Mang gen đột biến từ mẹ, người phụ nữ mắc hai bệnh ung thư
Bệnh nhân N.N.C. 47 tuổi, đang điều trị tại Trung tâm ung bướu, BV Bạch Mai, mắc ung thư vú từ năm 39 tuổi, đến năm 43 tuổi chị C. lại bị ung thư buồng trứng nguyên phát.
Tiền sử gia đình của chị C. có mẹ đẻ và dì ruột được chẩn đoán ung thư buồng trứng năm 50 tuổi đã phẫu thuật và hóa trị. Hiện tại bệnh ổn định. Ngoài ra, không có ai mắc các bệnh ung thư khác như ung thư tụy, phúc mạc, đại tràng,…
Trường hợp của chị C. cách đây 8 năm (39 tuổi), bệnh nhân được chẩn đoán ung thư vú phải nguyên phát. Kết quả mô bệnh học: Ung thư biểu mô ống xâm nhập; bộ ba âm tính: ER (-), PR (-) và Her2 (-). Đã điều trị phẫu thuật cắt vú phải, truyền hóa chất và xạ trị. Bệnh nhân tái khám định kỳ, bệnh ổn định.
Đến năm 43 tuổi, bệnh nhân khám định kỳ phát hiện khối u buồng trứng phải. Kết quả chụp PET/CT cho thấy: hình ảnh khối u buồng trứng phải tăng hấp thu FDG. Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ, 2 phần phụ và mạc nối lớn. Kết quả mô bệnh học: Buồng trứng ung thư biểu mô thanh dịch độ cao.
GS Mai Trọng Khoa – nguyên Giám đốc TT Y học hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai cho biết dựa vào các dữ liệu lâm sàng của bệnh nhân, các bác sĩ tiến hành phân tích nguy cơ mang đột biến trên 2 gen liên quan nhiều đến ung thư vú và buồng trứng là BRCA1 và BRCA2 trên phần mềm thống kê tiêu chuẩn.
Mô hình thống kê tính toán khả năng mang đột biến trên gen BRCA1/2 của bệnh nhân từ đó đưa ra quyết định về tư vấn di truyền, xét nghiệm di truyền cũng như nguy cơ tiến triển ung thư vú, ung thư buồng trứng trong 10 năm gần nhất và trong suốt thời gian sống của bệnh nhân.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Sau khi phân tích, bác sĩ nhận thấy nguy cơ của bệnh nhân tăng rất cao so với nguy cơ nền của dân số nói chung. Cụ thể, nguy cơ ung thư trong 10 năm và trong suốt thời gian sống lần lượt là 18,8% và 65,3%, nguy cơ mang đột biến gen BRCA1 là 86,42% và BRCA2 là 0,91%.
Bệnh nhân được tiến hành xét nghiệm di truyền phân tích gen BRCA1 và BRCA2 theo phương pháp giải trình tự bằng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới (NGS – Next-generation sequencing). Kết quả cho thấy phát hiện một biến thể có thể gây bệnh (được coi là dương tính) c.-?_c.80 ?del ở dạng dị hợp tử trên gen BRCA1. Đột biến này làm mất đoạn exon 2 của gene BRCA1 gây biến đổi trình tự mã hóa protein, tạo ra các protein bất thường do đó có khả năng dẫn đến các biểu hiện lâm sàng quan sát được trên bệnh nhân.
Tư vấn di truyền được tiến hành cả trước và sau khi bệnh nhân làm xét nghiệm nhằm cung cấp thông tin rõ ràng, cần thiết cho bệnh nhân về lợi ích, hạn chế của xét nghiệm di truyền cũng như nguy cơ, tiên lượng bệnh và thảo luận các phương pháp điều trị liên quan hiện nay.
Cần theo dõi anh chị em, con đẻ
Trong trường hợp này, GS Khoa cho biết bệnh nhân mang đột biến sẽ đáp ứng tốt với các phác đồ hóa trị có chứa platin và có chỉ định điều trị thuốc ức chế PARP khi bệnh tái phát hoặc di căn xa. Đáng chú ý, người thân cấp độ 1 (bao gồm bố mẹ, anh chị em ruột và con đẻ) cần được tư vấn di truyền và xem xét tiến hành xét nghiệm di truyền ngay khi có thể để có kế hoạch tầm soát và điều trị kịp thời.
