“Mạng lưới thông minh”: xu hướng mới dùng năng lượng hiệu quả
Kết hợp nguồn cấp điện với máy tính và công nghệ truyền thông hiện đại để tạo ra “mạng lưới thông minh” sẽ là một xu hướng trọng tâm trong năm 2011.
Kết hợp nguồn cung cấp điện cho các máy tính hiện đại với công nghệ truyền thông để hình thành một “mạng lưới thông minh”, đó là mấu chốt quan trọng của công nghiệp tiện ích trong năm nay.
Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sẽ mở ra và hỗ trợ các mô hình kinh doanh mới, và phân khúc về nguồn năng lượng tái tạo – chẳng hạn sức gió và năng lượng mặt trời – sẽ thấy những đầu tư mới dưới những chính sách quy định nghiêm ngặt. Một số dự báo mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường IDC dựa trên nhận định của các chuyên gia cố vấn và các dịch vụ tư vấn, cho biết năm nay sẽ tập trung vào phát triển thị trường và công nghệ trong ngành công nghiệp năng lượng và tiện ích.
IDC cũng dự báo trong năm nay các dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ phát triển đáng kể, tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm sẽ đạt 6,3% trong giai đoạn 2010-2014. Báo cáo cũng cho biết doanh nghiệp vẫn tiếp tục quan tâm đến bảo mật thông tin, cải thiện việc phân bổ trong quản lý và tự động hóa hệ thống mạng để hướng đến công nghiệp tiện ích, đồng thời tập trung chi ngân sách vào phát triển và kiểm thử các ứng dụng.
Bên cạnh đó, ngân sách cũng sẽ được rót vào hạ tầng mạng cụ thể và hệ thống lưu trữ để cải thiện khả năng quản lý thông tin của khách hàng, giải pháp quản trị doanh nghiệp thông minh (Business Intelligence) và giải pháp phân tích vấn đề.
Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đi đầu trong việc phát triển các mô hình kinh doanh và “hệ sinh thái” tiện ích, đặc biệt 2 quốc gia này sẽ tập trung vào khuynh hướng hạ tầng dựa vào thể thức PEV (Plug-in electric vehicle, tạm dịch: phương tiện nạp điện). Debashis Tarafdar, Phó chủ tịch IDC ở châu Á – Thái Bình Dương, cho biết công nghiệp tiện ích của khu vực này sẽ quan tâm nhiều đến chất lượng, bảo mật và các dịch vụ có độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, việc đầu tư cũng chú ý vào các mô hình kinh doanh hướng đến khách hàng, các công nghệ lưới thông minh và những cải tiến để tiết kiệm năng lượng.
IDC cho biết một số quốc gia ở châu Á – Thái Bình Dương nhắm đến cung cấp năng lượng tái tạo để hướng đến việc sử dụng toàn bộ dạng năng lượng này vào năm 2020, do đó các quốc gia đã đẩy mạnh các dự án phát triển năng lượng gió và năng lượng sinh học.
Theo PCWorld
Video đang HOT
Xu hướng công nghệ năm 2011 định hình tại hội chợ CES
Triển lãm điện tử tiêu dùng ở Las Vegas (Mỹ) đã gần kết thúc và giới quan sát đã có thể xác định những dòng thiết bị được nhắc đến nhiều nhất trong 12 tháng tới.
Nhiều chuyên gia cho rằng điện thoại 4G sẽ trở thành sản phẩm của năm 2011 ở Mỹ, còn trên thế giới sẽ là cuộc cạnh tranh của tablet, TV kết nối Internet và thiết bị 3D.
Cuộc đổ bộ của đội quân tablet
Ảnh: IGN.
RIM trình diễn PlayBook, Dell Streak có thêm bản 7 inch, thương hiệu HDTV nổi tiếng thế giới Vizio bất ngờ mang đến triển lãm bản Via Tablet. Với hơn 100 phiên bản xuất hiện tại CES của LG, Motorola, Lenovo, Sharp, Asus..., công ty nghiên cứu Gartner khẳng định thị trường tablet đã chính thức được hình thành và dự kiến sẽ đạt doanh thu 55 triệu máy trong năm nay.
