Mạng Solana đóng băng gần 7 giờ vì bot giao dịch tự động
Mạng lưới blockchain Solana đóng băng do bị tấn công vào ngày 1/5.
Từ 12h ngày 1/5, mạng blockchain Solana đã sập trong khoảng 7 giờ. Vụ việc xảy ra sau khi các bot giao dịch tràn vào công cụ tạo NFT miễn phí Candy Machine.
Theo DeCrypt, Candy Machine thực hiện tới 4 triệu giao dịch tạo NFT mỗi giây, tương ứng với băng thông gần 100Gbps khiến mạng Solana tê liệt.
Metaplex, công cụ tạo NFT trên Solana nhận định sự cố có liên quan tới các giao dịch do bot thực hiện trên công cụ Candy Machine.
“Để xử lý vấn đề này, chúng tôi đã hợp nhất và sẽ sớm triển khai một công cụ chống bot cho Candy Machine nhằm ổn định mạng Solana”, đại điện Metaplex khẳng định.
Công cụ đúc NFT miễn phí Candy Machine đã bị tấn công bởi các bot giao dịch
Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, trong thời gian gặp sự cố, giá Solana đã giảm xuống còn 83,06 USD. Tuy nhiên, đồng tiền mã hóa này đã tăng trở lại lên 88,01 USD vào chiều 2/5 (giờ Việt Nam).
Ông Austin Federa, Trưởng bộ phận Truyền thông của Solana, đã xác nhận sự cố hôm qua trên Twitter.
“Mạng Mainnet beta của Solana không chịu được lượng băng thông mà bot gây ra. Trong khi đó, mạng xác thực cũng không thể phục hồi”, ông Federa cho biết trong một tuyên bố.
Cho tới tối 1/5, các node PoS đã tiến hành khởi động lại mạng lưới Mainnet Beta của Solana.
Kênh Discord của Solana đã trở thành cầu nối bất đắc dĩ để đội ngũ Solana gửi thông điệp tới những người xác thực. Có thể những người này cũng không hay biết lỗi ngừng hoạt động trên Solana.
Video đang HOT
Đội ngũ kêu gọi các node cùng khởi động lại mạng lưới Solana qua Discord.
Sự cố trên đã khiến một số người đặt câu hỏi về tính hiệu quả của blockchain. Nhiều người dùng mạng xã hội, bao gồm cả nhà sáng lập Cardano Charles Hoskinson đã đăng những tấm ảnh meme về sự cố này.
Vụ việc này cũng gợi nhớ đến sự cố mất điện kéo dài 17 giờ của Solana hồi tháng 9/2021. Solana Foundation sau đó đã đưa ra một thông báo khẳng định sự cố là một cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) nhằm vào blockchain.
Trào lưu mua 'giày ảo' giá nghìn USD để vừa chạy vừa kiếm tiền
Dự án chạy bộ kiếm tiền Stepn thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong nước nhờ mức tăng trưởng mạnh, tuy nhiên, giai đoạn hiện tại có thể nhiều rủi ro cho người mới tham gia.
Gần đây, dự án đi bộ để kiếm tiền (move-to-earn) Stepn trên blockchain Solana có sự tăng trưởng mạnh. Tại các hội nhóm đầu tư tiền số tại Việt Nam, Stepn trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi, nhiều người tham gia.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, so với các mô hình blockchain trước đó như DeFi, GameFi, giải pháp move-to-earn của Stepn chưa hoàn thiện và không đảm bảo sự ổn định trong mô hình kinh tế trò chơi về lâu dài.
Ý tưởng mới lạ, ngược dòng giữa giai đoạn thị trường ảm đạm
Sau gần một tháng IDO (lần đầu mở bán), token GMT của Stepn đạt mức tăng trưởng khoảng 2.000 lần. Giữa giai đoạn thị trường ảm đạm, Stepn trở thành dự án được quan tâm, chủ đề bàn luận sôi nổi tại cộng đồng nhà đầu tư trong nước.