Những trường hợp ung thư vú nguyên phát trước tuổi và ung thư nguyên phát thứ 2 (ung thư buồng trứng) tiến triển trên cùng một người bệnh là một trong những chỉ định cho tư vấn di truyền và xét nghiệm di truyền.
Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ trường hợp ung thư vú bộ ba âm tính có mang đột biến gen BRCA1/2 từ 10 – 20%. Ung thư vú thể biểu mô thanh dịch độ cao là týp có mang đột biến BRCA1/2 cao nhất trong các phân nhóm ung thư buồng trứng với tỷ lệ mang đột biến từ 20 – 25% (3).
Hơn nữa, người bệnh có tiền sử 2 người thân mắc ung thư buồng trứng trong cùng một phía phả hệ (bên mẹ). Trong thực hành lâm sàng, chỉ cần có một trong các đặc điểm trên, người bệnh cần được tư vấn di truyền và cân nhắc xét nghiệm di truyền tùy từng trường hợp cụ thể để tìm nguy cơ ung thư di truyền.
Từ đó đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp, tiên lượng bệnh cũng như tầm soát, can thiệp kịp thời cho thân nhân người bệnh.
Những bước tiến trong điều trị ung thư
Việt Nam mỗi năm ghi nhận khoảng 165 nghìn ca ung thư mới, là nước có tỷ lệ tử vong ở người mắc ung thư cao hàng đầu châu Á - khoảng 115 nghìn ca tử vong/năm.
Song, với những tiến bộ trong lĩnh vực y học hiện nay, ung thư hoàn toàn có thể được phát hiện sớm để chữa lành.
Bệnh viện Chợ Rẫy sử dụng mảnh ghép 3D hợp kim Titanium dạng tổ ong thay một đoạn xương chày cho bệnh nhân bị ung thư xương. Ảnh: TTXVN
Bước tiến lớn trong điều trị ung thư
Ngoài các phương pháp truyền thống trong điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, thời gian gần đây Việt Nam có thêm phương pháp mới là điều trị miễn dịch. Đây là phương pháp điều trị không tác động trực tiếp vào tế bào ung thư mà sử dụng các thuốc (kháng thể đơn dòng...) để giúp hệ thống miễn dịch nhận diện, ức chế, tiêu diệt tế bào ung thư. Đây là phát minh mới của các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản, đã được trao giải Nobel về Y học năm 2018.
GS, TS Mai Trọng Khoa, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Bạch Mai, nguyên Giám đốc Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu cho biết, việc điều trị bằng phương pháp cấy hạt phóng xạ là bước tiến lớn trong điều trị ung thư, giúp kiểm soát được bệnh mà không phải mổ, diệt được tế bào ác tính, bảo vệ được tế bào lành, không ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người bệnh.
Trường hợp bệnh nhân Phạm Thị M (63 tuổi) bị ung thư phổi phải, ung thư biểu mô tuyến, đã được các bác sĩ của Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu sử dụng hình ảnh PET/CT để chẩn đoán, phát hiện các tổn thương ung thư và lập kế hoạch điều trị theo phương pháp cấy hạt phóng xạ. Đến nay, qua bốn năm, bà M vẫn duy trì sức khỏe khả quan.
Bên cạnh điều trị theo phương pháp mới, việc trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại cũng có tác động lớn tới hiệu quả điều trị ung thư. Bác sĩ Phạm Văn Bình, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật robot, Trưởng khoa Ngoại bụng 1, BV K T.Ư cho biết: BV đang ứng dụng hệ thống phẫu thuật robot Davinci thế hệ XI. Theo đó, robot sẽ giúp bác sĩ tiếp cận phương pháp phẫu thuật giúp lấy được triệt để tế bào ung thư trong khi vẫn bảo tồn được các tổ chức lành, hạn chế thấp nhất việc ra máu sau mổ, bệnh nhân hồi phục tốt hơn.
Ngoài ra, hiện BV K còn đang làm chủ kỹ thuật nội soi 3D trong điều trị ung thư, giúp quá trình điều trị ung thư đạt hiệu quả cao. "Hiểu một cách đơn giản, phẫu thuật 3D giúp phẫu thuật viên có góc nhìn chính xác qua không gian ba chiều, có thể thực hiện động tác phẫu tích tinh tế, hạn chế mất máu, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn so mổ thường", bác sĩ Bình chia sẻ.
