Mạng lưới bủa vây Trung Quốc của Mỹ trên Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Lần đầu tiên Mỹ đưa ra khái niệm rõ ràng về cơ chế hợp tác giữa các nước nhằm chống lại hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.

Mạng lưới bủa vây Trung Quốc của Mỹ trên Biển Đông - Hình 1

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, Mỹ, Hàn Quốc bắt tay nhau bên lề Đối thoại Shangri-La. Ảnh: Reuters

Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter phát biểu tại Đối thoại Shangri-La hồi cuối tuần, ông đã dùng từ “có nguyên tắc” 38 lần, thể hiện tầm nhìn của ông về một “mạng lưới an ninh” do Mỹ hậu thuẫn liên kết các quốc gia trong khu vực chống lại những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, theo Reuters.

Theo bình luận viên Greg Torode, Đối thoại Shangri-La lần này đã chứng kiến sự phân hóa quan điểm giữa các nước tham gia đối với vấn đề Biển Đông. Nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp và Việt Nam cùng lên tiếng yêu cầu các bên có liên quan tôn trọng luật pháp quốc tế để giải quyết những căng thẳng đang ngày càng gia tăng trên vùng biển chiến lược này, trong khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố sẽ không tuân thủ phán quyết Biển Đông của tòa án quốc tế.

Phát biểu tại Đối thoại, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, đại diện của đoàn Trung Quốc, nói rằng nước này tuyên bố Bắc Kinh “không gây ra rắc rối nhưng không sợ rắc rối”, đồng thời yêu cầu các nước khác “không chỉ tay vào Trung Quốc”, khi nhiều đại biểu lên tiếng chất vấn chính sách của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Trong khi đó, Bộ trưởng Carter hối thúc các nước trong khu vực nỗ lực hơn nữa để tạo ra “mạng lưới an ninh có nguyên tắc”, và khái niệm này càng được củng cố bằng lời cảnh báo rằng nếu Bắc Kinh không tham gia vào mạng lưới đó, họ sẽ đối mặt với nguy cơ tự cô lập mình “trên biển, trên không gian mạng, và trên không phận của khu vực”.

Theo bình luận viên Prashanth Parameswaran của Diplomat, “mạng lưới an ninh có nguyên tắc” là khái niệm “hợp thế hợp thời” của ông Carter nhắm vào những hành động ngày càng ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.

Theo đó, “mạng lưới an ninh có nguyên tắc” chính là bộ cơ chế song phương, đa phương ngày càng rộng lớn trong khu vực, tập trung vào việc giữ gìn những giá trị chủ chốt, thúc đẩy việc chia sẻ gánh nặng giữa các quốc gia nhằm chống lại những hành động mang tính vô nguyên tắc, trái với luật pháp quốc tế.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Carter đề cập đến khái niệm này. Một số khía cạnh của nó đã được ông nói đến dưới những hình thức khác nhau trong các bài phát biểu trước đây về chính sách “tái cân bằng châu Á”. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên người đứng đầu Lầu Năm Góc đưa ra một khái niệm và tầm nhìn rõ ràng, toàn diện về chiến lược đối phó với hành động của Trung Quốc trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình.

Chuyên gia Parameswaran cho rằng khái niệm “mạng lưới an ninh có nguyên tắc” là sự hòa trộn những nguyên tắc quan trọng mà Mỹ tin rằng cần phải có để thống nhất các nước trong khu vực, chẳng hạn như quyền tự quyết, giải quyết hòa bình các tranh chấp, và tự do hàng hải, hàng không, được thực hiện trong một mạng lưới ngày càng rộng để các nước có thể hợp tác với nhau.

Với mạng lưới này, các quan chức quốc phòng Mỹ có vẻ như cuối cùng đã tìm ra một khái niệm toàn diện có thể bao quát hết tầm nhìn của họ đối với vấn đề Biển Đông. Trong tầm nhìn này, các nước châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục phát triển thịnh vượng, đóng góp nhiều hơn cho các vấn đề khu vực, xây dựng nhiều mối quan hệ hơn để giải quyết những thách thức chung và duy trì các nguyên tắc đã được xây dựng từ lâu.

Mạng lưới bủa vây Trung Quốc của Mỹ trên Biển Đông - Hình 2

Đô đốc Tôn Kiến Quốc, trưởng đoàn Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La 2016. Ảnh: Reuters

Video đang HOT

“Bằng cách mở rộng tầm ảnh hưởng của tất cả các nước và với trách nhiệm chia sẻ gánh nặng an ninh, mạng lưới mang tính nguyên tắc này sẽ thể hiện một làn sóng an ninh mới ở châu Á – Thái Bình Dương”, ông Carter nhấn mạnh.