Tương tự lĩnh vực smartphone, Apple iPad có thể vẫn là sản phẩm bán chạy nhất, nhưng thiết bị Android có khả năng sẽ trở thành dòng máy tính bảng phổ biến nhất thế giới. Điểm thú vị là đa số các nhà sản xuất đều tránh màn hình 10 inch của iPad và chủ yếu tung ra sản phẩm 7 inch - kích cỡ mà CEO Steve Jobs cho là "sẽ chết yểu vì quá nhỏ để người dùng thực hiện các tác vụ điện toán".
Cơn bão 3D
Ảnh: AFP.
Tương tự năm 2010, 3D tiếp tục là công nghệ được các hãng quan tâm nhất. Nó không chỉ xuất hiện trên màn hình lớn như TV của Samsang, Panasonic, LG mà còn được trang bị cho laptop của Sony, Toshiba, Dell và sắp tới có thể là cả tablet và smartphone.
Một số khảo sát được thực hiện cuối 2010 cho thấy phần lớn người sử dụng vẫn tỏ thái độ "kính nhi viễn chi" với 3D. Dù tò mò và muốn khám phá, ít người mạnh dạn chi tiền để sắm sản phẩm về nhà vì giá cả quá cao, chưa kể sự phiền phức khi phải đeo kính chuyên dụng.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất tỏ ra lạc quan và tin rằng sản phẩm 3D sẽ sớm thu hút lượng khách hàng lớn. Sony, Toshiba, LG đang cố gắng cho ra đời TV không cần kính với chất lượng đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng. Ngoài ra, Sony cũng công bố một loạt máy ảnh và máy quay có khả năng chụp và xem hình 3D.
TV kết nối Internet
Ảnh: IGN.
Tảng lờ những ý kiến cho rằng người sử dụng không muốn trải nghiệm web trong phòng sinh hoạt chung hay phòng khách, trình duyệt Internet tiếp tục được đưa vào TV có kết nối Wi-Fi. Các TV này cũng không sử dụng remote control truyền thống mà được trang bị thiết bị điều khiển từ xa phù hợp trải nghiệm web như LG Magic Wand, điều khiển màn hình LCD cảm ứng của Samsung và hàng loạt thiết bị được trang bị bàn phím Qwerty khác.
Hội thoại hình (video conference) qua TV cũng là một xu hướng gây sốt tại triển lãm CES, như Samsung và LG đã trình diễn khả năng đàm thoại video trên ứng dụng Skype tích hợp sẵn trong máy.
Smartphone 4G
Ảnh: AT&T.
Trong các kỳ CES trước, smartphone không phải sản phẩm nổi bật. Chúng có hẳn một triển lãm riêng diễn ra sau đó một tháng mang tên Mobile World Congress ở Tây Ban Nha. Nhưng mọi thứ đang thay đổi. Một trong những bất ngờ lớn nhất tại hội chợ ở Las Vegas (Mỹ) là sự xuất hiện dồn dập của điện thoại thông minh được trang bị kết nối di động thế hệ thứ tư.
Điện thoại 4G tại CES cũng đồng thời là những smartphone mạnh nhất thế giới như Samsung Infuse 4G tích hợp chip 1,2 GHz hay Motorola Atrix 4G với chip Nvidia Tegra 2 sử dụng hai lõi 1 GHz và pin 1.930 mAh.
Thuật ngữ 4G còn xa lạ với nhiều người dùng và rút kinh nghiệm từ quảng cáo 3G trước đó, các hãng viễn thông Mỹ không còn nhắc đến những thông số khô khan mà chỉ nhấn mạnh kết nối này hỗ trợ duyệt web nhanh hơn, tải ứng dụng dễ dàng hơn, mang đến những trải nghiệm di động mới hơn và đáng được kỳ vọng hơn 3G.
Lê Nguyên
Theo vnexpress