Move-to-earn là loại hình giúp người dùng kiếm tiền qua những chuyển động hàng ngày bằng cách sử dụng công nghệ cảm biến và đo lường chuyển động của con người. Cách đo lường này không mới, nhưng hiện chỉ có một số dự án như Genopets hay Stepn trở thành những sản phẩm tiên phong cho loại hình trên blockchain.
Giá token GMT của Stepn tăng trưởng mạnh trong thời gian ngắn.
"Ngoài lý do đầu tư, Stepn cho tôi động lực mỗi tuần 4-5 buổi ra đường để chạy bộ. Với người luyện tập, động lực để duy trì luyện tập thường xuyên là rất quan trọng", ông Nguyễn Hải Đăng, một người đang trải nghiệm Stepn chia sẻ. Trước khi sử dụng nền tảng này, ông Đăng cũng thường xuyên chạy để rèn luyện sức khỏe.
"Stepn là dự án tập luyện kết hợp cùng blockchain rất hay trong giai đoạn người dùng quan tâm đến sức khỏe. Dự án tạo điều kiện để khách hàng phổ thông tiếp cận với tiền số mà không cần nhiều kiến thức chuyên sâu. Đồng thời, hiệu ứng FOMO (hội chứng sợ bỏ lỡ) mạnh của cộng đồng góp phần khiến Stepn tăng trưởng tốt", Tiến sĩ Phạm Nguyễn Anh Huy, người sáng lập Trung tâm Công nghệ tài chính và Mã hoá Đại học RMIT chia sẻ quan điểm.
Việc được tham gia Binance Launchpad và hậu thuẫn bởi Solana giúp Stepn gây chú ý.
Giải thích nguyên nhân GMT tăng giá và Stepn gây được sự chú ý của cộng đồng, bà Jenny Nguyễn, đại diện Ancient8, gaming guild của Việt Nam được Coinbase rót vốn cho rằng mô hình move-to-earn thổi làn gió mới vào thị trường tiền số sau khi GameFi dần hạ nhiệt.
"Trước đây, game NFT chủ yếu là hình thức click-to-earn (bấm để kiếm tiền) với lối chơi nhàm chán, không đặc sắc. Yếu tố xã hội của Stepn giúp khơi dậy nhiều hứng thú cho người tham gia", bà Jenny chia sẻ với PV .
Ngoài ra, nhà đầu tư tham gia Stepn vì mức lợi nhuận tốt và thời gian hoàn vốn nhanh.
"Hiện đôi giày rẻ nhất trên game có giá khoảng 8 SOL (khoảng 23 triệu đồng). Theo tính toán của tôi, nếu chạy đầy đủ thì mất khoảng 35-40 ngày để hoàn vốn", ông Nguyễn Văn Toàn, nhà đầu tư Stepn nói. Ông Toàn chia sẻ đã biết đến dự án này từ đầu tháng 3, nhận thấy cơ hội đầu tư nên đã mua nhiều giày để chạy kiếm lợi nhuận.
Chưa rõ mức độ bền vững
"Bản chất Stepn là một mô hình ổn dành cho mục đích rèn luyện thể chất, có thể phát triển âm thầm trong giới chạy bộ. Nhưng theo tôi, nền tảng sẽ khó phổ biến vì tập người dùng không lớn. Ngoài ra, mức khởi điểm để đầu tư, mua vật phẩm trong trò chơi này khá cao", ông Hải Đăng nhận định.
Đồng thời, ông Nguyễn Hải Đăng cho rằng nếu nhìn Stepn chỉ dưới góc độ đầu tư, người dùng cần cân nhắc nhiều yếu tố. "Nếu không đam mê luyện tập, chỉ tìm đến dự án vì mục đích kiếm tiền, người dùng sẽ rất khó để tin tưởng vào mô hình này", ông Đăng nói thêm.
