Mang thai khổ vì “bà cô” chồng
Em không biết có thể sống nổi với người chồng rất hay nghe mẹ và em gái này không nữa.
ảnh minh họa
Vợ chồng em yêu nhau cũng đến 3-4 năm mới tính đến chuyện kết hôn. Em là người gốc Hà Nội còn chồng thì ở tỉnh lẻ lên Hà Nội học và làm việc luôn tại đây. Chúng em quen nhau qua một người bạn mai mối, khi ấy em mới chỉ học đại học năm 2, còn anh đã đi làm được 5-6 năm. Anh hơn em tận 8 tuổi nên chững chạc và khéo chiều em lắm. Có lẽ vì thế mà ngay từ những ngày đầu quen nhau, em đã mê anh “như điếu đổ”.
Sau khi em ra trường và xin được việc, chúng em đã tính đến chuyện kết hôn. Anh cũng đã 30 tuổi nên gia đình mong có cháu bế lắm. Sau khi bố mẹ mua nhà xong cho anh ở Hà Nội, chúng em bắt đầu lo đến đám cưới. Những ngày đầu về sống cùng nhau, em thấy cả hai đều rất hợp. Tuy nhiên, mối bận tâm lớn nhất với em chính là cô em chồng. Bố mẹ chồng em thì vẫn sống ở quê nhưng vợ chồng em phải có tránh nhiệm chăm lo cho cô em gái của chồng bằng tuổi em. Đáng ngại là chồng em lại rất yêu thương và nghe lời cô em gái đó.
Về sống cùng nhau được tầm 3 tháng thì mâu thuẫn bắt đầu nẩy sinh. Cả 3 người trong nhà đều phải đi làm nhưng buổi tối về, tất cả mọi công việc đều đến tay em từ nấu cơm, rửa bát, giặt đồ đạc và cả chuẩn bị bữa sáng hôm sau. Cô em chồng không hề động chân tay đến bất cứ việc gì, cứ coi em như osin trong nhà vậy. Đó là khi em chưa bầu bí, em cũng đành im lặng để vừa lòng chồng và gia đình chồng. Thế nhưng vài tháng sau đó, khi em bầu bí vào rồi mà em chồng vẫn chẳng thay đổi. Đi làm về là cô ấy thay quần áo, tắm rửa rồi vất bộn bề trong nhà tắm. Sau đó lên phòng nằm xem phim cho đến khi em lên mời xuống ăn cơm. Ăn xong lại lên phòng mà chẳng thèm rửa bát, dọn dẹp giúp em. Nhiều khi em mệt quá còn phải kêu mẹ sang dọn nhà giúp.
Phục vụ em chồng tận tình thế nhưng cô ấy vẫn chưa hài lòng. Suốt ngày em chồng chỉ biết chê em nấu ăn không ngon, ủi quần áo không phẳng. Cô ấy còn mang những chuyện này nói trước mặt chồng em và điện về báo cáo với bố mẹ chồng em nữa chứ. Chồng em thì cứ cười trừ mà chẳng bao giờ góp ý với em chồng. Có hôm em nói những tật xấu của em chồng thì chồng dựng lông mày lên phản đối và bảo em chỉ biết nói xấu em chồng là nhanh. Để mọi chuyện êm đẹp, em lại nín nhịn.
Đỉnh điểm của mâu thuẫn xảy ra khi hôm trước em có nhắn tin với mẹ nói xấu mẹ chồng. Em cũng không nói gì to tát mà chỉ kể rằng mẹ chồng không biết dậy con bà, để cô em chồng lười thế mà vẫn bênh vực. Em chồng chẳng biết bằng cách nào đó đã đọc trộm tin nhắn của em và gửi về cho mẹ chồng em xem. Bà ngay lập tức bắt xe lên Hà Nội rồi gọi em về nhà ngay trong khi em đang ở cơ quan làm việc chứ.
Vừa về đến nhà, bà đã tát em một cái giáng trời và nói bà đang dậy con dâu. Lúc đó có cả chồng và em chồng đứng đó nhưng chồng em không nói gì mặc dù em đang bầu bí, đang mang trong mình giọt máu của anh. Bà bảo em phải quỳ xuống xin lỗi bà và em chồng thì mới được tiếp tục ở lại trong ngôi nhà này. Em tức giận quá đã bỏ về nhà mẹ đẻ ngay trong tối hôm đó.
