Mạng Internet của thập kỷ tới sẽ như thế nào?
Trong thập kỷ tới, các trải nghiệm kỹ thuật số như công nghệ thực tế tăng cường và thực tế ảo, truyền hình trực tuyến 16K, AI, 5G, trí tuệ IOT… sẽ vượt quá khả năng hỗ trợ của cơ sở hạ tầng Internet hiện tại.
Trong thập kỷ tới, các trải nghiệm kỹ thuật số như công nghệ thực tế tăng cường và thực tế ảo, truyền hình trực tuyến 16K, AI, 5G, trí tuệ IOT … sẽ vượt quá khả năng hỗ trợ của cơ sở hạ tầng Internet hiện tại.
Chính vì thế, thế giới sẽ cần đến một mạng Internet mới, mạnh mẽ hơn, đủ để “gánh vác” những nhu cầu làm việc và giải trí cấp cao của người tiêu dùng hiện đại. Ông Check Robbins, Chủ tịch và Giám đốc Điều hành của Cisco cho biết: “Sự đổi mới đòi hỏi các khoản đầu tư tập trung, đội nhóm phù hợp và văn hoá coi trọng trí tưởng tượng. Chúng tôi tâm huyết với việc chuyển đổi ngành công nghiệp để kiến tạo nên một thế hệ mạng Internet mới cho kỷ nguyên 5G. Các giải pháp mới nhất của chúng tôi về silicon, quang học và phần mềm đại diện cho sự đổi mới liên tục mà chúng tôi đang hướng tới nhằm giúp khách hàng luôn đi đầu xu thế, đồng thời tạo nên những trải nghiệm mới, bất ngờ dành cho khách hàng lẫn người dùng cuối trong các thập kỷ tiếp theo”.
Mạng “Internet vì Tương lai”
Để giải quyết những khó khăn trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số gây áp lực lên cơ sở hạ tầng hiện tại, Cisco đã tạo ra thế hệ tiếp theo của cơ sở hạ tầng Internet kết hợp với kiến trúc silicon nhờ thế hệ quang học kế cận. Chiến lược của Cisco sẽ thay đổi nền kinh tế đằng sau cách Internet được xây dựng để hỗ trợ các ứng dụng kỹ thuật số tương lai.
Video đang HOT
Ray Moto, CEO kiêm nhà phân tích cao cấp tại hãng nghiên cứu ACG Research, nhận định Cisco đang thay đổi nền kinh tế củng cố sức mạnh của mạng Internet, đổi mới phần cứng, phần mềm, quang học và silicon để giúp khách hàng quản lý tốt hơn chi phí vận hành khi hoạt động ở quy mô lớn cho giai đoạn tiếp theo của mạng Internet.
Ông David Goeckeler, Phó Chủ tịch Điều hành kiêm Giám đốc Điều hành khối Mạng luới và Bảo mật tại Cisco, cho biết: “Sự đổi mới đang đến tận cùng ranh giới, vượt xa cả những gì chúng ta đang trải nghiệm ngày nay, Điều này rất quan trọng cho tương lai và chúng tôi tin rằng silicon, quang học và phần mềm là những đòn bẩy công nghệ sẽ mang lại thành tựu này. Chúng tôi đã dành nhiều năm qua để đầu tư vào toàn bộ các loại công nghệ độc lập mà chúng tôi tin rằng sẽ hội tụ trong tương lai – và cuối cùng sẽ giải quyết các vấn đề khó khăn nhất trong quá trình đổi mới kỹ thuật số. Chiến lược này đang mang lại dự án phát triển tham vọng nhất mà công ty từng đạt được”.
Cisco cho biết chiến lược của hãng dựa trên sự phát triển và đầu tư vào ba lĩnh vực công nghệ chính: silicon, quang học và phần mềm.
Nói về nhu cầu của một mạng Internet mới, Najam Ahmad, Phó Chủ tịch Kỹ thuật Mạng tại Facebook cho biết Facebook ủng hộ mạnh mẽ việc phân tách mạng và hệ sinh thái mở, đưa ra các sáng kiến quan trọng trong ngành như Dự án Máy tính Mở và Dự án Cơ sở Hạ tầng viễn thông để chuyển đổi ngành công nghiệp mạng. “Kiến trúc Cisco Silicon One đã được đồng bộ cùng với tầm nhìn này, và chúng tôi tin rằng mô hình này cung cấp cho các nhà khai thác mạng các tuỳ chọn đa dạng, linh hoạt thông qua cách tiếp cận phân tách”, ông nói.