Trao đổi về tiềm năng phát triển của mô hình move-to-earn, ông Huy cho rằng các dự án liên quan đến tập luyện, sức khỏe kết hợp với game có thể là xu hướng của lĩnh vực blockchain trong thời gian tới. Ngoài ra, ông Huy đánh giá đây là một nhánh mới của mô hình GameFi, mang đến các lợi ích cho người dùng, ngoài yếu tố lợi nhuận.
So với các GameFi truyền thống, Stepn bị đánh giá khó giữ chân người chơi.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Toàn cho rằng dưới góc độ đầu tư, Stepn vẫn là một trò chơi tài chính, tiềm ẩn nhiều rủi ro. "Là người tham gia thị trường đã lâu, tôi đánh giá Stepn có nhiều tiềm năng. Nhưng thị trường tiền số vận hành theo trend (xu hướng) nên khi đầu tư, người dùng cần chuẩn bị tâm lý cho rủi ro thua lỗ", ông Toàn chia sẻ.
Trong khi đó, mô hình kinh tế của Stepn cũng được các chuyên gia đánh giá thiếu ổn định nếu không nâng cấp.
"Nếu một trò chơi có nhiều người kiếm tiền hơn là tiêu tiền thì cuối cùng nó vẫn là đa cấp. Số tiền thu về của người chơi trước đến từ những người bỏ ra sau", Wu Blockchain, chuyên gia phân tích lĩnh vực chuỗi khối và cập nhật các tin tức độc quyền về việc đào Bitcoin tại Trung Quốc, có hơn 200.000 người trên mạng xã hội Twitter nhận định.
"Dự án sẽ ổn định khi người dùng sẵn sàng sử dụng nền tảng ngay cả khi họ thua lỗ. Nói cách khác, mô hình cân bằng tốt phải có lượng người dùng chi tiêu lớn hơn khách hàng đầu tư", Wu Blockchain chia sẻ quan điểm.
GST là token trả thưởng, GMT là đồng tiền số điều hành của Stepn.
Theo đó, Stepn khó nâng cấp mô hình bởi việc chạy bộ vốn nhàm chán với những người không quan tâm và khó nâng cấp. Điều này đồng nghĩa nếu Stepn không còn sinh lời, những nhà đầu tư hiện tại sẽ không tiếp tục chạy.
Không đồng ý với quan điểm này, bà Jenny Nguyễn cho rằng mô hình chạy bộ của Stepn vẫn có khả năng nâng cấp để giữ chân người dùng. "Nhà phát triển có thể tích hợp thêm công nghệ AR (thực tế tăng cường) để nâng cao trải nghiệm, hoặc thêm các bộ phận cảm biến nhằm mở rộng các môn thể thao, giống như các Nintendo làm với Switch", bà Jenny nói.
Trong khi đó, ông Phạm Nguyễn Anh Huy cho rằng Stepn là một dự án blockchain tập trung vào sức khỏe của người dùng, chứ không phải việc trả thưởng, khác biệt với GameFi truyền thống.
"Tất nhiên hiện tại có đông người dùng chỉ tập trung vào lợi nhuận và đầu tư nhiều tiền vào Stepn với kỳ vọng thu lời. Nhưng khi có lượng người dùng lớn, trò chơi sẽ đến điểm bão hòa rất nhanh. Đến giai đoạn này, khi lợi nhuận không còn được như mong muốn, chỉ những người dùng thực sự có nhu cầu phát triển sức khỏe, đồng thời nhận thưởng sẽ tiếp tục gắn bó với mô hình", ông Huy nhận định.
Một nền tảng blockchain vừa bị hacker "thó" mất 120 tỷ đồng, nhưng danh tính thủ phạm mới là điều gây sửng sốt Vụ tấn công diễn ra với thủ đoạn vô cùng tinh vi và nạn nhân lần này tiếp tục là một ứng dụng thuộc blockchain Solana. Có vẻ như cơn ác mộng của Solana (SOL) vẫn chưa dứt khi mà vào đêm ngày 23/3 vừa qua, ứng dụng Cashio được xây dựng trên mạng SOL đã bất ngờ bị hack. Hiện tại, đội...