Măng Đen mùa nào cũng đẹp
Là vùng đất trên cao nhưng Măng Đen không phải nơi hẻo lánh. Đường lên đây khang trang, tiện lợi cho các phương tiện di chuyển.
Măng Đen vẫn còn nhiều cây cầu treo mang đặc trưng núi rừng Tây Nguyên
Măng Đen thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, có rừng nguyên sinh bao bọc nên khí hậu quanh năm mát mẻ. Tôi đến đây vào thời điểm được cho là không thích hợp để du lịch – mùa mưa. Vậy nhưng tôi vẫn thích đến một nơi nào đó khi vắng khách, gấp cuốn cẩm nang hướng dẫn du lịch lại và lang thang khắp nơi, tự mình cảm nhận nét đẹp của vùng đất ấy.
Chùa Khánh Lâm nằm trên đồi cao, xung quanh là rừng xanh ngát
Thị trấn trong sương mây
Măng Đen đón tôi bằng cơn mưa phùn lất phất, sương dày đặc. Nhiều người nói Măng Đen mang dáng dấp Đà Lạt xưa, có lẽ vậy. “Thành phố buồn” của những năm ấy chắc cũng là đường vắng người thưa, sương giăng kín lối che khuất những con dốc dài. Nơi đây sương mù quanh năm, lại ít nhà cao tầng nên mỗi khi sương xuống là như phủ hết thị trấn. Cả núi rừng chìm trong màn sương, đẹp huyền ảo.
Khuất trong sương mây lãng đãng ấy là rừng thông. Ở nơi này, thông bạt ngàn. Những hàng thông đã có từ rất lâu và vẫn đang được những người yêu thiên nhiên tiếp tục trồng. Đi dưới rặng thông xanh, bạn có thể cảm nhận được hương thơm dịu nhẹ từ cây lá – mùi tinh khiết của thiên nhiên, của môi trường trong lành. Măng Đen có nhiều khu nghỉ dưỡng ẩn mình trong rừng, đẹp và yên tĩnh. Có những ngày khách không cần đi săn mây, sáng thức sớm cứ ở yên tại đó, mây sẽ tự ghé đến. Mây cứ bồng bềnh như biển, mở cửa phòng ra là thấy.
Thị trấn thật ra rất nhỏ, chỉ một ngày là có thể dạo hết. Thác Pa Sỹ, hồ Đăk Ke, chùa Khánh Lâm, tượng Đức Mẹ là những điểm tham quan hầu như du khách nào cũng ghé thăm. Tôi ấn tượng nhất là chùa Khánh Lâm – không phải kiến trúc xưa nhưng được xây dựng trên ngọn đồi nguyên sinh nên nhìn rất cổ kính, đậm nét “thâm sơn cùng cốc”. Chùa ẩn mình giữa tán cây, là công trình đan xen giữa kiến trúc chùa truyền thống và văn hóa bản địa. Có hai hướng lên chánh điện, cửa chính là bậc thang đá, cửa sau có thể chạy xe thẳng đến.
Từ chân đồi, tôi theo lối cửa chính vào chùa. Những bậc thang phủ đầy rêu toát lên vẻ trầm mặc, hai bên là cây xanh rợp bóng. Lên hết thang là cổng chùa, xuyên qua đó đi tiếp một hành lang dài – cũng là những bậc thang – mới đến chánh điện. Một chặng đường thăm thẳm đầy tôn nghiêm, khách đến đây tự giác đi nhẹ nói khẽ, như thể không ai muốn phá vỡ không gian thanh tịnh này. Chùa gồm nhiều công trình chính; ngoài chánh điện còn có nhà Đông, nhà Tây, lầu chuông, lầu trống… Khuôn viên chùa rất lớn, bát ngát cây xanh, khiến du khách nhẹ lòng khi ghé đến. Khi đó, bao ưu phiền như tan biến, chỉ còn lại cảm giác yên bình.
Các điểm tham quan tại Măng Đen gần nhau nên hầu như khách viếng chùa Khánh Lâm sẽ ghé hồ Đăk Ke, thác Pa Sỹ. Hồ Đăk Ke nhỏ, đẹp nhất khi xuân về, mai anh đào nở rộ bừng lên sắc hồng rực rỡ. Nhưng Măng Đen là vùng đất “7 hồ 3 thác” nên bên cạnh Đăk Ke còn nhiều hồ lớn hơn. Nếu chạy xe dọc các con đường quanh thị trấn, bạn sẽ thấy những hồ nước trong xanh, xung quanh là rừng rất đẹp.