Mạng lưới loại trừ Trung Quốc

Trong bài phát biểu của mình, ông Carter cũng vạch ra biện pháp thực thi khái niệm này. Ngoài các cơ chế hợp tác song phương, ông đưa ra những cơ chế hợp tác ba bên, từ những sáng kiến do Mỹ dẫn đầu như Mỹ – Nhật – Ấn Độ, Mỹ – Nhật – Australia hay Mỹ – Thái Lan – Lào, cho tới những quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực, như Australia – Ấn Độ – Nhật Bản. Cùng với đó là những sáng kiến đa phương trong khu vực, chẳng hạn như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM ).

Với việc thúc đẩy các cơ chế hợp tác ba bên không có Mỹ tham gia, Washington đã loại trừ những chỉ trích rằng họ chỉ hướng tới một trật tự xoay quanh Mỹ hay họ đang hủy hoại vai trò trung tâm của ASEAN khi tự lôi kéo đồng minh, đối tác đến với mình, theo Parameswaran.

Tầm nhìn này càng củng cố mạnh mẽ hơn hình ảnh mà ông Carter nêu ra về một Trung Quốc đang dựng lên “Trường thành tự cô lập” bằng các hoạt động ngang ngược trên Biển Đông. Không chỉ bị loại ra khỏi hệ thống liên minh thời hậu Chiến tranh Lạnh do Mỹ dẫn đầu – như những gì các quan chức Trung Quốc thường nói – Bắc Kinh giờ đây còn có nguy cơ bị gạt khỏi mạng lưới an ninh toàn diện trong khu vực bằng những hành động gây bất ổn của họ trên Biển Đông.

Một số đại biểu phát biểu bên lề Đối thoại Shangri-La rằng mối lo ngại về sự ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông đã ngày càng càng tăng lên trong khu vực, đặc biệt là khi Bắc Kinh có biểu hiện quân sự hóa những đảo nhân tạo phi pháp mà họ bồi đắp trên các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Những mối lo ngại đó đã buộc các nước trong khu vực phải xích lại gần nhau để tìm ra những phương án đối phó mới với Bắc Kinh, trong đó có việc tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ và với các nước khác.

Mạng lưới bủa vây Trung Quốc của Mỹ trên Biển Đông - Hình 3

Đường băng Trung Quốc xây dựng trên đảo nhân tạo phi pháp tại đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS

Tuy nhiên, cũng có một số quan ngại rằng việc thực thi mạng lưới an ninh này là không hề dễ dàng. Trong khi một số nước Đông Nam Á như Philippines đang đứng ở tuyến đầu chống lại các hành động của Trung Quốc, một số quốc gia khác như Campuchia vẫn tỏ thái độ mập mờ.

Ngoài ra, chắc chắn Trung Quốc sẽ không chịu khoanh tay đứng nhìn, và sẽ tăng cường lôi kéo đồng minh của mình để xây dựng một mạng lưới riêng trong khi vẫn tiếp tục chống lại những quy tắc, thông lệ đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận, Parameswaran nhận định.

Tuy nhiên, khái niệm “mạng lưới an ninh có nguyên tắc” mà ông Carter đưa ra ít nhất cũng là định nghĩa rõ ràng nhất về tầm nhìn của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mở ra những cơ hội hợp tác mới hướng tới tương lai của khu vực, chuyên gia này nhấn mạnh.

Trí Dũng

Theo VNE

Sàn đấu hẹp Mỹ - Trung tại diễn đàn an ninh lớn nhất châu Á

Hai cường quốc chỉ nêu quan điểm của mình tại đối thoại an ninh Shangri-La mà chưa có cơ chế song phương sâu hơn để thảo luận cách ngăn chặn nguy cơ xung đột.

Sàn đấu hẹp Mỹ - Trung tại diễn đàn an ninh lớn nhất châu Á - Hình 1

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2016. Ảnh: Reuters

Ngày 4/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter có bài phát biểu quan trọng tại Đối thoại An ninh Shangri-La, nơi các quan chức quốc phòng, an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương thảo luận các vấn đề khu vực, trong đó có các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông.