Video đang HOT
Thế mà 3 ngày sau chồng em vẫn chẳng nhắn tin, gọi điện gì cả. Khi em gọi điện lại, chồng vẫn tỏ ra thờ ơ, chẳng quan tâm gì đến cái thân bầu bí của em. Chồng bảo muốn mọi chuyện êm đẹp thì về mà quỳ xuống xin mẹ, anh không xin giúp em được. Nhưng em vô cùng buồn với cái thái độ thờ ơ của chồng. Đến khi sự việc xảy ra như thế này, em mới thấy chồng chỉ biết nghe mẹ và em gái. Cuộc sống tương lai còn bao chuyện khó khăn, rồi mâu thuẫn mẹ chồng, mẹ chông… em cứ phải chịu nhịn nhục thế này sao? 3-4 năm trời yêu nhau nhưng có lẽ bây giờ em mới hiểu được tính nết của chồng.
Ngay lúc này đây, em chỉ muốn bỏ chồng, làm mẹ đơn thân thôi. Em không muốn về căn nhà để phục vụ cho hai anh em nhà họ nữa. Mà lấy chồng cũng chỉ là để có con, em sắp đón con rồi, em cần gì hơn đây. Em chẳng nghĩ được gì sáng suốt hơn nữa các chị ơi?
Theo VNE
Kỳ bí kho báu bị yểm bùa bằng trinh nữ ở Bắc Giang
Mọi người truyền tai nhau rằng, trước đây người Tàu đã chôn rất nhiều vàng bạc, của cải dưới giếng chợ Bà Cô. Sau đó, họ mời thầy phù thủy đến để yểm bùa và một trinh nữ đã bị bắt về làm phép rồi nhấn chìm xuống giếng đến chết...
Từ bao đời nay, người dân xã Vô Tranh, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang vẫn đồn thổi về những câu chuyện kỳ bí xung quanh giếng Chợ ở thôn Tranh. Theo các bậc lão làng kể lại, trước đây, người Tàu đã chôn giấu rất nhiều vàng bạc, của cải kèm theo một trinh nữ để yểm bùa không cho người ngoài lấy trộm.
Giếng chợ Bà Cô hiện đã được xây lại cẩn thận.
Sự tích yểm bùa giếng chợ Bà Cô
Giếng chợ Bà Cô có tự bao giờ không ai biết. Ngay cả những cụ già nhất trong làng cũng nói rằng, từ khi sinh ra và lớn lên, cái giếng đã có rồi. Giếng chỉ sâu hơn 1 mét, nước trong văn vắt như mắt mèo và không bao giờ thấy cạn. Bên giếng có một ngôi đình cổ và một con chó bằng đá, bên cạnh nữa là một khu đất trống, người dân sử dụng để làm nơi họp chợ.
Người dân thôn Tranh kể rằng, ngày trước giếng có tên gọi khác là giếng Đình. Nhưng sau đó, đổi tên thành giếng chợ Bà Cô vì sự tích kỳ bí mà các bậc lão làng ở đây khẳng định là có thật. Mọi người truyền tai nhau rằng, trước đây, người Tàu đã chôn rất nhiều vàng bạc, của cải dưới giếng. Để không bị người khác xâm nhập, lấy trộm, họ đã mời một thầy phù thủy đến để yểm bùa ngải, ma thuật giữ của. Thầy phù thủy này đã tìm chọn và bắt một thiếu nữ tóc dài, xinh đẹp nhất vùng, đặc biệt cô gái đó phải là người còn trinh nguyên về để yểm bùa.
Trước khi làm phép, phù thủy đã bắt cô gái đó ngậm một loại sâm củ khoảng chừng 3 tháng rồi sau đó mới nhấn chìm xuống giếng nước trong. Sau khi cô gái bị nhấn chìm xuống giếng nước thì chưa thể chết ngay mà còn sống được một thời gian bằng khoảng thời gian được ngậm sâm.
Tên gọi giếng Đình đổi thành giếng chợ Bà Cô cũng từ đó mà có. Ngoài sự tích bí ẩn này, người ta còn đồn rằng, ngày xưa còn có những đàn lợn vàng, chó vàng chạy ra từ hướng cái giếng rồi mất tích một cách bí ẩn. Trong một lần cải tạo giếng, người dân đã phát hiện dưới sâu lớp bùn ở đáy giếng có một con chó đá ở cổ có đeo vòng tràng hạt và một cái chuông nhỏ.