Gà nướng cơm lam là món ăn được nhiều người yêu thích ở Măng Đen
Xuyên rừng ngắm thác
Đã cất công lên Măng Đen, bạn đừng chỉ loanh quanh thị trấn, ghé vài điểm du lịch… rồi về. Vùng đất này là nơi dành cho những ai thích khám phá. Núi rừng Kon Plông đẹp lắm, ngoài Măng Đen còn Măng Cành, Măng Bút, Đăk Tăng, Ngọc Tem… tuy không phải khu du lịch nhưng nhiều cảnh đẹp, nhiều bản làng với những sinh hoạt đậm nét Tây Nguyên.
Video đang HOT
Đến đây, bạn nên thuê xe máy, rong ruổi trên những con đường vắng, dừng lại ở bất kỳ nơi nào mình thích. Đó có thể là đoạn đường xuyên rừng quanh co mát rượi bóng cây, là con suối hay thác ven đường đang ầm ầm tuôn chảy, là những thửa ruộng bậc thang chín vàng, những ngôi làng yên bình dưới chân núi… Kon Plông nhiều đèo dốc nhưng đường đẹp, không đòi hỏi “tay lái lụa”. Bạn chỉ cần đổ đầy xăng là cứ yên tâm chạy.
Vẻ hùng vĩ của K50 – một trong những thác đẹp nhất Tây Nguyên
Trong các thác nước ở Măng Đen, Pa Sỹ là thác lớn nhất, dễ tham quan nhất vì nằm trong khu du lịch. Nếu bạn muốn ngắm những thác còn hoang sơ, có thể ghé Lô Ba, cũng không quá xa trung tâm. Thác này rất đẹp, đường đi có trên Google Maps nên khá dễ tìm. Quanh Măng Đen còn những thác nhỏ hơn, không có trong hướng dẫn du lịch nhưng chủ homestay có thể biết.
Bạn nên hỏi đường trước khi đi vì có những đoạn đường rừng không có sóng điện thoại, khó dùng định vị. Với những người thích chèo thuyền, Măng Đen có tour chèo sup hồ thủy điện thượng Kon Tum rất thú vị. Lênh đênh trên lòng hồ, bạn sẽ được ngắm rừng nguyên sinh, ngắm những khe suối nhỏ chảy từ khe núi, ngắm con thác lớn nơi thượng nguồn… Những hành trình này thường là 2 ngày để khách có dịp trải nghiệm cảm giác cắm trại ngoài trời, hòa mình với thiên nhiên.
Những ngày ở Măng Đen, tôi đã có dịp thực hiện chuyến trekking thác K50 (thác Hang Én). Đây là một trong những con thác đẹp nhất Tây Nguyên, nằm trong khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (Gia Lai). Vì thác cách Măng Đen chỉ khoảng 55km nên nhiều khách sau khi dạo chơi thị trấn thường kết hợp tham quan thác. Dòng thác trắng xóa đổ xuống từ độ cao hơn 50m. Giữa hơi nước mịt mù ấy, từng đàn én vẫn chao lượn. Những bức ảnh chỉ thể hiện được một phần, phải đến tận nơi mới thấy hết vẻ đẹp của thác – hoang sơ mà lộng lẫy. Thế nên dù khó đi, vẫn có nhiều người vượt đường xa tìm đến để ngắm thác.
Măng Đen là vùng đất của dược liệu và sâm dây là một trong số đó
Món ngon của núi rừng
Trong những chuyến dã ngoại, có một món ngon lại dễ đóng gói mang theo là gà nướng cơm lam. Đây là đặc sản Tây Nguyên chứ không phải riêng Măng Đen nhưng rất phổ biến ở nơi này, hầu như đi quán nào cũng thấy. Gà được ướp bằng nhiều gia vị đặc trưng, trong đó không thể thiếu tiêu rừng, nên mang hương vị khác biệt. Nơi tôi ở, một trang trại giữa rừng, cũng có loại tiêu này.