Những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông "đang cô lập họ, trong bối cảnh khu vực đang tìm đến nhau và phối hợp hành động", AFP dẫn lời ông Carter nói. "Thật không may, nếu những hành động này vẫn tiếp tục, Trung Quốc có thể tạo ra Vạn Lý Trường Thành tự cô lập".

Quan điểm về hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc này đã được ông Carter đưa ra hồi tuần trước, khi phát biểu tại lễ tốt nghiệp của các học viên Học viện Hải quân Mỹ ở Annapolis. "Những hành động chưa từng có tiền lệ đó đi ngược lại với pháp luật quốc tế", ông Carter nhấn mạnh.

Đáp lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó cho rằng những tuyên bố của ông Carter thể hiện "tư duy Mỹ điển hình" và cho rằng cách tư duy của ông vẫn "mắc kẹt trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh".

Bình luận viên quốc tế Sharon Burke của Defense One cho rằng đại diện của Trung Quốc chắc chắn sẽ đưa ra những tuyên bố kiểu "ăn miếng trả miếng" với bài phát biểu của ông Carter tại Shangri-La, nơi được coi là "sàn đấu" giữa Mỹ và Trung Quốc về những vấn đề nóng bỏng của khu vực, đặc biệt là tình hình Biển Đông.

Cuộc đấu này diễn ra trong bối cảnh Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) sắp ra phán quyết cuối cùng về đơn kiện của Philippines đối với "đường 9 đoạn" phi pháp mà Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông, trái với các quy định của luật pháp quốc tế. Phán quyết của tòa nhiều khả năng sẽ rất bất lợi cho Trung Quốc, vô hiệu hóa tuyên bố chủ quyền phi lý của nước này với khoảng 85% diện tích Biển Đông.

Theo Burke, một phán quyết bất lợi của PCA rõ ràng sẽ là nỗi hổ thẹn đối với Bắc Kinh cả trong và ngoài nước. Trung Quốc dường như đã lường trước được điều nay khi mở một chiến dịch vận động hành lang rộng rãi để bác bỏ phán quyết trên, đồng thời lôi kéo sự ủng hộ của khoảng 30 nước trong khu vực, huy động các học giả và nhà ngoại giao viết các bài báo tuyên bố rằng Bắc Kinh sẽ không chịu xuống nước, bất chấp việc uy tín của nước này trên trường quốc tế có thể bị xói mòn nghiêm trọng.

Các học giả Trung Quốc thậm chí còn ngang ngược tuyên bố nước này sẽ đáp trả phán quyết của PCA bằng cách thực hiện những hành động quyết liệt hơn để bảo vệ cái gọi là "chủ quyền của Bắc Kinh" trên Biển Đông, chẳng hạn như các cuộc diễn tập quân sự, một chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến hòn đảo Trung Quốc đang chiếm đóng, hay tuyên bố vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.

Sàn đấu hẹp Mỹ - Trung tại diễn đàn an ninh lớn nhất châu Á - Hình 2

Đô đốc Tôn Kiến Quốc (áo trắng), phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, tại Đối thoại Shangri-La 2016. Ảnh: Reuters

Phức tạp hơn, truyền thông Trung Quốc còn thêu dệt rằng Mỹ đang thao túng căng thẳng ở Biển Đông bằng cách "hối thúc Philippines và Việt Nam thách thức Trung Quốc nhằm mục đích kiềm chế nước này". Báo chí Trung Quốc coi chính sách "tái cân bằng châu Á" của ông Obama, cũng như những cuộc diễn tập với các nước trong khu vực là minh chứng cho ý định đó.

Sàn đấu chật hẹp

Những tuyên bố như vậy chỉ càng làm khoảng cách giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng rộng hơn, theo Burke. Mỹ sẽ không bao giờ chấp nhận im lặng trước các hành động ngang ngược của Trung Quốc có thể đe dọa đến tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, và nguy cơ xung đột vốn đã rất cao sẽ chỉ càng gia tăng.

Tình hình có thể sẽ diễn biến phức tạp hơn khi PCA ra phán quyết vào tháng 6. Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain vừa tới Singapore để gây sức ép với các đồng minh ủng hộ phán quyết sắp tới của PCA, đồng thời có những hành động thiết thực hơn nữa để buộc Trung Quốc phải chấp hành quyết định này.

Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục thể hiện lập trường cứng rắn với vụ kiện, khi cho rằng hành động pháp lý của Philippines là "vi phạm luật pháp quốc tế", đồng thời bác bỏ thẩm quyền xét xử của PCA.