Theo các nhà phân tích, đây thực sự là một kế hoạch đầy tham vọng nhưng cần thiết, nhằm đáp ứng các nhu cầu làm việc và giải trí ngày càng cao của người tiêu dùng trên mạng Internet. Trong thập kỷ tới, mạng Internet mà chúng ta đang dùng sẽ có những thay đổi mạnh mẽ, cùng với sự tiến bộ của công nghệ và các doanh nghiệp.
Theo ICTNews
VTVcab lo sợ mất thị phần vào tay truyền hình internet
VTVcab nhận định hiện nay có xu hướng người dùng không còn muốn xem truyền hình theo cách truyền thống. Với internet, người dùng có thể xem các nội dung theo nhu cầu ở bất kỳ đâu trên nhiều nền tảng khác nhau.
Truyền hình internet nở rộ đang đe dọa trực tiếp đến truyền hình truyền thống.
Theo báo cáo do hội đồng cổ đông Tổng công ty Truyền hình cáp Việt Nam (VTVcab) vừa gửi đại hội đồng cổ đông xem xét thông qua, trong xu hướng chuyển dịch từ truyền hình truyền thống sang mô hình truyền hình số, Việt Nam được xem là một thị trường tiềm năng cho các dịch vụ truyền hình trên internet.
Tuy nhiên, dù có nhiều cơ hội phát triển mới nhưng truyền hình truyền thống nói chung và truyền hình cáp Việt Nam nói riêng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức do thị trường nội dung số đang có sự cạnh tranh lớn giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Thậm chí hiện nay với internet, người dùng có thể xem các nội dung truyền hình theo nhu cầu, ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào trên nhiều nền tảng khác nhau như mạng xã hội, hệ thống truyền hình internet OTT (viết tắt của Over The Top - giải pháp cung cấp các nội dung cho người sử dụng dựa trên các nền tảng internet - PV).
"Một phần không nhỏ người dùng hiện nay không còn muốn xem truyền hình theo cách truyền thống", phía VTVcab nhận định.
Để bắt kịp với xu hướng, năm 2018 VTVcab đã phải dần chuyển dịch chiến lược kinh doanh.
Ngoài việc cố gắng duy trì lượng khán giả truyền thống, VTVcab đã đầu tư phát triển lượng khán giả mới để tối đa hóa doanh thu, dịch chuyển truyền hình truyền thống sang truyền hình OTT.
Để tồn tại vả phát triển, thu hút được thuê bao, trong năm 2019 VTVcab đặt mục tiêu tiếp tục giữ vững và phát triển mạnh thị trường truyền thống, đẩy mạnh kinh doanh các dịch vụ truyền hình theo yêu cầu, internet, truyền hình online, truyền hình HD, 4K... Phát triển các gói dịch vụ riêng biệt cho từng tập khách hàng, tập trung phát triển gói dịch vụ cao cấp...
Bên cạnh đó, tăng hợp tác kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền trên các hạ tầng khác như các nhà mạng viễn thông, nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền khác (vệ tinh, số mặt đất. cáp) để tận dụng hạ tầng và mở rộng tập khách hàng tiềm năng.
VTVcab sẽ tăng cường kinh doanh nội dung, dịch vụ giải trí trên mạng internet. Hợp tác kinh doanh nội dung trên hạ tầng mạng viễn thông như Viettel, VinaPhone, thiết lập mạng đa kênh trên YouTube, hợp tác triển khai nền tảng chia sẻ video, cạnh tranh với chính các nền tảng chia sẻ video phổ biến ở Việt Nam...
Theo TGTT
Người Việt tìm kiếm nội dung gì nhiều nhất trên Google năm 2019? Google vừa công bố danh sách những nội dung được tìm kiếm nhiều nhất trên công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hành tinh này trong năm 2019. Vẫn như những năm trước đây, các sự kiện "hot" trong năm qua đã trở thành những chủ đề được quan tâm và tìm kiếm nhiều nhất. Kể từ năm 2012, mỗi khi sắp kết...