Theo miêu tả thì con chó đá này có chiều cao khoảng 60 - 70cm, nặng khoảng 200 - 300kg, được tạc trong tư thế có 2 cái tai vểnh về phía trước, lưỡi thè ra như đang theo dõi, phòng vệ hay sẵn sàng tấn công bất cứ lúc nào khi đã xác định người lạ. Hai chân trước con chó đá quỳ xuống như để lấy đà trước khi chạy chồm lên, dưới bụng nó có một cái bát hương cũng được đúc liền khối từ tảng đá xanh ấy. Chính sự phát hiện này càng khiến người dân nơi đây tin vào những câu chuyện kỳ bí quanh chiếc giếng.
Những câu chuyện ly kỳ
Sau khi được nghe một số người dân kể lại những câu chuyện kỳ bí ấy, chúng tôi được giới thiệu đến gặp cụ Nguyễn Văn Bao, năm nay hơn 80 tuổi để biết rõ hơn về những câu chuyện xung quanh giếng. Cụ Bao bảo rằng, cụ cũng không biết thực hư những câu chuyện đó thế nào, cụ chỉ khẳng định rằng giếng đó thật sự rất thiêng.
Cụ Bao nói rằng, ở xã Vô Tranh này, không chỉ có giếng, đền thờ thiêng, mà cả vùng đất này cũng rất linh thiêng. Cụ dẫn chứng rằng, cụ và nhiều bạn bè trong xã từng tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhưng rất ít bạn bè của cụ bị chết bởi bom đạn, có chăng thì chỉ bị chết bởi sốt rét hoặc bệnh hiểm nghèo, nhưng hầu hết đồng đội cùng xã, sau chiến tranh trở về gần như đầy đủ.
Theo lời cụ Bao, ngày trước xung quanh cái giếng cây cối rậm rạp, um tùm, nước giếng rất mát và trong vắt. Những người dân nơi đây kháo nhau rằng, nếu muốn uống nước trong giếng thì tuyệt nhiên không được mở miệng. Cứ im lặng múc nước mà uống, chỉ cần khen nước ngọt hoặc chê nước dở thì về nhà sẽ đau bụng quằn quại, nếu đi khám thì cũng không tìm ra được bệnh và uống thuốc gì cũng không thấy đỡ. Điều đặc biệt nữa là, giếng chỉ được dùng để uống, không được phép rửa chân tay hay mặt mũi.
Nhiều người dân nơi đây cũng khẳng định rằng, có không ít người nơi khác đến do không biết những "quy định miệng" kia nên sau khi uống nước giếng chợ Bà Cô về thì ốm liệt giường. Có người thậm chí ốm 3 tháng sau mới khỏi.
Cụ Bao kể lại chuyện hồi nhỏ của mình rằng: "Tôi chơi thân với cụ Tảo, cụ Hiệu trong thôn. Hồi nhỏ, mấy đứa rủ nhau dắt trâu đến cánh đồng cạnh giếng chợ Bà Cô để chăn. Do mải chơi, mấy đứa để trâu ăn lúa, rồi uống nước của giếng Bà Cô. Không chỉ có vậy, con trâu của nhà cụ Hiệu còn đằm mình trong giếng ấy. Mấy hôm sau thì con trâu đó bị chết mà không rõ nguyên nhân. Còn riêng cụ Hiệu và cụ Tảo thì ốm dặt dẹo mấy tháng sau mới khỏi".
Những câu chuyện tưởng chỉ dừng lại rỉ tai đồn đoán vu vơ, nhưng đến một ngày, ông Hoàng Văn Triệu, nguyên Chủ tịch Hội Nông dân xã Vô Tranh về đây cất nhà, do không có nước sinh hoạt, thấy giếng chợ Bà Cô sạch sẽ, ông đã rủ một vài người hàng xóm góp tiền, cùng nhau cải tạo lại để lấy nước về dùng. Mặc dù giếng chỉ sâu hơn 1m, nhưng người dân thay phiên nhau múc nước đến quá một buổi mà nước trong giếng chỉ vơi đi một nửa.