Trong bối cảnh đó, Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia khác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương rất cần những kênh liên lạc song phương, đa phương quan trọng để tháo gỡ vấn đề, ngăn chặn xung đột. Tuy nhiên, ông Burke cho rằng những diễn đàn như Đối thoại Shangri-La dường như vẫn còn quá nhỏ cho cuộc so kè giữa những người khổng lồ này.

Đối thoại Shangri-La đang diễn ra, hoặc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ - Trung sắp tới, là cơ hội để đại diện của Washington và Bắc Kinh cùng các quốc gia khác trong khu vực nêu lên những quan ngại về tình hình an ninh khu vực, bàn bạc giải pháp cho các vấn đề nóng. Tại đây, đại diện các nước sẽ có những bài phát biểu và thảo luận về những vấn đề các bên cùng quan tâm.

Tuy nhiên, Burke chỉ ra rằng Đối thoại Shangri-La không cung cấp một nền tảng cho các cuộc thảo luận sâu rộng, kéo dài hơn về những vấn đề đặc biệt quan trọng, chẳng hạn như tình hình Biển Đông, nhất là khi Mỹ đường như không muốn tham gia vào các cuộc trao đổi song phương với Trung Quốc tại hội nghị. Cho đến nay, vấn đề Biển Đông chủ yếu được nêu lên giữa các bên trong những cuộc tiếp xúc song phương không chính thức bên lề hội nghị.

Lịch sử dường như đã cho thấy điều này. Năm 2014, Đối thoại Shangri-La nóng lên với bài phát biểu của cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, trong đó gọi hành động của Trung Quốc là "gây bất ổn" trên Biển Đông. Ngày hôm sau, tướng Vương Quán Trung, đại diện của Trung Quốc, đăng đàn tuyên bố những lời lẽ của ông Hagel là "đầy tính bá quyền, đầy những lời đe dọa".

Sàn đấu hẹp Mỹ - Trung tại diễn đàn an ninh lớn nhất châu Á - Hình 3

Ông Tôn Kiến Quốc trò chuyện với ông Carter tại Đối thoại Shangri-La 2015. Ảnh:US DoD

Đến Đối thoại Shangri-La năm 2015, Bộ trưởng Ash Carter lên án hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc, nhấn mạnh rằng những dự án này của Bắc Kinh "lớn hơn và nhanh hơn" bất cứ nước nào khác trong khu vực. Sau đó, Trung Quốc đã đẩy nhanh tiến trình bồi lấp đảo nhân tạo, xây dựng đường băng và các cơ sở quân sự, trạm radar cao tần trên những hòn đảo phi pháp này.

Khi không có cơ hội để trao đổi, hiểu thêm về ý định của nhau cũng như những nguy cơ xung đột lớn hơn, Mỹ và Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục "khẩu chiến" và đi theo con đường riêng có thể dẫn tới những đụng độ nguy hiểm trên Biển Đông, Burke nhấn mạnh.

Trí Dũng

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk sẽ lãnh đạo một bộ dưới thời Tổng thống Trump
12:36:41 13/11/2024
Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Trump giải thể Bộ Giáo dục Mỹ?
11:19:16 13/11/2024
Nguyên nhân khiến tiền điện tử liên tục phá đỉnh thời gian gần đây
21:23:01 12/11/2024
Giai đoạn quyết định đến vị thế đàm phán trong xung đột Nga - Ukraine
22:04:59 12/11/2024
Nga yêu cầu Israel tránh không kích gần căn cứ tại Syria
06:38:21 14/11/2024
'Điểm chung' từ những lựa chọn trong nội các mới của ông Trump
22:04:07 12/11/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Israel nhận định thời cơ tấn công Iran đã đến
05:00:43 13/11/2024
Vụ đâm xe đẫm máu ở Trung Quốc: Thủ phạm tâm lý bất ổn vì mới ly hôn
10:21:49 13/11/2024

Tin đang nóng

Đoạn clip quá khứ của Hoa hậu Thanh Thủy bất ngờ hot rầm rộ
07:04:45 14/11/2024
Hé lộ cuộc điện thoại đáng chú ý của tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời trước khi đột ngột qua đời
07:07:46 14/11/2024
Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người
06:48:15 14/11/2024
Đình chỉ giáo viên chủ nhiệm đánh học sinh bầm tím 2 chân
11:29:25 14/11/2024
Sau đám tang của bố chồng, tôi sốc ngất phát hiện trong tủ của ông có một tờ giấy khám thai 2 tháng
07:52:23 14/11/2024
Ly hôn 4 năm, chồng cũ lần đầu đến thăm vợ cũ, nghe con vô tư hỏi mẹ một câu mà anh lặng người
07:40:38 14/11/2024
Hot nhất MXH: Dương Tử bị tố đánh đổi thân xác, quan hệ với nhà đầu tư để lấy vai
08:09:50 14/11/2024
Tình cờ thấy mẹ chồng giặt đồ lúc sáng sớm, tôi tức giận muốn bật khóc, cất luôn số tiền định biếu bà
07:44:53 14/11/2024