Tiêu rừng cay nhẹ hơn tiêu thường nhưng rất thơm, lại thoảng hương sả, chanh dễ chịu. Thời điểm tôi đến Măng Đen cũng là mùa tiêu, những món nướng rất hợp với gia vị này, ướp cả lá và hạt, nướng lên thơm lừng. Vườn nhà trồng đầy rau, chỉ cần hái vài lá thơm (ngò gai, ngò rí, húng lủi, chanh…), thêm tiêu rừng, sả, ớt xiêm xanh giã với muối hột là đã có chén muối chấm ngon miệng.
Suối, thác ở Kon Plông rất nhiều, chạy xe ven đường là có thể thấy
Tuy gà nướng cơm lam được xem là món không thể bỏ qua khi lên Măng Đen nhưng sâm dây mới là đặc sản nơi này. Thổ nhưỡng Kon Plông thích hợp trồng dược liệu và sâm là một trong số đó. Măng Đen có nhiều vườn sâm dây, người ta trồng chủ yếu để bán nhưng cũng có khi trồng chỉ để ăn hay ngâm rượu. Vườn chỗ tôi ở cũng đầy sâm dây, gà nuôi thả luôn có sẵn, khách thích thì chủ nhà sẽ đãi món lẩu gà hầm sâm bổ dưỡng.
Lá sâm dùng như một loại rau, nấu canh hay nhúng lẩu đều ngon. Măng Đen có một nhà hàng chuyên các món từ sâm, thực đơn khá đa dạng, ngoài lẩu hay tiềm quen thuộc còn có gỏi, cơm, món chiên giòn, rau xào… Sâm vốn là vị thuốc, khi kết hợp đúng cách với món ăn thì vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe. Nếu có dịp đến Măng Đen, bạn nên thử những món này hoặc mua về làm quà. Sâm Ngọc Linh khó tìm chứ sâm dây ở Măng Đen thì không thiếu, có thể dễ dàng tìm mua.
Măng Đen nằm ở độ cao 1.200m, quanh năm mây mù sương phủ
Ngoài sâm dây, Măng Đen còn nhiều thực phẩm tươi ngon, chỉ có nơi núi rừng, nhất là khi mưa đến, tưới mát cây cỏ. Tôi đã vài lần được ăn nấm mối, có khi hái quanh nhà, có khi mua ở chợ nhỏ gần đó. Tuy là mua nhưng do người địa phương mang ra bán nên rất rẻ. Nấm mối vốn sẵn vị tươi ngọt, chế biến món gì cũng ngon. Mưa cũng là mùa của trái mâm xôi.
Nếu bạn ở một khu nghỉ dưỡng gần rừng, mùa này chỉ cần dạo xung quanh là đã có thể hái đầy rổ. Đây là trái cây mọc hoang, thuộc loại quả mọng nên rất giàu dưỡng chất. Mâm xôi rừng vị chua nhẹ, hái nhiều ăn không hết thì làm mứt, si-rô để tủ lạnh dùng dần. Ngoài mâm xôi còn có sim, trái này thì quá quen thuộc, núi rừng nào cũng có. Tuổi thơ tôi ở thành thị nên không có ký ức về hương vị này nhưng ăn thử thấy cũng ngon, nhất là khi tự tay hái xuống.
Dạo quanh Măng Đen, bạn sẽ thấy những ruộng lúa rất đẹp
Nhìn Măng Đen, tôi thường nghĩ đến vùng đất yên bình trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long – đẹp lặng lẽ giữa núi rừng. Nơi đó có không gian hư ảo chìm trong màn sương, có những con người bình dị dễ mến. Cũng như Sa Pa, Măng Đen rồi sẽ không còn lặng lẽ, khi dấu chân du khách tìm đến ngày càng nhiều. Song, đó là ngày của tương lai. Còn hiện tại, Măng Đen vẫn yên bình, vẫn khiến khách phương xa mê đắm bằng vẻ tịch mịch quyến rũ.
Hãy đến đây vì bạn muốn khám phá vùng đất này chứ đừng vì tìm kiếm một không khí lạnh tương tự những miền cao nguyên khác. Măng Đen mùa nào cũng đẹp, thời tiết lý tưởng quanh năm, thích hợp để đến bất cứ lúc nào bạn muốn.
