thì những bức ảnh kỷ niệm trong kỳ nghỉ hay bữa tiệc xa hoa lại đang gây ra ảnh hưởng xấu, làm gia tăng khoảng cách bất bình đẳng tại quốc gia đang phát triển như Indonesia.
Ảnh minh họa: SCMP
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đã trích dẫn kết quả cuộc Khảo sát cuộc sống các gia đình tại Indonesia (Indonesia Family Life Survey), cho thấy người trưởng thành thường tỏ ra ghen tị, thậm chí bực tức khi xem các bài đăng khoe khoang về sự giàu có của bạn bè trên mạng xã hội.
Nghiên cứu được thực hiện trên 9.987 hộ gia đình Indonesia bởi các nhà khoa học xã hội của trường Đại học Brawijaya và Đại học bang Yogyakarta ở Indonesia, kết học cùng nhiều học giả từ Đại học Manchester (Anh).
Các nhà khoa học đã thu thập dữ liệu cho nghiên cứu từ 2 nền tảng mạng xã hội Facebook và Twitter, theo dõi các cuộc trò chuyện và phân tích hành vi của 22.423 tài khoản tại 300 quận/huyện của Indonesia.
Mặc dù tác động tiêu cực của mạng xã hội tới tâm lý người dùng đã được ghi nhận trong toàn cầu, nhưng nghiên cứu trên đã chỉ ra chính xác vấn đề ở các quốc gia đang phát triển như Indonesia.
Indonesia có dân số 264 triệu người, trong đó 54 triệu người dùng Facebook. Đây cũng là quốc gia sử dụng Facebook nhiều thứ 4 thế giới
Video đang HOT
“Trong một xã hội luôn tồn tại bất bình đẳng sâu sắc như Indonesia, truyền thông xã hội có thể gây ra đố kỵ và cay đắng, khi người nghèo chứng kiến hình ảnh hạnh phúc và tích cực của những người bạn giàu có”, nghiên cứu cho biết.
Bất bình đẳng đã trở thành vấn đề nhức nhối tại nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ 3 trong G20 – Indonesia kể từ năm 2000. Xã hội Indonesia có thể phân chia thành tầng lớp người giàu có cuộc sống hoàn toàn đối lập với người nghèo, ít được giáo dục nên không thể tìm được việc làm.
Nhóm tác giả của nghiên cứu nói thêm rằng những tin tức chống phá chính phủ, tham nhũng, tội phạm, nghèo đói v.v. đang được lan truyền trên mạng xã hội hàng ngày và gây ảnh hưởng xấu tới người dân Indonesia.
“Việc tiếp cận với quá nhiều thông tin tiêu cực đang khiến người dân Indonesia luôn phải đối mặt với sự thất vọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm lý của họ”,ông Gindo Tampubolon, đồng tác giả của nghiên cứu nói. “[Nghiên cứu] là lời nhắc nhở loại công nghệ này cũng có nhược điểm”.
Đáng lo ngại hơn, các phương tiện truyền thông xã hội đang ngày càng phổ biến tại Indonesia và thời gian người dân dành cho mạng xã hội hàng ngày vẫn không ngừng tăng thêm. Thống kê gần đây của Sàn giao dịch Internet Indonesia (Indonesia Internet Exchange) cho thấy người Indonesia truy cập các nền tảng truyền thông xã hội như BlackBerry Messenger, WhatsApp và Twitter trung bình mỗi 72 giây trong suốt gần 11 giờ/ngày.
Indonesia với 54 triệu người dùng Facebook là quốc gia sử dụng Facebook nhiều thứ 4 thế giới.
Các nhà nghiên cứu Indonesia lo ngại chứng nghiện mạng xã hội có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tâm lý.
Trong khi đó, Twitter cũng xếp Indonesia thứ 5 trong danh sách các quốc gia sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Trung bình, 22 triệu người dùng Indonesia đăng tải 385 dòng tweet mỗi giây,
Ngoài ra, kết quả Nghiên cứu sức khỏe cơ bản tại Indonesia (Indonesia Basic Health Research) cho thấy số lượng trường hợp rối loạn tâm lý đang gia tăng ở quốc gia này, ước tính có khoảng 11,8 triệu người đang mắc chứng bệnh liên quan đến tâm thần.
Qua nghiên cứu trên, nhóm tác giả muốn kêu gọi các nhà hoạch định chính sách thực hiện các biện pháp để hạn chế tác hại của các phương tiện truyền thông xã hội.
“Chúng tôi muốn thấy các quan chức y tế cộng đồng suy nghĩ sáng tạo về cách khuyến khích công dân hạn chế sử dụng mạng xã hội hoặc nhận thức hậu quả tiêu cực có thể gây ra đối với sức khỏe tâm thần”, nhà nghiên cứu Gindo Tampubolon cho biết.
