Mạng xã hội hoang mang vì nghiên cứu ‘giãn cách xã hội đến 2022′
Nghiên cứu của đại học Harvard về việc giãn cách xã hội đến 2022 đang trở thành chủ đề bàn tán mới với hàng chục nghìn bình luận trái chiều.
Người dân trên khắp thế giới có thể phải thực hiện các biện pháp cách ly xã hội không liên tục đến 2022 để ngăn chặn Covid-19 và giảm tải cho hệ thống y tế, Bloomberg trích thông báo từ nhóm nghiên cứu dịch bệnh của đại học Harvard công bố ngày 14/4.
Giãn cách xã hội và xét nghiệm trên diện rộng đang giúp các nước hạn chế sự bùng phát của Covid-19.
Ngay lập tức, nghiên cứu này trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội. Bài viết trên tài khoản Facebook của Bloomberg thu hút 1,3 nghìn lượt chia sẻ. Trên Weibo, mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc, chủ đề này đang trong top thịnh hành với hơn 50 triệu lượt đọc và hàng nghìn bình luận.
“Cái này có thật không nhỉ. Chúng tôi dự định làm đám cưới vào cuối năm. Nếu thế thì hai năm sau chúng tôi mới được cưới phải không?”, tài khoản Chen Yijan bình luận. Một số người đặt câu hỏi liệu Olympic Tokyo có tiếp tục bị dời đến sau 2022.
Video đang HOT
Nhiều người cho rằng đề xuất này nên được xem xét cẩn thận. “Có thể các nghiên cứu của họ logic và khoa học. Nhưng kết luận kéo dài thời gian giãn cách phải được đặt trong những nghiên cứu khác về kinh tế, xã hội và nhân khẩu học. Tôi tin chẳng ai chịu ở nhà trong vòng hai năm vì sợ dịch bệnh”, tài khoản Joe Castro bình luận.
Một tài khoản ở Indonesia viết: “Vợ tôi đã không thể đi làm vì các yêu cầu giãn cách xã hội. Hai con tôi phải học từ xa, thành thật mà nói nó không thật sự hiệu quả. Quan trọng hơn, một mình tôi đang phải nuôi sống cả gia đình. Chúng tôi chỉ cầm cự được vài tháng nữa chứ đừng nói đến vài năm”.
“Nếu giãn cách xã hội kéo dài hai năm, đó sẽ là bước phát triển thú vị của con người. Một xã hội ít tương tác, khép kín. Ngành du lịch và dịch vụ có thể bị xoá sổ. Mọi người sẽ trở thành siêu đầu bếp và thợ cắt tóc cừ khôi”, tài khoản Jiaming Wanjun bình luận.
Phần lớn người dùng mạng xã hội đang hoang mang với đề xuất của các nhà nghiên cứu. Người dùng Riksong viết trên Facebook: “Ưu tiên hàng đầu là hạn chế dịch bệnh lây lan. Nhưng chúng tôi đã quá mệt mỏi và lo lắng trong những ngày qua rồi. Thay vì nghiên cứu về việc giãn cách thêm hai năm, các vị có thể dành thời gian nghiên cứu về kháng sinh, thuốc chữa nCov”.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia từ đại học Harvard, diễn biến của đại dịch còn phụ thuộc nhiều vào những câu hỏi như: Liệu virus lây lan có thay đổi theo mùa? Người nhiễm bệnh sẽ có những miễn dịch nào sau khi khỏi? Việc giãn cách xã hội trong bao lâu thì cần thiết để ngăn ngừa dịch bệnh đạt đỉnh?… Chính phủ các nước đang đi tìm câu trả lời và cân nhắc giữa lợi ích kinh tế với sức khoẻ cộng đồng.
Các nhà nghiên cứu của Harvard đã dùng máy tính để mô phỏng lại quá trình lây lan của dịch bệnh. Họ so sánh với dịch SARS năm 2003 và cho rằng các biện pháp giãn cách xã hội không thường xuyên cần được duy trì đến 2022, trừ khi có Vaccine ngừa nCoV hoặc công suất của các bệnh viện được tăng lên.