Trong quá trình nạo vét, người dân phát hiện dưới lớp bùn sâu có một con chó đá nặng chừng 300kg, dài khoảng 70cm, sau đó họ phải huy động 7 thanh niên lực lưỡng mới nhấc con chó đá ra khỏi giếng. Khi tảng đá được khiêng lên thì đột nhiên một cột nước trong miệng giếng phun ngược với chiều cao tầm 7 - 8m khiến ai nấy đều hốt hoảng.
Lời nguyền kho báu
Người dân nơi đây còn rỉ tai nhau về câu chuyện thần giữ của là con chó đá mà người dân xã Vô Tranh khai quật được. Được biết, sau khi nhấc con chó lên khỏi giếng, thấy con chó đá đẹp quá, rất nhiều tỏ ý muốn xin hoặc mua lại về để làm cảnh. Nhưng tất cả mọi người hôm đó đều thống nhất rằng, đó là báu vật của làng, cộng thêm nhiều chuyện đã xảy ra nên sợ, quyết định không bán và cho ai. Người dân đồn thổi rằng, con chó đá là thần giữ của, kẻ nào lấy con chó đá về nhà mình là tự rước họa vào thân. Vì thế họ đặt con chó ngay bên cạnh giếng mà không bị mất trộm.
Sẽ không có chuyện gì để bàn nếu không có sự kiện con chó đá bỗng dưng biến mất một cách bí ẩn. Đó là vào sáng ngày 27 tháng chạp, năm 2008, sau khi thức dậy, ông Triệu phát hiện con chó đá bị đánh cắp. Điều bất ngờ, sau đó đúng một năm, con chó đá lại được đặt ngay ngắn ở vị trí cũ và cạnh đó là một bát hương đang cháy dở cùng rất nhiều tiền vàng được rải xung quanh giếng. Mọi người trong thôn đều không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Mãi sau này ông Triệu mới biết, con chó đá bị ông Nghi Hải ở xóm Trại Găng bên cạnh lấy trộm mang về nhà. Sau khi mang chó về, gia đình ông Nghi Hải xảy ra rất nhiều chuyện mà theo người dân nơi đây là do ông đã trộm con chó đá nên bị phạt. Gia đình ông Hải làm gì cũng thất bát, con cái thì thường xuyên ốm đau, thằng con trai nhà ông đi xe máy tự ngã rồi chết, bản thân ông Hải từ ngày mang con chó về thì thường xuyên phải nằm viện...
Sau khi nghe nhiều người nói về lời nguyền, sợ quá nên ông lại phải đem trả con chó vào đúng vị trí và ngày giờ mà ông đã lấy. Được biết, sau khi về vị trí cũ được ít tháng thì con chó lại bị mất và đến giờ, 3 năm đã qua, người dân chưa thấy con chó quay về.
Nhiều người tìm nhưng không thấy kho báu Cách đây hơn 10 năm, có một nhóm người ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đến đào bới giếng để tìm kho báu. Nhóm người này khoảng 10 người, họ lắp máy bơm với ý định bơm cạn nước giếng, nhưng bơm mãi mà giếng chỉ cạn được một phần. Trong đoàn, có người xuống giếng và thọc tay xuống sâu lớp bùn lấy lên một nắm cát, theo như mọi người nói đây là vàng sa khoáng. Một nhóm người khác tự xưng là dân làng bên đến giữ của và họ giở luật giang hồ. Sau cuộc xô xát đó, những người ở Lục Ngạn đành bỏ của chạy lấy người. Chiếm được giếng, những người chủ mới liền tiến hành tìm kiếm nhưng tìm mãi mà không thấy vàng ở đâu. Một điều lạ lùng là những thanh niên khỏe mạnh đang làm, tự nhiên lăn ra ốm mà không rõ nguyên nhân, đi khám và uống thuốc gì cũng không khỏi. Sau đó họ phải làm lễ cúng bên cạnh giếng thì mới khỏe lại được. Rốt cục, sau khoảng nửa tháng đào bới, dù đã sử dụng nhiều loại máy móc hiện đại, họ cũng không tìm được vàng mà còn phải tiêu một khoản chi phí khá lớn để thuê người, thuê máy. Theo người làng, có rất nhiều người đã dùng máy dò đến để tìm kho báu nhưng cũng chỉ tìm được một ít tiền cổ, còn vàng thì chưa ai tìm được.
Theo Người đưa tin