Đây là thời điểm thích hợp để thăm quan rạn san hô Great Barrier!
Theo Bloomberg, đây chính là khoảng thời gian tuyệt vời để thăm thú Great Barrier trước khi hiện tượng tẩy trắng lặp lại.
Theo các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Biển Australia, san hô đang mọc lại với tốc độ kỷ lục trong năm nay dọc 2/3 rạn Great Barrier. Đây được coi là mức tăng trưởng lớn nhất trong 36 năm qua, theo Bloomberg.
Việc san hô mọc trở lại là tín hiệu đáng mừng, sau khi tình trạng biến đổi khí hậu khiến rạn san hô lớn nhất thế giới này chịu tổn thương nghiêm trọng vì bị tẩy trắng hồi đầu năm. Tẩy trắng là hiện tượng thường xuyên xảy ra do biến động nhiệt độ đại dương, khiến san hô khỏe mạnh bị tác động và đẩy tảo sống bên trong các mô ra ngoài.
Trước đó, trong số 719 rạn san hô được khảo sát, 654 rạn đã bị tẩy trắng (chiếm 91%). Đây là sự kiện tẩy trắng hàng loạt lần thứ 4 chỉ trong 6 năm đối với rạn san hô Great Barrier - điều khiến giới chuyên gia vô cùng quan ngại.
Kết quả một nghiên cứu công bố mới đây tại Mỹ cũng cho thấy trong 'kịch bản xấu nhất', khoảng 50% số rạn san hô trên thế giới sẽ thường xuyên phải đối mặt với các điều kiện sống không thích hợp vào năm 2035, nếu tình trạng biến đổi khí hậu tiếp diễn. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí PLOS Biology, sau khi các nhà khoa học tại Đại học Hawaii sử dụng mô hình biến đổi khí hậu toàn cầu và tiến hành so sánh các kịch bản có thể xảy ra dựa trên 5 yếu tố, bao gồm nhiệt độ bề mặt nước biển, hiện tượng axit hóa đại dương, các cơn bão nhiệt đới, vấn đề sử dụng đất và dân số.
Rạn san hô Great Barrier gồm 3.000 rạn san hô nhỏ, chạy song song với bờ biển Queensland. Ngành công nghiệp du lịch liên quan tạo cơ hội việc làm cho khoảng 64.000 người, với doanh thu hàng năm lên tới 4,4 tỷ USD.
"Hầu hết các mô hình khí hậu đều dự đoán rằng Great Barrier Reef sắp chứng kiến các sự kiện tẩy trắng hàng năm, bắt đầu vào khoảng năm 2040 đến năm 2050," Derek Manzello, người đứng đầu Cơ quan Giám sát Rạn san hô thuộc Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ cho biết.
"Nó tập hợp rất nhiều vấn đề khác nhau, từ môi trường, kinh tế đến xã hội và ngày càng trở nên phức tạp", Imogen Zethoven, giám đốc Blue Ocean Advisory chia sẻ với Bloomberg.
San hô đang mọc lại với tốc độ kỷ lục trong năm nay dọc 2/3 rạn Great Barrier.
Bảo tồn san hô từ lâu đã trở thành niềm tự hào của Australia - quốc gia cam kết chi ra hơn 2 tỷ USD cho công cuộc làm chậm hiện tượng tẩy trắng san hô, đồng thời hạn chế một số kỹ thuật đánh bắt công nghiệp để tránh tổn hại đá ngầm và hệ sinh thái biển.
"Chúng tôi ủng hộ bảo vệ rạn san hô và tương lai kinh tế của các hãng du lịch, nhà cung cấp dịch vụ khách sạn và cộng đồng dân cư ở Queensland vốn rất gắn bó với nền kinh tế san hô", Thủ tướng Scott Morrison tuyên bố.
Trước đó, khi UNESCO cảnh báo về tình trạng của Di sản Thế giới này hồi năm 2015, Australia đã lập một kế hoạch mang tên "San hô 2050" và chi hàng tỷ AUD để bảo vệ quần thể thiên nhiên. Các biện pháp trên được cho là đã giúp làm chậm đà xuống cấp của rạn san hô.
