Mang thai tháng thứ 3 nên ăn gì?
Khi mang thai đến tháng 3, tất cả các cơ quan của thai nhi đã hình thần gần như hoàn chỉnh và bắt đầu hoạt động nhịp nhàng với nhau. Chính vì vậy, dinh dưỡng rất cần thiết với thai nhi trong thời kì này và người mẹ cần chú ý để tẩm bổ.
Mặc dù bụng bầu chưa lộ rõ những ẩn sâu bên trong tử cung, một em bé đang phát triển mạnh mẽ theo từng giây, từng phút. Lúc này, thai nhi đã làm tổ an toàn trong tử cung và các cơ quan chính trên cơ thể cũng đang dần hoàn thiện. Từ tóc, chồi răng, móng tay… tất cả sẽ xuất hiện vào cuối tháng thứ 3 này.
Một điều các mẹ cần đặc biệt chú ý là hiện tượng sảy thai sẽ rất dễ xảy ra ở những tuần thai của tháng thứ 3. Vì vậy mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu cơ thể, đồng thời có lối sống khoa học, ăn uống đầy đủ dưỡng chất để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra.
Mang thai tháng thứ 3 nên ăn gì?
Buồn nôn, nôn ói rất có thể sẽ đạt đỉnh điểm ở những tuần cuối tháng thứ 3 này, vì vậy mẹ cần chú ý bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B6 như hoa quả họ nhà cam, quýt, trứng, các loại rau lá xanh, khoai tây…để khắc phục được tình tạng này.
Trái cây tươi là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin, nước và chất xơ cũng như chất chống oxy hóa tự nhiên… rất tốt cho mẹ bầu bị ốm nghén.
Nếu mẹ ăn được thịt, hãy bổ sung chúng trong chế độ ăn uống hàng ngày, nhưng phải là thịt đã nấu chín nhé. Những loại thịt như thịt gà, thịt bò, cá… là nguồn cung cấp khoáng chất, protein… rất có lợi cho mẹ bầu và thai nhi.
Vào tháng thứ 3 thai kỳ, các cơ quan chính trong cơ thể bé vẫn tiếp tục phát triển nên mẹ vẫn cần bổ sung axit folic đều đặn.
Axit folic có nhiều trong các loại đậu, bơ, súp lơ xanh, cam, lòng đỏ trứng…
Video đang HOT
Sữa và các sản phẩm từ sữa đã tiệt trùng chứa nhiều canxi, khoáng chất giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Thực phẩm bà bầu 3 tháng không nên ăn
Những loại thực phẩm được chế biến sẵn như bánh mì kẹp thịt, pizza, gà chiên rán… nghe có vẻ hấp dẫn nhưng rất có thể không đảm bảo vệ sinh và gây nhiễm bệnh nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi.
Hải sản tái, sống
Mang thai tháng thứ 3 nên hạn chế ăn hải sản tươi sống
Hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân cao và đồ ăn được chế biến tái, sống không bao giờ được khuyến khích dành cho mẹ bầu.
Sữa chua tiệt trùng
Bất cứ loại sữa hoặc các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng đều có thể chứa vi khuẩn salmonella gây hại cho sự phát triển của em bé.
Theo Phunutoday
Những dấu hiệu có thai sớm nhất chị em nên biết
Những dấu hiệu có thai sớm nhất chị em nên biết để có cách chăm sóc sức khỏe đúng đắn nhất nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu lẫn bé yêu.
Tại sao cần phát hiện mang thai sớm
Mang thai và sinh con là thiên chức tuyệt vời nhất của người phụ nữ. Nếu đã kết hôn thì hầu hết các cặp vợ chồng đều mong chờ những thiên thần xinh xắn. Với kinh nghiệm còn quá ít ỏi, bạn sẽ bỡ ngỡ với những cảm giác không mấy thoải mái khi mang bầu. Bằng các dấu hiệu nhận biết có thai sớm, bạn sẽ có thể thận trọng giữ gìn trước các nguy cơ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn sẽ phải sớm thay đổi lối sống chưa lành mạnh của mình như bớt cà phê, sushi và các thức uống có cồn hay những loại thuốc điều trị bệnh khác.
Bạn cần biết rằng, hầu hết những dấu hiệu có thai sớm tương tự như những dấu hiệu trước ngày đèn đỏ và bạn cần soi xét kỹ lưỡng trước khi quyết định thông báo tin vui với tất cả mọi người.
Chậm kinh - dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn đang có thai
Đây là dấu hiệu có thai thường thấy ở phụ nữ. Tuy nhiên, nó sẽ khó phát hiện với người có vòng kinh không đều. Hoặc ngay cả khi bạn tăng cân, mệt mỏi, stress, thay đổi hormone thì điều này cũng xảy ra.