Tin mới nhất

Bitcoin gần chạm 92.000 USD

13:32:59 14/11/2024
Kể từ đầu năm đến nay, giá bitcoin đã tăng hơn 90%. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng giá bitcoin sẽ tiếp tục lập kỷ lục mới và hướng tới mốc 100.000 USD trong năm nay.

Tổng giám đốc IAEA tới Tehran trao đổi về chương trình hạt nhân của Iran

13:31:55 14/11/2024
Tuyên bố được đưa ra khi ông Grossi trả lời phỏng vấn bên lề Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku, Azerbaijan.

Thâm hụt ngân sách của Mỹ trong tháng 10 tăng gần gấp 4 lần

13:24:29 14/11/2024
Lý giải về tình trạng này, Bộ Tài chính Mỹ cho biết nguyên nhân phần lớn là do các yếu tố đột xuất, trong đó có việc điều chỉnh các khoản thanh toán phúc lợi và hoãn thu thuế do thiên tai trong năm 2023.

APEC 2024: Tổng thống Peru ưu tiên tăng trưởng bền vững trong chương trình nghị sự

13:14:55 14/11/2024
Diễn đàn lần thứ hai về Tương lai bền vững là một trong những hoạt động quan trọng trong Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 tại Lima với chủ đề Trao quyền. Bao trùm.

Ngoại trưởng Mỹ cam kết đảm bảo viện trợ để Ukraine tiếp tục chiến đấu

13:12:52 14/11/2024
Ngoại trưởng Blinken tiết lộ Washington sẽ thích nghi và điều chỉnh các phương án hỗ trợ thiết bị quân sự cho Ukraine, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.

Bão Usagi 'tăng tốc' hướng về Philippines

13:06:23 14/11/2024
Tính đến ngày 13/11, có 4 cơn bão được đặt tên đang hoạt động ở phía Tây Thái Bình Dương. Bão Usagi là cơn bão mới nhất, hình thành sau cơn bão Toraji đổ bộ vào cuối tuần trước và gây lũ lụt trên diện rộng.

Tai nạn giao thông nghiêm trọng tại Ai Cập, hơn 10 người thiệt mạng

13:04:19 14/11/2024
Do tình trạng đường sá kém, lái xe chạy quá tốc độ và việc thực thi luật giao thông lỏng lẻo, mỗi năm các vụ tai nạn giao thông tại Ai Cập đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người.

'Vườn mưa' đô thị: Giải pháp xanh cho khí hậu và sức khỏe cộng đồng

12:53:48 14/11/2024
Dù vậy, ông Leloutre cho rằng đây là con đường tất yếu: "Nếu muốn làm mát thành phố, chúng ta phải giảm bớt bê tông hóa, tái cân bằng không gian công cộng".

Libya dự kiến công bố vòng đấu thầu thăm dò dầu khí đầu tiên kể từ năm 2011

11:06:28 14/11/2024
Libya hiện vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng hỗn loạn về chính trị và an ninh, do sự tranh giành quyền lực, lợi ích cũng như nguồn thu từ dầu mỏ giữa các phe phái đối địch tại quốc gia Bắc Phi này.

Nga tố NATO đùa với lửa, cảnh báo hậu quả thảm khốc

10:39:18 14/11/2024
Quan chức Nga cảnh báo hậu quả thảm khốc nếu NATO mở đường cho Ukraine tiến hành các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Nga mở đợt tấn công phối hợp phức tạp vào Kiev sau gần 3 tháng

10:35:54 14/11/2024
Nga đã tiến hành một cuộc tấn công phối hợp phức tạp bằng tên lửa và máy bay không người lái lần đầu tiên sau gần 3 tháng nhằm vào thủ đô Kiev của Ukraine.

