Mang tội giết người, lãnh 4 năm 6 tháng tù giam
Do có mâu thuẫn từ trước, gặp lại Thái, Tùng liền lấy khúc tre đánh 3 phát vào đầu khiến Thái bị vỡ lún xương sọ phải.
TAND tinh Quảng Bình vừa mơ phiên toa xét xử sơ thâm đối với bi cao Gia Thanh Tung (SN 1996, tru tai xa Quang Kim, huyện Quang Trach, tỉnh Quảng Bình) về tôi “Giêt ngươi”.
Trước đó, khoang 22h30 ngay 31/7/2013, Giả Thanh Tung và nhóm thanh niên thôn 4 (xã Quảng Kim) đi dự đám cưới tại một gia đình ở cùng thôn.
Tại đây, Tùng và nhóm bạn nghe tin có nhóm thanh niên thôn 5 kéo đến đánh Giả Đức Nhật, nhóm của Tùng chia ra thành 2 nhóm. Tùng cùng một số thanh niên nữa đi đường tắt đến nhà của Nhật.
Bị cáo Giả Thanh Tùng trước tòa (Ảnh: B.Q.B)
Vừa tới nơi, thấy Lê Hồng Thái đứng gần cổng nhà Nhật, Tùng liền hỏi: “Bữa trước mày xán (ném) đá nhà tao à?”. Không thấy Thái trả lời, Tùng liền cầm khuc tre dai hơn 1,5m, đương kinh 5cm đanh 2 phát vao đâu Thai. Chưa dừng lại ở đó, Tùng tiếp tục cầm khúc tre đánh tiếp 1 phát vào người Thái thì có người đến can ngăn.
Cú đánh chí mạng khiến Thái bị vỡ lún xương sọ phải. Thái được mọi người đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới. Nhưng do vết thương quá nặng, Thái được chuyển vào Bệnh viện Trung ương Huế điều trị. Hiện tại sức khỏe của Thai bi giam xuống còn 41%.
Hanh vi trên cua Gia Thanh Tung đa pham tôi “Giêt ngươi”, theo khoan 2, Điêu 93, Bô luât hinh sư.
Kết thúc phiên tòa, HĐXX đã tuyên phạt Giả Thanh Tùng 4 năm 6 tháng tù giam. Ngoài ra, bị cáo và gia đình còn phải bồi thường chi phí cấp cứu, điều trị, phục hồi sức khỏe, tổn thất tinh thần cho bị hại với số tiền 43.242.000 đồng.
Được biết trước đó, gia đình Thái đã tự nguyện giao nộp tiền bồi thường 15 triệu đồng cho bên bị hại tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Bình.
Đặng Tài
Theo Dantri
Video đang HOT
Chân dung Tướng Giáp qua ống kính phóng viên quốc tế
Dù trên chiến trường hay trước ống kính của giới truyền thông quốc tế, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn thể hiện được tư thế của một nhà cầm quân kiệt xuất
Một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi ông đang thể hiện niềm tin chiến thắng. Bức ảnh do phóng viên ảnh Bettman chụp ở Hà Nội ngày 29/5/1969
Một bức chân dung ít người biết đến của Đại tướng, do phóng viên Marc Riboud của hãng thông tấn Magnum thực hiện năm 1969.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Quảng Bình năm 1973, hình ảnh nằm trong tuyển tập ảnh do một nhóm phóng viên chiến trường Nhật Bản thực hiện ở Việt Nam
Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Hà Nội năm 1966 trong buổi trả lời phỏng vấn phóng viên ảnh huyền thoại Wilfred Burchett. Đại tướng nói: "...Giải phóng dân tộc là nghĩa vụ thiêng liêng nhất của mỗi người Việt Nam yêu nước, của toàn thể dân tộc Việt Nam. Nhân dân chúng tôi quyết tâm chiến đấu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam và thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc"
Đại tướng đang giải thích cách ông và các đồng chí đã đánh bại lực lượng Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954. Hình ảnh do phóng viên Alex Bowie chụp năm 1984, trong thời gian kỷ niệm 30 năm trận Điện Biên Phủ tại Hà Nội
Tướng Giáp trong một cuộc họp ngày 1/7/1967. Ảnh: Bettman
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại thủ đô Algiers của Algeria trong lễ kỷ niệm 25 năm cách mạng Algeria (1/11/1954 - 1/11/1979). Chiến thắng Điện Biên Phủ với vai trò lãnh đạo của tướng Giáp chính là động lực để nhân dân Algeria vùng dậy đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Ảnh: Henri Bureau
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Huế ngày 26/3/1995 trong lễ kỷ niệm 20 năm ngày giải phóng thành phố này. Ảnh: Jason Bleibtreu
Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt tay với "cựu thù" - Cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ thời chiến tranh Việt Nam McNamara trong cuộc gặp lịch sử ở Hà Nội năm 1995. Ảnh của hãng thông tấn AP
Năm 1994, nữ nhà báo Pháp Catherine Karnow được Đại tướng Võ Nguyên Giáp mời tới thăm Điện Biên Phủ. Bà đã ghi lại nhiều hình ảnh quý giá nhân dịp này... Trong ảnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng ở số 30 đường Hoàng Diệu, Hà Nội, trước chuyến đi tới Điện Biên Phủ
Nhân vật được người Pháp mệnh danh là "Ngọn núi lửa phủ tuyết" sẽ thăm lại chiến trường xưa nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Catherine Karnow
Đại Tướng trò chuyện với các cựu chiến binh từng tham gia trận Điện Biên Phủ. Ảnh: Catherine Karnow
Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm khu Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng lần đầu tiên sau 40 năm. Ảnh: Catherine Karnow
Đại tướng trong túp lều lịch sử, nơi 40 năm trước ông đã chỉ huy trận đánh Điện Biên Phủ. Ảnh: Catherine Karnow
Dáng vẻ hoạt bát và khỏe khoắn của Đại tướng khiến không ai nghĩ rằng ông đã ở độ tuổi ngoại bát tuần, khi bức ảnh này được chụp. Ảnh: Catherine Karnow
Ảnh: Catherine Karnow
Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên trang bìa tạp chí Time ngày 17/6/1966. Bài viết cho trang bìa đã dành nhiều dòng để kể về thân thế và sự nghiệp của tướng Giáp, với điểm nhấn là chiến thắng trước 12.000 quân Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954. Chiến thắng này khiến ông trở thành vị chỉ huy hiện đại đầu tiên của một nước châu Á đánh bại đội quân xâm lược của thực dân châu Âu
Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên trang bìa tạp chí Time ngày 9/2/1968. Số tạp chí này nhận xét: "Một nước cờ ấn tượng. Không nghi ngờ gì về chiến lược đằng sau cuộc tấn công của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người đã đánh gục quân Pháp ở Điện Biên Phủ năm 1954. Cuộc tấn công nói chung mang tất cả các dấu hiệu không thể nhầm lẫn của một vị tướng tài năng"
Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên trang bìa tạp chí Time ngày 15/5/1972.
Theo Xahoi
Tất tần tật về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp Võ Nguyên Giáp (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911) là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị Việt Nam. Đại tướng Võ Nguyên Giáp Tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp Võ Nguyên Giáp (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911) là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị Việt Nam. Là...