Bác bỏ tin đồn xử phạt người bán hàng qua mạng trong dịch Covid-19
Bộ Công Thương khẳng định: tin đồn 'sẽ xử phạt nặng người bán hàng qua mạng, bán hàng mang đi' là không chính xác.
Ngày 10/4, Bộ Công Thương đã lên tiếng bác bỏ tin đồn thất thiệt cho rằng từ ngày 2/4/2020, người bán hàng qua mạng, bán hàng mang đi sẽ bị phạt nặng nếu bị phát hiện.
Theo đại diện Bộ Công Thương, thông tin trên đã gây ra sự hoang mang, lo lắng đối với những người kinh doanh hình thức online cũng như chuyển đổi kinh doanh từ phục vụ tại chỗ sang bán cho khách mang đi.
Bộ Công Thương bác bỏ tin đồn xử phạt người bán hàng qua mạng, bán hàng mang đi trong dịch Covid-19
"Thông tin trên là không chính xác và hiểu sai Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ", Bộ Công Thương khẳng định.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, quy mô lan tỏa dịch bệnh đang từng bước được kiểm soát, tuy nhiên nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế bị vẫn đang bị tác động, ảnh hưởng xấu. Với tâm lý tránh tiếp xúc gần với tác nhân gây bệnh trong thời điểm dịch bệnh, người dân có xu hướng lựa chọn sử dụng phương thức trực tuyến để đặt hàng thay vì mua hàng tại điểm bán truyền thống, điều này trực tiếp tác động đến xu hướng tăng trưởng của thương mại điện tử so với các thời điểm trước đó.
Bộ Công Thương nhấn mạnh, tinh thần của Chỉ thị 16/CT-TTg là hạn chế tối đa việc di chuyển ra ngoài nếu không thực sự cần thiết nhằm hạn chế việc lây lan virus ra cộng đồng (việc này chưa phải phong tỏa quốc gia như một số đất nước đã làm). Ngoài ra, Chính phủ vẫn đang kiểm soát được tình hình, vì vậy, vẫn cần phải đảm bảo các vấn đề về sinh hoạt, về sản xuất, về kinh tế xã hội.
Do đó, đại diện Bộ Công Thương khẳng định, trong bối cảnh dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, loại hình kinh doanh trực tuyến đã và đang là biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu việc tiếp xúc trực tiếp, tập trung đông người cần tiếp tục được khuyến khích. Tuy nhiên, các đơn vị tham gia vào hoạt đông bán hàng trực tuyến, các nhà máy, phân xưởng sản xuất/đóng gói, các đơn vị giao hàng,... cũng phải đảm bảo an toàn về vấn đề phòng chống dịch bệnh cho các cán bộ công nhân viên, đảm bảo vấn đề an toàn về đeo khẩu trang, khử trùng... tránh để xảy ra dịch bệnh.
Trước đó, tại buổi họp ngày 7/3/2020 về việc tăng cường các giải pháp phòng chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chỉ đạo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số phối hợp với các doanh nghiệp phân phối hỗ trợ đẩy mạnh các hoạt động, hình thức mua bán hàng hóa trực tuyến để tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho người dân, nhất là cho các khu vực bị cách ly. Một trong những giải pháp đó là cần tạo điều kiện hỗ trợ và ưu tiên hiển thị các sản phẩm phòng dịch và các nhu yếu phẩm để người dân dễ tiếp cận và mua sắm nhằm chung tay đẩy lùi dịch Covid-19./.
PV
10 lời khuyên từ Facebook giúp phát hiện tin giả trong dịch COVID-19 Trong đại dịch COVID-19, tin giả không chỉ gây hoang mang, sợ hãi trong cộng đồng, mà nó còn ảnh hưởng lớn đến công tác phòng chống dịch bệnh. Trong lúc dịch bệnh COVID-19 đang trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý, mỗi thông tin về dịch bệnh đều được dư luận quan tâm. Tuy nhiên, vì chủ quan hoặc muốn...