Mang tê giác trắng trở về từ cõi chết bằng kỹ thuật số
Cá thể tê giác trắng đực cuối cùng tên là Sudan đã chết vào tháng 3-2018 ở tuổi 45 tại khu bảo tồn thiên nhiên ở Kenya.
Và mới đây, một người nghệ sĩ đã dùng hình ảnh kỹ thuật số để tái hiện lại Sudan bằng kích thước thật và trưng bày tại Học viện Hoàng gia London.
Cá thể tê giác trắng đực cuối cùng trên thế giới được tái hiện bằng kỹ thuật số.
Chương trình mang tên “ Tầm nhìn sinh thái ” là nơi các nghệ sĩ, nhà thiết kế, kiến trúc sư thể hiện cách của mình ứng phó với tình trạng khẩn cấp khí hậu.
Nghệ sĩ Alexandra Daisy Ginsberg, London, lần đầu tiên nghe kể về số phận của Sudan trên Twitter và đã quyết định “hồi sinh” cá thể tê giác này.
Trong video kéo dài sáu phút của Ginsberg mang tên “Thay thế”, Sudan được tạo lại từ các cảnh quay lưu trữ của vườn thú và bằng các mô hình máy tính do công ty hiệu ứng hình ảnh The Mill cung cấp. Còn cách cá thể tê giác này di chuyển dựa trên nghiên cứu của công ty trí tuệ nhân tạo DeepMind.
Nghệ sĩ Ginsberg nói: “Bạn chỉ cần ngồi trên một chiếc ghế dài và xem Sudan hiện hữu trước mặt bạn như một con tê giác trong một chiếc hộp. Bạn nghe thấy tiếng khịt mũi của nó. Bạn cảm nhận được cơ thể đồ sộ với trọng lượng lớn của con tê giác. Và trong một khoảnh khắc thăng hoa, nó sẽ nhìn thẳng vào mắt bạn”.
Ginsberg nói rằng cô “vô cùng xúc động” khi nhìn thấy Sudan. Cô một mặt thấy rất hài lòng nhưng vô cùng buồn bã khi đã tạo ra “hồn ma của con tê giác”. Mục đích của cô là khiến mọi người cảm nhận về vị trí của mỗi loài trong thế giới tự nhiên.
“Thay thế”. Ảnh: Học viện Nghệ thuật Hoàng gia, London, Anh.
“Tại sao chúng ta không thể chăm sóc những loài chúng ta đang có? Câu chuyện bảo tồn các loài động vật hoang dã rất cấp bách. Chúng ta cần thay đổi hành vi của mình và có tiếng nói với cấp có thẩm quyền”, nghệ sĩ Ginsberg nhấn mạnh.
Tác phẩm “Thay thế” hiện cũng đang được trưng bày ở New York và Hà Lan. Và chương trình “Tầm nhìn sinh thái” đã được trình chiếu thay phiên nhau kể từ năm 2018 tại Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Thụy Điển và bây giờ là Anh.
HẢI PHONG
Theo nhandan.com.vn/CNN
Đại bàng Mông Cổ phô diễn khả năng săn mồi tuyệt đỉnh
Đại bàng Mông Cổ lao thẳng xuống nền tuyết trắng xóa, quật ngã con cáo tuyết rồi ghim chặt nó xuống mặt đất, không cho con mồi cơ hội vùng vẫy trốn thoát.
Video:đại bàng mông cổ phô diễn khả năng săn mồi tuyệt đỉnh
Đại bàng vàng châu Á hay còn gọi la đại bàng Mông Cổ là một trong những loài chim săn mồi lớn nhất hành tinh. Một con đại bàng trưởng thành nặng khoảng 6,5 kg, chiều dài thân từ 66 - 102 cm, sải cánh rộng hơn 2m. Thậm chí, một con đại bàng trưởng thành có thể nặng đến 7 kg, sải cánh hơn 230 cm. Đại bàng lớn nặng tới 6,5 kg, sải cánh rộng hơn 2 mét.
Phân bố ở khắp các vùng cao Trung Á, chúng coi là thần điểu của thảo nguyên. Chim đại bàng Mông Cổ có đôi mắt rực sáng, tầm nhìn của chúng gấp 8 lần tầm nhìn của con người.
Đại bàng vàng đạt vận tốc lên tới 250 km/h và có thể sà xuống quắp đi cả những con thú lớn như chó sói, với tốc độ bay lên tới 200 km/giờ. Các móng vuốt trên chân của đại bàng cong và sắc nhọn. Bộ móng vuốt sắc bén này chính là vũ khí lợi hại của chúng trong việc tấn công và bắt giữ con mồi.
Là loài động vật hoang dã với bản năng săn mồi điêu luyện, đại bàng vàng được người dân Mông Cổ nuôi và huấn luyện để đi săn. Những con chim đại bàng dũng mãnh không hề e ngại những loài động vật to lớn hơn.
Một khi chúng đã xác định được mục tiêu thì con mồi sẽ khó lòng thoát khỏi cái chết đau đớn. Trong đoạn video, con đại bàng phát hiện con cáo hoang đơn độc đi kiếm ăn giữa tuyết, theo lệnh chủ nhân lập tức đuổi theo.
Khi đã tiếp cận đủ gần, con đại bàng lao xuống với vận tốc như tên bắn, vươn đôi chân cùng cặp móng vuốt sắc nhọn để tấn công con mồi. Con cáo khi biết không thể trốn chạy, lập tức quật lại chống trả kẻ đi săn. Dù bất lợi về kích cỡ nhưng con đại bàng không hề tỏ ra nao núng, bình tĩnh quật ngã con cáo rồi dùng cặp vuốt ghim chặt đối phương xuống đất. Con cáo bị khống chế hoàn toàn, không có cơ hội vũng vẫy để trốn thoát, chỉ có thể chờ đợi cái chết khi chủ nhân của con đại bàng tới.
Theo Người đưa tin
Lịch sử kính thiên văn - 400 năm thay đổi tầm nhìn của con người về vũ trụ Kính thiên văn được coi là một phát minh vĩ đại của thế kỷ 17 khi nó tạo nên một cuộc cách mạng thay đổi nhận thức của nhân loại về trật tự của Hệ Mặt Trời, kích thước và nguồn gốc của Vũ Trụ. Với lịch sử phát triển hơn 400 năm cùng vô số cải tiến, kính thiên văn đang ngày...