Theo viet times
Tâm lý như giáo viên 'trường người ta', tổ chức cho gần 500 học sinh toàn khối lên chùa cầu may trước kỳ thi THPT Quốc gia
Mới đây, trường THPT Hậu Lộc I (Thanh Hóa) đã tổ chức cho học sinh của mình đi chùa cầu may với mong muốn giải tỏa phần nào áp lực tâm lý cho các em, thế nhưng hình ảnh lưu niệm của tập thể học sinh và giáo viên nhà trường mới chính là tâm điểm gây chú ý, khiến CĐM vô cùng thích thú.
Kỳ thi THPT Quốc gia được đánh giá là một trong những kỳ thi quy mô bậc nhất cả nước, ảnh hưởng rất lớn đến tương lai, nguyện vọng của rất nhiều bạn trẻ. Thế nên trước khi kỳ thi diễn ra, rất nhiều những hình thức cầu may đã được các sĩ tử cũng như các bậc phụ huynh thực hiện nhằm gặt hái được những điểm số tốt nhất. Và hình thức phổ biến nhất của đại đa số người dân Việt Nam đó chính là đi chùa.
Tuy nhiên mới đây, hình ảnh thầy và trò trường THPT Hậu Lộc I (Thanh Hóa) cùng lưu lại hình ảnh kỷ niệm tại ngôi chùa mình đã ghé thăm đã được đăng tải lên một diễn đàn và nhận được rất nhiều sự thích thú từ cư dân mạng. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ việc dòng caption của người đăng tải với nội dung "Khi cả khối lên chùa cầu may vào cùng 1 ngày" . Hình ảnh kèm với dòng chú thích trên khiến cho nhiều người dùng đặt ra câu hỏi "Đông quá, làm sao Phật độ kịp?".
Hình ảnh lưu niệm của học sinh trường THPT Hậu Lộc I (Thanh Hóa) cũng như nhà chùa thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng
Liên hệ với chủ nhân của bức ảnh, bạn Hoàng Văn Ninh, cũng là học sinh có mặt trong đoàn ngày hôm đó chia sẻ: "Chiều ngày 17/6, ban giám hiệu nhà trường có tổ chức cho gần 500 học sinh toàn khối 12 đi cầu nguyện tại chùa Lục Nghĩa Trúc (Thanh Hóa), dẫn đầu đoàn là cô Bùi Thị Thanh, hiệu trưởng nhà trường. Mục đích của chuyến đi nhằm cởi bỏ cho học sinh những áp lực về tâm lý, cũng như có thêm niềm tin hơn trong quá trình diễn ra kỳ thi, qua đó đạt được những kết quả cao nhất".
Mục đích của việc cùng bái nhằm giải tỏa áp lực cho các bạn học sinh trước kỳ thi THPT Quốc gia 2019
Nam sinh này cũng nói thêm: "Sau khi học sinh cúng bái xong thì có dùng tiệc liên hoan bánh kẹo do thầy trụ trì chiêu đãi, trước khi ra về thì tập thể cán bộ và học sinh nhà trường có chụp một bức ảnh lưu niệm cùng với nhà chùa. Hình ảnh này là hoàn toàn thật, tuy nhiên đây là một chuyến đi có tổ chức và hoàn toàn không có chuyện các bạn học sinh đi tự phát và vô tình gặp nhau"- Ninh hài hước tâm sự.
Ngoài ra, theo lời kể của Văn Ninh thì sau khi cả đoàn cúng bái xong thì có vô tình bắt gặp một đám mây có hình dạng của như màu sắc rất lạ trên bầu trời, nhiều người trong đoàn tin rằng rất có thể lời cầu nguyện của các bạn học sinh đã được Phật chứng hoặc đây cũng có thể là tin báo rằng trường cũng sẽ có một "thủ khoa" trong kỳ thi sắp tới.
Hình ảnh mà các bạn học sinh ghi lại được, nhiều người tin rằng đây là một điềm báo cho sự may mắn
Được biết, trong quá trình cúng bái cũng như chụp ảnh lưu niệm cùng nhà chùa, những bạn học sinh trong đoàn ai cũng tỏ ra nghiêm túc và tuân thủ những quy định của đoàn, chính vì thế việc tập hợp để chụp một bức ảnh có đủ mặt "toàn khối" như trên là tương đối dễ dàng.
Quá trình thực hiện hình ảnh lưu niệm cũng không gặp phải khó khăn gì do tất cả các bạn học sinh đều có ý thức rất tốt
Cùng chúc cho các sĩ tử của ngôi trường này sẽ đạt được những kết quả thật tốt trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới nhé!
Ảnh: NVCC
Theo saostar
Lớp học ra trường 40 năm đăng ảnh về họp lớp không thiếu một ai, nhưng xúc động nhất vẫn là bài thơ của cô giáo cũ Mọi người đều cảm thấy ngưỡng mộ tinh thần tập thể của các thế hệ đi trước, trong khi ngày nay giới trẻ gần như lãng quên hai chữ "họp lớp". Mỗi lần cộng đồng mạng thấy những album ảnh chia tay khóc lóc, mọi người đều đưa ra một câu cảm thán khá giống nhau: "Khóc lắm thế thì năm sau có...