Mang tất khi đi ngủ có tốt không?
Trời lạnh, nhiều người có thói quen đi tất chân khi ngủ. Mặc dù cách này thường gây cảm giác bí chân nhưng sẽ giúp dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
Theo y học cổ truyền, mọi bệnh tật đều bắt đầu từ lạnh, và lạnh bắt đầu từ bàn chân. Do đó, giữ ấm chân là yếu tố quan trọng để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
Mang tất khi đi ngủ được ví như một phương pháp chữa bệnh nhẹ nhàng. Điều này xuất phát từ việc giữ ấm bàn chân, nơi được coi là đầu mối của nhiều huyệt đạo và kinh mạch quan trọng trong cơ thể.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chân lạnh có thể gây ra tuần hoàn máu kém, làm giảm lưu lượng máu lên các cơ quan quan trọng, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh và tuần hoàn.
Ảnh minh họa (Nguồn: Pexels)
Lợi ích từ thói quen đi tất khi ngủ
Mar De Carlo, tác giả và người sáng lập Hiệp hội tư vấn giấc ngủ chuyên nghiệp của Viện Y tế và Nuôi dạy con cái Quốc tế, giải thích:
“Có rất nhiều lợi ích khi đeo tất đi ngủ, chẳng hạn làm tăng tuần hoàn và lưu lượng máu đến bàn chân. Điều đó có thể giúp hạ nhiệt độ cơ thể, báo hiệu cho não rằng đã đến giờ đi ngủ.
Một nghiên cứu liên quan đến một số ít đối tượng cho thấy nam thanh niên đi tất khi ngủ sẽ ngủ nhanh hơn 7,5 phút, ngủ lâu hơn 32 phút và thức dậy ít hơn 7,5 lần so với những người không đi tất.
Việc đi tất khi ngủ vào mùa đông cũng liên quan đến nhịp sinh học – đồng hồ bên trong quản lý các chức năng của chúng ta dựa trên 24 giờ một ngày.
Tổ chức Sleep Foundation cho biết: “Nhiệt độ cơ thể thấp hơn thường dẫn đến buồn ngủ và bằng chứng cho thấy rằng việc sử dụng tất hoặc các phương pháp làm ấm chân khác có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể bạn và giúp bạn ngủ nhanh hơn”.
Theo De Carlo, một lợi ích khác của việc đi ngủ thoải mái là giảm nguy cơ bị Raynaud tấn công. Raynaud là một căn bệnh thường ảnh hưởng đến ngón chân và ngón tay, khiến da mất khả năng tuần hoàn và bắt đầu sưng tấy, đau đớn.
Video đang HOT
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mang tất vào ban đêm có thể giúp ngăn ngừa căn bệnh bằng cách giữ cho máu lưu thông và giữ ấm chân tay.
Mặc dù bệnh Raynaud thường bị kích hoạt bởi nhiệt độ lạnh (hoặc lo lắng, căng thẳng), nhưng việc đi tất sẽ không ngăn được Raynaud phát triển thành một căn bệnh, nó chỉ có thể giúp giảm thiểu nguy cơ bùng phát bệnh.
Các lợi ích khác của việc mang tất đi ngủ bao gồm cải thiện tình trạng nứt gót chân, ngăn ngừa các cơn bốc hỏa.
Ảnh minh họa (Nguồn: Getty)
Theo De Carlo, mang tất khi đi ngủ còn ảnh hưởng tích cực đến hoạt động phòng the. Cụ thể, nó làm tăng khả năng đạt cực khoái lên 30%, trong một nghiên cứu của Đại học Groningen với 13 cặp đôi.
Các nhà nghiên cứu cho rằng cực khoái là kết quả của việc tăng lưu lượng máu đến các cơ quan sinh dục và việc mang tất khi đi ngủ góp phần lưu thông máu khỏe mạnh hơn. Phát hiện này không có gì đáng ngạc nhiên.
Trường hợp ngủ chân trần
Ưu điểm của việc đi ngủ mà không đi tất vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các nghiên cứu hầu hết đều gợi ý rằng, nếu một người không gặp phải các vấn đề liên quan đến nhiệt độ cơ thể thì việc ngủ không đi tất có thể khiến cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn.
Trong một số trường hợp, mang vớ trong thời gian dài, đặc biệt là khi vớ quá chật, có thể làm giảm lưu thông máu và gây áp lực lên hệ tuần hoàn. Điều này có thể dẫn đến tăng huyết áp và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch.
Ngoài ra, mang vớ khi ngủ nếu không vệ sinh đúng cách có thể cản trở khả năng “thở” tự nhiên của da chân. Việc mang vớ quá chật hoặc quá bẩn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến mùi hôi khó chịu.
Chất liệu vớ không thoáng khí hay quá dày có thể khiến người đeo tất cảm thấy quá nóng và bí bách khi đeo. Khi nhiệt độ cơ thể tăng quá mức sẽ gây ra cảm giác khó chịu, dẫn đến rối loạn nhịp sinh học và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ .
Ngoài ra, bất chấp những lợi ích liên quan đến việc mang tất khi đi ngủ, De Carlo lưu ý rằng tất không phải là cách hiệu quả để chữa một số bệnh. Ví dụ, mặc dù mang tất có thể giúp ngủ ngon hơn nhưng điều quan trọng là phải hiểu tại sao chân thường xuyên lạnh ngắt.
De Carlo lưu ý: “Bàn chân lạnh có thể do một số nguyên nhân như thiếu máu, tiểu đường và suy giáp, những nguyên nhân này cần được giải quyết.