Dẫu vậy, trong nhiều thập kỷ qua, rạn san hô Great Barrier vẫn chịu nhiều thiệt hại do biến đổi khí hậu. Đợt El Nio hồi vào năm 1998 đã thúc đẩy sự chết dần chết mòn của san hô và khiến các chuyên gia dự đoán, rằng hiện tượng này có thể sẽ "trở nên phổ biến trong vòng 20 năm nữa". Tám năm qua là khoảng thời gian trái đất nóng lên kỷ lục.
Trong vòng 20 năm kể từ sau 1998, rạn san hô Great Barrier bắt đầu bước vào thời kỳ đen tối. Hiện tượng tẩy trắng hồi năm 2016 đã tác động tiêu cực lên 90% rạn san hô, xóa sổ một nửa khu vực phía bắc và thu hẹp độ phủ 30% san hô nói chung. Chu kỳ của hiện tượng này xuất hiện nhiều hơn vào những năm sau, cụ thể là năm 2020 và một lần nữa vào năm 2022.
Nghiên cứu về hiện tượng tẩy trắng san hô đã được thực hiện từ năm 2014 đến năm 2017. Họ ước tính một nửa các rạn san hô trên thế giới bị tẩy trắng nghiêm trọng và 15% trong số đó đã chết hoàn toàn.
Bảo tồn san hô từ lâu đã trở thành niềm tự hào của Australia - quốc gia cam kết chi ra hơn 2 tỷ USD cho công cuộc làm chậm hiện tượng tẩy trắng san hô
"Sự phá hủy trên diện rộng của hiện tượng trái đất nóng lên đối với các rạn san hô đang gia tăng", nghiên cứu chỉ rõ.
Được biết rạn san hô Great Barrier đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới năm 1981. Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, mỗi năm quần thể này thu về khoảng 4,8 tỷ USD cho ngành du lịch Australia.
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu khiến rạn san hô này bị tàn phá nghiêm trọng. Điển hình, nhiệt độ cao kỷ lục đã gây ra hiện tượng tẩy trắng hàng loạt san hô vào năm 2016 và 2017, làm suy yếu san hô nhỏ và san hô trưởng thành ở thời kỳ sinh sản, đồng thời tác động lớn đến khả năng phục hồi của san hô sau các đợt tẩy trắng hàng loạt.
Terry Hughes, giáo sư tại Đại học James Cook ở Queensland, cho biết: "Chúng ta không thể cứu Amazon bằng cách trồng cây trong nhà kính. Rạn san hô có kích thước bằng 70 triệu sân bóng đá và trong suốt 50 năm qua, có thể chúng ta chỉ phục hồi 2 sân bóng mà thôi".
Tuy nhiên, điều đó "không có nghĩa là bạn không thể lên thuyền và ngắm rạn san hô tuyệt đẹp này", Zethoven nói. Theo Bloomberg, đây chính là khoảng thời gian tuyệt vời để thăm thú Great Barrier trước khi hiện tượng tẩy trắng lặp lại.
Theo Viện Khoa học Biển Australia, san hô tại Great Barrier vẫn có khả năng phục hồi, song các tác nhân gây căng thẳng ảnh hưởng đến san hô còn lâu mới biến mất. Triển vọng cho thấy, các đợt nắng nóng, lốc xoáy và sao biển đầu gai sẽ diễn ra thường xuyên và kéo dài hơn.
Rạn san hô Great Barrier đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới năm 1981.
"Trong khi sự phục hồi nói trên là thông tin tốt cho Great Barrier, song ngày càng có nhiều lo ngại về khả năng duy trì trạng thái tẩy trắng san hô này", một báo cáo cho biết.
"Rạn san hô Great Barrier sẽ không bao giờ có thể trở lại như 30 năm trước đây. Đây có thể là thời điểm thích hợp để bạn trở thành một nhà khám phá sinh vật biển đấy", Terry Hughes nói.
12 bãi biển gần Hà Nội siêu HOT thích hợp thư giãn vào dịp cuối tuần Đối với những gia đình bận rộn thì những chuyến du lịch biển gần Hà Nội trở thành lựa chọn hàng đầu để nghỉ dưỡng. Thay vì lên kế hoạch cho một ngày dài, bạn chỉ mất vài giờ lái xe để đắm mình trong làn nước mát lạnh, ngắm cảnh đẹp, hít thở bầu không khí trong lành, tránh xa cuộc sống...