Một số phụ nữ vẫn có thể có hiện tượng chảy máu trong thai kỳ, tuy nhiên việc này sẽ diễn ra ngắn hơn.
Hiện tượng tăng thân nhiệt khi qua thời điểm rụng trứng
Thân nhiệt của phụ nữ sẽ tăng từ thời điểm rụng trứng cho tới 2 tuần sau đó. Nếu qua 2 tuần mà thân nhiệt vẫn chưa về mức bình thường thì có thể bạn có tin vui rồi đấy. Hãy sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ nhé!
Bị đầy hơi trướng bụng do hormone progesterone
Thông thường, khi có bầu thì bạn hay có cảm giác trướng bụng. Nguyên nhân là do hormone progesterone sản sinh thêm trong quá trình mang thai làm suy giảm hệ tiêu hóa của bạn.
Buồn tiểu hơn bình thường
Nếu bạn cảm thấy mình nhanh buồn tiểu hơn bình thường thì có thể là dấu hiệu có thai. Bởi trong thời gian thai kỳ, cơ thể sẽ sản sinh thêm nhiều chất lỏng khiến thận làm việc vất vả và bạn phải đi tiểu nhiều hơn.
Sợ một số mùi nào đó
Một số phụ nữ sợ mùi xào nấu thức ăn hay thậm chí là mùi cơm sôi. Nếu bạn cảm thấy nôn nao với những mùi hương quen thuộc thì có thể bạn đã có thai.
Bỗng dưng thèm ăn bất thường
Có một số món trước đây bạn không bao giờ thích, vậy mà bây giờ bỗng tỏ ra thèm thuồng. Nhiều phụ nữ thậm chí còn thèm thuốc lá khi mới cấn thai. Đừng quá lo lắng, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã có thai.
Bị buồn nôn - ốm nghén
Khi mang thai từ 6 tuần, một số phụ nữ sẽ trải qua thời kỳ ốm nghén. Bạn có thể sẽ thấy buồn nôn vào mỗi sáng. Tuy nhiên, dấu hiệu này sẽ giảm dần nếu bạn có thai từ tháng thứ 4 trở đi.
Bị đau đầu do thay đổi kích thích tố trong cơ thể
Sự thay đổi kích thích tố trong cơ thể có thể khiến bạn bị đau đầu. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi. Nên tránh sử dụng thuốc nếu bạn cảm thấy nghi ngờ về việc có thai.
Bị hiện tượng chuột rút - bọ bẻ
Việc này có thể xảy ra nếu như bạn có thai và theo bạn trong suốt thai kỳ nếu không ăn uống đủ chất. Nguyên nhân là do tử cun được kéo giãn để chuẩn bị cho sự xuất hiện của em bé.
Tâm trạng thay đổi dễ cáu gắt hơn
Sự thay đổi của nội tiết tố khiến bạn trở nên căng thẳng, dễ cáu gắt hơn. Một số lại trở nên nhạy cảm, dễ buồn chỉ vì những chuyện không đâu.
Xuất hiện chứng đau phần lưng dưới
Nếu bạn cảm thấy phần lưng dưới hay xuất hiện cơn đau bất thường thì có thể là dấu hiệu dây chằng đang được nới lỏng.
Ngực lớn hơn và nhạy cảm hơn
Bầu ngực trở nên lớn hơn, vùng núm sậm màu và nổi các tĩnh mạch là dấu hiệu mà hầu hết các bà bầu đều trải qua. Một số còn cảm thấy nhạy cảm và đau tức khi chạm vào.
Hoa mắt do huyết áp thấp hoặc hạ đường huyết
Nguyên nhân có thể là do đường huyết thấp hay huyết áp thấp đều có thể gây ra những cơn choáng váng, hoa mắt.
Gặp hiện tượng chảy máu - dân gian gọi là máu báo
Sau khoảng 1 -2 tuần thụ thai, một số phụ nữ sẽ thấy đốm máu nhỏ, đó là do quá trình làm tổ của trứng.
Theo phongkhamphukhoa.org
Mang thai tháng thứ 3 quan hệ được không? Khi mang thai tháng thứ 3, các chị em thường lo lắng về chồng khi họ bị bỏ bê quá lâu. Vậy mang thai tháng thứ 3 quan hệ được không, chúng tôi sẽ giải đáp qua bài viết này. Mang thai tháng thứ 3 quan hệ được không? Có rất nhiều lời đồn thổi về chuyện ấy khi mang thai, nhiều người...