Tỷ phú giàu nhất châu Âu kiện mạng xã hội X của ông Elon Musk

10:33:39 14/11/2024
Một số công ty truyền thông Pháp của tỷ phú Bernard Arnault đã đệ đơn kiện mạng xã hội X của ông Elon Musk, cáo buộc nền tảng này sử dụng nội dung của họ mà không trả tiền.

Có thể bạn quan tâm

Chinh phục 'ngưu vương' Tây Bắc

Du lịch

13:34:17 14/11/2024
Nhìu Cồ San là đỉnh núi cao thứ 8 của Việt Nam, hấp dẫn nhiều người khao khát chinh phục bởi địa hình và thảm thực vật thay đổi rõ rệt theo độ cao.

Danh ca Thanh Tuyền được cho tiền: "Tôi cần tiền chứ không thích tiền"

Sao việt

13:32:57 14/11/2024
Mới đây, danh ca Thanh Tuyền đã xuất hiện trình diễn tại một chương trình ca nhạc. Ở tuổi 77, nữ danh ca vẫn khỏe mạnh và giữ được giọng hát cao vút, sang sảng, nội lực cùng vóc dáng thon gọn.

Chưa từng có: Nhóm nữ "phông bạt" gửi tối hậu thư "đe dọa" tập đoàn giải trí bị ghét nhất Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

13:30:13 14/11/2024
Chiều 13/11, truyền thông Hàn đưa tin NewJeans gửi thông báo đến công ty quản lý ADOR, nêu rõ lập trường sẽ chấm dứt hợp đồng độc quyền.

ILP CORP. – Nhà sản xuất nước hoa từ Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác tại thị trường Việt Nam

Làm đẹp

13:29:13 14/11/2024
Từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 10 năm 2024, ILP CORP., một trong những công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu nước hoa từ Hàn Quốc, đã có chuyến công tác quan trọng đến Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác và mở rộng thị trường.

Phạt nặng 2 phòng khám ở TPHCM hù dọa để "moi tiền" thai phụ trên bàn mổ

Tin nổi bật

13:28:59 14/11/2024
Hai phòng khám có hành vi vẽ bệnh, moi tiền các thai phụ trên bàn mổ đã bị cơ quan chức năng xử phạt hàng trăm triệu đồng cùng các hình thức xử phạt bổ sung.

Nữ ca sĩ đại gia sở hữu 10 nghìn m2 đất: Dù giàu vẫn mang ơn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vì một điều

Tv show

13:26:53 14/11/2024
Mỹ Lệ ôn lại kỷ niệm với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, người giúp đỡ cô rất nhiều trong những ngày đầu theo đuổi con đường âm nhạc.

Lãnh đạo cơ quan chống rửa tiền Tây Ban Nha giấu 21 triệu USD vào tường nhà

Pháp luật

13:24:03 14/11/2024
Tây Ban Nha bắt giữ lãnh đạo của cơ quan chống rửa tiền vì cáo buộc tham nhũng sau khi tìm thấy lượng tiền mặt khổng lồ được ông giấu trong tường và trần nhà riêng.

Tranh cãi danh xưng Diva dành cho nữ ca sĩ đắt show nhất hiện nay

Nhạc việt

13:23:22 14/11/2024
Cho đến hiện tại, với sự thăng hoa và thành công trong suốt 15 năm làm nghề, Uyên Linh càng được khán giả công nhận xứng đáng trở thành Diva thế hệ mới của làng nhạc Việt.

10 mỹ nhân hồng y đẹp nhất Trung Quốc: Nàng thơ Đông Cung bét bảng, số 1 đẹp chấn động thế gian

Hậu trường phim

12:54:33 14/11/2024
Màu đỏ, tượng trưng cho sự quyền quý, may mắn và tình yêu, thường được sử dụng để tạo nên những bộ trang phục lộng lẫy cho các nhân vật nữ

Hé lộ trang phục dân tộc của Hoa hậu Kỳ Duyên tại bán kết Miss Universe 2024

Thời trang

12:47:39 14/11/2024
Ngọc Điệp Kỳ Nam sẽ được Hoa hậu Kỳ Duyên trình diễn trong phần thi trang phục dân tộc (National Costume) ở bán kết Miss Universe 2024.

Song Hye Kyo bất ngờ công khai "người đặc biệt"

Sao châu á

12:47:19 14/11/2024
Mới đây, Song Hye Kyo đã chia sẻ lên trang cá nhân hình ảnh hai bàn tay cùng tạo hình trái tim. Và ngay lập tức hình ảnh này đã trở thành chủ đề gây sốt khiến cộng đồng mạng xôn xao.