Mạng xã hội giống Facebook của Triều Tiên bị hack sau ba ngày
“Mạng xã hội lớn nhất Triều Tiên” mới xuất hiện cuối tuần trước, có giao diện rất giống Facebook nhưng mới đây đã bị một sinh viên đánh sập.
Theo CNN, trang web có tên Starcon mới được thành lập và sau khi đăng ký tài khoản, các thành viên có thể thay ảnh đại diện (Profile) và ảnh trang cá nhân (cover), tìm kiếm bạn bè, gửi tin nhắn, đăng status cũng như duyệt News Feed để xem nội dung mà bạn bè họ đã đăng.
Trang chủ của mạng xã hội “Best Korea’s Social Network”.
Doug Madory, Giám đốc công ty phân tích Dyn Research, phát hiện trang này cuối tuần trước. Ông cho rằng ai đó ở Triều Tiên đã phát triển trang để thử nghiệm.
Video đang HOT
“Thật lạ là website này được đặt (host) ở Triều Tiên. Rất nhiều website Triều Tiên khác đặt tại Trung Quốc. Tôi không chắc đây có phải dự án chính thức của chính phủ Triều Tiên hay không nhưng chắc chắn là ai đó ở trong nước này đã xây dựng mạng xã hội này”, Madory nhận định.
Ngay sau khi Starcon được phát hiện, sinh viên 18 tuổi Andrew McKean ở Scotland đã tìm ra cách khống chế mạng xã hội “Best Korea’s Social Network”. Từ đó, cậu có thể điều hướng website tới những trang chống Triều Tiên nếu muốn. Tuy nhiên, đến ngày 31/5, người dùng không thể truy cập được trang này.
Facebook và Twitter đã bị chặn ở Triều Tiên vài tháng qua. Từ 1/4, người dùng Internet ở Triều Tiên không tra cứu được địa chỉ hai trang trên.Theo thống kê của Sina, hiện ở Triều Tiên có khoảng hai triệu người dùng điện thoại di động, nhưng rất ít người được truy cập Internet. Họ chủ yếu là các quan chức, kỹ thuật viên hoặc một số người có “tiêu chuẩn đặc biệt” do chính quyền cho phép. Việc lên mạng Internet ở Triều Tiên bị kiểm soát gắt gao.
Minh Minh
Theo VNE
Smartphone đang sạc có thể bị hack
Điện thoại thông minh có thể bị hack khi người dùng sạc bằng cổng USB trên máy tính, theo Kaspersky.
Theo các chuyên gia bảo mật của Kaspersky, dữ liệu sẽ được truyền song song khi người dùng đang sạc điện thoại. Trong lúc kết nối, tên thiết bị, nhà sản xuất, mẫu mã, số seri, mã firmware, tập tin hệ thống và ID của chip sẽ được gởi vào máy tính. Hãng cho rằng, điều này là đủ để tin tặc tấn công và ăn cắp toàn bộ thông tin bên trong điện thoại.
Smartphone có thể bị thao túng khi cắm sạc qua USB trên máy tính. Ảnh: Techworm.
Để chứng minh khả năng này, Kaspersky đã làm nhiều thử nghiệm. Các chuyên gia đã cài được ứng dụng độc hại lên điện thoại từ xa khi một chiếc smartphone đang sạc qua cổng USB trên máy tính. Tương tự Kaspersky, nhóm Hacking Team nổi tiếng cũng đã thành công trong việc cài cắm malware lên điện thoại khi nó được kết nối USB với máy tính.
"Rủi ro bảo mật ở đây rất rõ ràng: nếu bạn là người sử dụng thiết bị di động thường xuyên, bạn có thể bị theo dõi thông qua ID của nó; điện thoại của bạn sẽ bí mật nhận những gói tin quảng cáo hay các phần mềm gián điệp", Alexey Komarov, nhà nghiên cứu lại Kaspersky Lab, cảnh báo. Theo chuyên gia này, kẻ gian không cần tay nghề cao cũng có thể thực hiện được, bởi tất cả thông tin cần thiết đều dễ dàng tìm được trên Internet.
Để bảo vệ điện thoại khỏi chống lại những kẻ tấn công và tin tặc, Kaspersky khuyến cáo người dùng chỉ chọn cổng USB và máy tính tin cậy để sạc thiết bị di động. Đặt mật khẩu, nhận dạng vân tay hay nhận diện khuôn mặt cho điện thoại. Không mở khóa điện thoại khi đang sạc. Sử dụng công nghệ mã hóa để bảo vệ dữ liệu. Cài đặt chương trình diệt virus để có thể nhận diện lỗ hổng truyền thông tin khi đang sạc.
Gia Bảo
Theo Zing
Thần đồng 10 tuổi tuyên bố hack điện thoại Tổng thống Obama Trong một bức thư gửi đến Mashable, cậu bé có tên gọi Jani cho biết cậu đã hack điện thoại của Tổng thống Obama nhưng không tìm thấy điều gì thú vị. Thần đồng người Phần Lan cho biết đã hack điện thoại của ông Obama. Ảnh: Getty Images. Cậu bé 10 tuổi người Phần Lan với tên gọi Jani phát hiện ra...