Theo bác sĩ Đinh Văn Lượng, Phó Giám đốc BV Phổi T.Ư, với việc làm chủ các kỹ thuật tiên tiến như phẫu thuật nội soi can thiệp u phổi, đốt u vi sóng cho ung thư phổi, sử dụng hệ thống tim phổi nhân tạo để can thiệp khối u trung thất lớn..., Việt Nam tự tin, chủ động hơn trong điều trị u phổi, ung thư phổi.
Nhiều định kiến sai lệch
PGS, TS Lê Văn Quảng, Giám đốc BV K cho biết, có một số định kiến sai lệch về bệnh ung thư khiến giảm cơ hội điều trị tốt cho bệnh nhân. Định kiến sai lầm phổ biến nhất là mắc bệnh ung thư thì đương nhiên là mang bản án tử hình. Hệ lụy của định kiến này là tâm lý bi quan, buông bỏ và không tuân thủ điều trị.
Thực tế với cac tiên bô y hoc ngày nay đa giup nhiều người chữa khỏi hoặc co thê keo dai cuộc sống thêm đang kê. Môt sô loai bênh ung thư co tỷ lê khoi bênh trên 5 năm vươt qua 90% nếu phát hiện ở giai đoạn sớm va điêu tri kip thơi như ung thư tuyên giap, ung thư vu, ung thư tiên liêt tuyên, ung thư đại tràng... Hiên tại, BV K có rất nhiều bệnh nhân ung thư đã chữa trị ổn định 10 năm, 20 năm, 30 năm...
Ung thư hình thành do các tế bào tiếp xúc với các tác nhân sinh ung thư, gây thương tổn DNA của tế bào không hồi phục. Trong đo nguyên nhân tư môi trương, ăn uông chiêm tơi khoang 80%. Ngoai ra con môt sô nguyên nhân khac như di truyên, nhiêm vi sinh vât... Trên thực tế ai cũng có thể mắc bênh ung thư, mọi lứa tuổi, giới tính, sắc tộc và thành phần xã hội.
Một định kiến sai lầm phổ biến khác là ung thư mà đụng dao kéo sẽ làm bệnh lan tràn nhanh và tử vong sớm hơn. Thực tế hoàn toàn ngược lại, đôi vơi hầu hết cac loai ung thư, phâu thuât la phương phap điêu tri quan trong nhât đê cưu chữa bênh nhân ung thư ở giai đoạn sớm. Hậu quả của quan niệm này cũng rất nguy hiểm, tai hại, bệnh nhân sợ hãi và trốn tránh phẫu thuật, thử dùng thuốc này thuốc kia các nơi, khi bệnh đã nặng mới vào viện, thời điểm vàng của quá trình điều trị đã trôi qua, thời cơ chữa khỏi bệnh bằng phẫu thuật đã mất.
Khách quan, một số cơ chế bệnh sinh học ung thư còn chưa được làm sáng tỏ, căn bệnh này vẫn còn nhiều bí ẩn cần được khám phá, nhiều phương thức điều trị mới cần được nghiên cứu để chữa trị. Dường như điều này lại làm thông tin về bệnh ung thư dễ bị sai lạc, phan khoa học, dẫn tới không ít người bệnh ung thư bị lợi dụng.
Chính vì thế, điều đúng đắn nhất và nên làm là người bệnh và gia đình hãy trao đổi ý kiến trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ nhất về bệnh, điều trị và tiên lượng cũng như dùng các phương thức, thuốc điều trị chính thống tại cơ sở chuyên khoa, không nghe theo những lời đồn đại để mất đi thời gian quý báu có thể chữa được bệnh.
Giải mã bí ẩn ung thư 'truyền đời' qua... xét nghiệm gen Có những gia đình liên tục mắc ung thư, đồng thời gánh chịu điều tiếng như một "lời nguyền" phả hệ. Liệu y học hiện đại đã có thể giải mã xác đáng những căn nguyên bí ẩn? Giải mã "lời nguyền" ung thư Gia đình bà T.T.A (51 tuổi, ngụ Tiền Giang) đã có 2 người thân qua đời vì ung thư...