Mạng di động đầu tiên của Việt Nam tròn 20 tuổi
Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (16/04/1993 – 16/04/2013) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam của công ty Thông tin di động, đơn vị chủ quản mạng di động đầu tiên của Việt Nam – MobiFone vừa diễn ra sáng nay, 16/4 tại Hà Nội.
Đến dự Lễ kỷ niệm có Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT Phạm Long Trận; Tổng Giám đốc VNPT Vũ Tuấn Hùng.
Cách nay đúng 20 năm, ngày 16/04/1993 là một ngày đáng nhớ của công ty Thông tin di động và Ngành Viễn thông Việt Nam khi MobiFone – mạng di động đầu tiên của Việt Nam chính thức được thành lập. Khi mới hình thành, mạng MobiFone chỉ có một tổng đài dung lượng 2.000 số với 7 trạm thu phát sóng (BTS) tại Hà Nội và một tổng đài 6.400 số với 6 trạm BTS tại khu vực phía Nam, phủ sóng tại 4 địa phương TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Long Thành, Vũng Tàu. Đến thời điểm này, MobiFone đã được xây dựng mạng lưới lớn mạnh với 20.000 trạm 2G, 11.000 trạm 3G đáp ứng đủ năng lực phục vụ cho hơn 40 triệu thuê bao di động hoạt động.
Tới dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá, chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển mà MobiFone đi qua rất đáng tự hào. Hai mươi năm qua, với sự nỗ lực không mệt mỏi của nhiều thế hệ cán bộ, công nhân viên, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, MobiFone đã có sự lớn mạnh không ngừng và phát triển vượt bậc về mọi mặt.
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba cho Công ty MobiFone.
MobiFone là một trong số ít doanh nghiệp nộp ngân sách cao trong nhiều năm liền (năm 1994 nộp ngân sách 2,1 tỷ đồng, đến năm 2012 nộp ngân sách đạt trên 4.500 tỷ đồng). MobiFone đã trở thành một trong 10 thương hiệu nổi tiếng nhất của Việt Nam.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tin tưởng MobiFone có đủ điều kiện và tiềm năng để phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. “Đội ngũ cán bộ công nhân viên MobiFone có đủ trí tuệ và quyết tâm để phát huy truyền thống tốt đẹp và những thành tích to lớn của mình, ra sức phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn thách thức, tiếp tục lao động cần cù sáng tạo, đóng góp nhiều hơn, thiết thực hơn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” – Phó Thủ tướng nói.
Tại Lễ kỷ niệm, ông Lê Ngọc Minh, Chủ tịch Công ty MobiFone đã cho biết, 20 năm qua, tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Thông tin di động đem trí tuệ, lòng nhiệt huyết và tuổi trẻ để xây dựng một thương hiệu mạnh – MobiFone, đưa điện thoại di động từ vật xa xỉ trở thành bình dân, mang tri thức thông tin đến với bà con vùng sâu, vùng xa và nối liền khoảng cách biển đảo với đất liền.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son trao tặng Danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc cho Chủ tịch MobiFone Lê Ngọc Minh.
20 năm qua, MobiFone không ngừng nỗ lực vì lợi ích của khách hàng, tiên phong ứng dụng các công nghệ và kỹ thuật mới nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đem lại nhiều dịch vụ giá trị gia tăng thiết thực, làm hài lòng khách hàng mọi lúc, mọi nơi.
Trong chiến lược phát triển, MobiFone đặt mục tiêu trở thành đối tác mạnh và tin cậy nhất của các bên hữu quan trong lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam và quốc tế. Để thực hiện sứ mệnh đó, MobiFone đã chủ động xây dựng cho mình một tầm nhìn và hướng đi riêng, đó là mở rộng đầu tư theo cả chiều sâu và chiều rộng, khai thác triệt để những thế mạnh sẵn có và các cơ hội tiềm năng trong nước để làm nền tảng cho việc đầu tư, mở rộng kinh doanh quốc tế.