Nếu nguyên nhân gốc rễ của chứng khó ngủ là do một vấn đề sâu xa hơn chưa được phát hiện và giải quyết. Chẳng hạn, nếu một người đang phải đối mặt với chứng lo âu và bị kích thích quá mức về mặt tinh thần thì việc mang tất đi ngủ sẽ không phải là giải pháp”.
Ảnh minh họa (Nguồn: Getty)
Lựa chọn tất phù hợp khi ngủ
Mặc dù mang tất khi ngủ mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc chọn tất phù hợp cũng rất quan trọng.
Thực tế, không phải loại tất nào cũng được tạo ra như nhau. De Carlo cho biết: “Bạn nên mang những đôi tất sạch khi đi ngủ được làm từ sợi tự nhiên như cashmere, len merino, tre hoặc bông. Những chất liệu này sẽ mang lại độ ấm thích hợp, thông thoáng và hỗ trợ vệ sinh da tổng thể”.
Hãy tránh sử dụng tất quá chật hoặc có chất liệu tổng hợp không thấm hút mồ hôi, vì điều này có thể gây kích ứng da và ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.
Levothyroxine - Loại thuốc tuyến giáp phổ biến có liên quan tới tình trạng mất xương
Levothyroxine, một loại thuốc phổ biến điều trị suy giáp có liên quan đến tình trạng mất xương ở người lớn tuổi.
Việc dư thừa hormone tuyến giáp có thể dẫn đến sự phá vỡ mô xương, gây ra chứng loãng xương.
Levothyroxine được bán trên thị trường dưới các tên thương hiệu khác nhau (bao gồm synthroid), là phiên bản tổng hợp của thyroxine, một loại hormone do tuyến giáp sản xuất. Đây là loại thuốc được kê đơn phổ biến trị suy giáp.
Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp sản xuất quá ít thyroxine. Nếu không điều trị, có thể xảy ra tình trạng tăng cân, mệt mỏi, rụng tóc và các biến chứng nghiêm trọng hơn, nhưng quá nhiều thyroxine có liên quan đến gãy xương cao hơn.
Một nghiên cứu mới được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội X quang Bắc Mỹ đầu tháng 12 mới đây cho thấy, ngay cả ở những người lớn có nồng độ tuyến giáp nằm trong phạm vi bình thường được chấp nhận, thì việc dùng levothyroxine hàng ngày trong 6 năm cũng có liên quan đến tình trạng mất xương nhiều hơn.
Một nghiên cứu được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội X quang Bắc Mỹ đầu tháng 12 mới đây cho thấy, thuốc điều trị suy giáp phổ biến levothyroxine có liên quan đến tình trạng mất xương ở người lớn tuổi.
TS. Shadpour Demehri, Đại học Johns Hopkins, đồng tác giả cho biết, nghiên cứu cho thấy rằng ngay cả khi tuân theo các hướng dẫn hiện hành, việc sử dụng levothyroxine dường như vẫn liên quan đến tình trạng mất xương nhiều hơn ở người lớn tuổi.
Tìm thấy mối liên hệ giữa mất xương và việc sử dụng levothyroxine
Nghiên cứu bao gồm những người tham gia từ 65 tuổi trở lên bị suy giáp, trong đó có 81 người dùng levothyroxine hàng ngày và 364 người không sử dụng. Những người tham gia đã đi khám ít nhất hai lần, trong đó xét nghiệm máu xác nhận họ có mức độ bình thường của cả hormon kích thích tuyến giáp (TSH) - loại hormone trong não điều chỉnh chức năng tuyến giáp và T4 tự do - phản ánh mức độ thyroxine và được chụp cắt lớp để đo mật độ, khối lượng xương.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sau khoảng 6 năm, những người dùng levothyroxine mất nhiều khối lượng xương và mật độ xương toàn thân hơn những người không dùng thuốc này. Mối liên hệ này mạnh hơn khi nồng độ thyroxine tăng lên.
Theo TS. Elena Ghotbi, Trường Y khoa Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, đồng tác giả nghiên cứu, khi thuốc tuyến giáp được dùng quá liều, sẽ làm tăng hormone tuyến giáp hơn mức họ cần. Việc có quá nhiều hormone tuyến giáp có thể làm tăng sự tái hấp thu xương, gây phá vỡ mô xương, dẫn đến bệnh loãng xương.
Người bệnh có nên tiếp tục dùng levothyroxine không?
Người bệnh không nên ngừng dùng levothyroxine dựa trên kết quả nghiên cứu. Hiện nhiều bệnh nhân thực sự cần phải dùng levothyroxine. Ví dụ, những người đã phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp sẽ trở nên cực kỳ ốm yếu nếu họ ngừng dùng loại thuốc này.
Levothyroxine vẫn là tiêu chuẩn vàng, an toàn, được sử dụng rộng rãi nhất để điều trị suy giáp. Các lựa chọn khác có thể đi kèm với nguy cơ mất xương thậm chí còn cao hơn, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
Nếu bạn lo ngại về việc dùng levothyroxine, các chuyên gia khuyên nên trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào. Theo các nhà khoa học, người bệnh không nhất thiết ngừng dùng levothyroxine, mà phối hợp chặt chẽ với bác sĩ, xem xét lại chẩn đoán và mục tiêu điều trị cá nhân, có thể điều chỉnh liều lượng để duy trì nồng độ hormone tuyến giáp trong phạm vi an toàn.
Bích Ngọc
Suy giáp và cường giáp ảnh hưởng như nào đến giấc ngủ? Suy giáp, cường giáp gây ảnh hưởng đến giấc ngủ là những vấn đề khá phổ biến và liên quan, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, hoàn cảnh, giới tính, đặc biệt là phụ nữ. Khoảng 1/4 số người bị suy giáp gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Mặc dù chưa có số liệu cụ thể, nhưng có khả...