Cũng tại lễ kỷ niệm, MobiFone chính thức đưa ra thông điệp chủ đạo “Kết nối tương lai”. Sở dĩ MobiFone đưa ra thông điệp này vì hiện nay, các tính năng di động cơ bản như gọi nghe hay nhắn tin đều được các nhà mạng cung cấp rất tốt. Trước sự phát triển của các loại hình điện thoại thông minh, sự phát triển của công nghệ, người tiêu dùng đòi hỏi các tiện ích ưu việt hơn từ dịch vụ di động để điện thoại trở thành công cụ phục vụ cho cuộc sống, công việc một cách hữu ích, hiệu quả hơn.
Vì vậy, MobiFone cần tìm ra điểm khác biệt cho chính thương hiệu của mình. Theo ông Đinh Việt Hưng, Trưởng phòng Giá cước, Tiếp thị của MobiFone, “kết nối tương lai” thể hiện là thương hiệu nắm bắt xu hướng phát triển của xã hội, không ngừng nghiên cứu tìm tòi và ứng dụng công nghệ tiên tiến để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ hiện đại, đồng hành cùng khách hàng trên con đường phát triển. MobiFone là người bạn cung cấp cho khách hàng các công cụ định hướng và “kết nối tương lai”.
Những danh hiệu cao quý MobiFone đã gặt hái được sau 20 năm xây dựng và phát triển
- Huân chương Độc Lập hạng Ba
- Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba
- Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
- Nhiều năm liền đứng vị trí số 1, số 2 trong top doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
- Năm 2008, là doanh nghiệp đầu tiên được Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải “Doanh nghiệp di động xuất sắc nhất”.
- 2 năm liên tiếp 2008 và 2009 được Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải Doanh nghiệp di động chăm sóc khách hàng tốt nhất”.
- 6 năm liền (từ 2005-2010) được người tiêu dùng bình chọn là “Mạng di động được ưa chuộng nhất” và “Mạng di động Chăm sóc khách hàng tốt nhất” (do Tạp chí E-chip tổ chức).
Theo 24h
Tìm thấy nhiều hiện vật liên quan đến Sở Đúc tiền
Bà Nguyễn Thị Thanh Hải, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang cho biết, trong quá trình đào đất tại vườn nhà, người dân thôn Đồng Nự, xã Bình Nhân, Chiêm Hóa, Tuyên Quang, tìm thấy ba hiện vật bằng kim loại được cho là các thiết bị liên quan đến Sở Đúc tiền thuộc Bộ Tài chính.
ảnh minh họa
Sau khi tìm thấy ra hiện vật người dân đã báo cáo lên chính quyền địa phương để mời các cơ quan chức năng đến thẩm định hiện vật. Hiện vật lớn nhất có chiều dài khoảng 3m, rộng 0,6m, cao 0,7m bằng kim loại và hai hiện vật khác có kích thước nhỏ hơn cũng được làm bằng kim loại.
Theo cụ Đinh Kim Bảo, người đã từng có thời gian làm việc tại Sở Đúc tiền trong khoảng thời gian từ năm 1948-1950, các hiện vật phát hiện là những thiết bị máy móc liên quan đến Sở Đúc tiền thuộc Bộ Tài chính, gồm 2 bệ đỡ và một chi tiết máy. Bởi vị trí phát hiện các hiện vật chỉ cách Di tích Sở Đúc tiền thuộc Bộ Tài chính (thuộc thôn Đồng Quắc, xã Bình Nhân) hơn 5km.
Sở Đúc tiền thuộc Bộ Tài chính là nơi sản xuất tiền nhôm, tiền vàng (còn gọi là "Đồng Việt,") Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao Vàng, Huân chương Độc Lập... tồn tại từ năm 1948 đến cuối năm 1950.
Hiện nay, Bảo tàng tỉnh và các ngành có liên quan đang gấp rút hoàn thành việc thẩm định hiện vật để đưa về Bảo tàng tỉnh trưng bày trong thời gian sớm nhất.
Theo Dantri
Trao giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam Hôm 23/3, Lễ tổng kết 20 năm Quỹ hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam và Lễ trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam, Giải thưởng WIPO (Giải thưởng của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới) năm 2012 được tổ chức tại Hà Nội. Sự kiện do Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt...