Mạng Debka: Máy bay Trung Quốc sẽ tham gia không kích tại Syria
Theo các nguồn tin quân sự và tình báo của mạng tin Debka, Trung Quốc ngày 2/10 đã gửi đề nghị tới Moskva về việc cho phép các máy bay chiến đấu J-15 của nước này sớm tham gia chiến dịch không kích của Nga, được phát động từ ngày 30/9 vừa qua tại Syria.
Máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc. (Nguồn: USNI)
Như vậy, chiến dịch quân sự của Nga tại Syria sẽ có thêm 5 nước tham gia, gồm Iran, Iraq, Syria, Hezbollah và Trung Quốc.
Theo Debka, máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc sẽ cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh-CV-16, chiến hạm vừa đến bờ biển của Syria hôm 26/9 vừa qua.
Các chuyên gia quân sự cho biết đây sẽ được xem là sự kiện cực kỳ quan trọng đối với Bắc Kinh vì sẽ là chiến dịch quân sự đầu tiên của nước này tại Trung Đông, cũng như việc thử nghiệm hoạt động đầu tiên của hàng không mẫu hạm trên trong các điều kiện thực chiến.
Trước đó, mạng tin này cho biết tàu sân bay Liêu Ninh-CV-16 của Trung Quốc được hộ tống bởi một tàu tuần tiễu trang bị tên lửa dẫn đường đi qua kênh đào Suez ngày 22/9 vừa qua và đã cập cảng Tartus của Syria.
Cũng theo nguồn tin này, Trung Quốc sẽ đưa tới Syria một phi đội máy bay chiến đấu J-15, trong đó một số sẽ được bố trí trên tàu sân bay và số còn lại sẽ được bố trí tại căn cứ không quân của Nga gần Latakia (Syria).
Cùng thời điểm này, một sự kiện đáng chú ý khác là việc Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi tuyên bố sẽ hoan nghênh việc triển khai các binh sỹ Nga tại nước này để chống các lực lượng của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq.
Video đang HOT
Thủ tướng al-Abadi nhấn mạnh rằng hành động này sẽ cho Moskva cơ hội giải quyết 2.500 chiến binh người Hồi giáo Chechnya đang chiến đấu cùng IS tại Iraq.
Baghdad và Moskva vừa hoàn tất một thỏa thuận cho phép Nga sử dụng căn cứ không quân al-Taqaddum tại Habbaniyah, cách Baghdad 74km về phía Tây, để Nga có hành lang trên không tới Syria và làm bàn đạp để oanh kích các lực lượng IS tại miền Bắc Iraq và Syria.
Theo Vietnam
Không kích Syria có thể là con dao hai lưỡi với Nga
Bên cạnh việc nâng cao vị thế và ảnh hưởng của Moscow, chiến dịch không kích có thể khiến Nga lún sâu hơn vào cuộc xung đột tại Syria.
Máy bay Nga trở về căn cứ sau khi không kích IS ở Syria. Ảnh: Instagram
Ngày 4/10, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố không quân nước này đã xuất kích 80 lượt trong vòng 4 ngày, tiêu diệt hàng chục mục tiêu, kho tàng, sở chỉ huy của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) và lực lượng khủng bố ở Syria. Những thông tin về chiến dịch không kích này đã có tác động rất rõ ràng lên dư luận nước Nga, chứng tỏ với người Nga rằng đất nước họ đang vượt mặt Mỹ và khẳng định vị thế cường quốc thế giới của mình, theoAP.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích quốc tế nhận định rằng chiến dịch không kích ở Syria có thể trở thành "con dao hai lưỡi" đối với ông Putin, bởi bên cạnh những tác động tích cực với dư luận trong nước, nó còn tiềm ẩn những nguy cơ rất lớn với Nga.
Niềm tự hào dân tộc
Trong hai ngày cuối tuần, các đài truyền hình nhà nước Nga liên tục phát những bản tin về tình hình chiến sự ở Syria nhằm thể hiện sự thành công của Nga trong các cuộc không kích chống khủng bố.
Chương trình thời sự tối thứ bảy của kênh Channel One mở đầu bằng đoạn video đầy ấn tượng quay từ trong buồng lái của phi công quân sự Nga, ghi lại hình ảnh những cuộc tấn công trực tiếp rất chính xác vào trại huấn luyện và kho vũ khí của IS dưới mặt đất. Một người phát ngôn quân đội Nga khẳng định những quả bom này không bao giờ chệch mục tiêu quá 5 mét, nhờ khả năng ngắm bắn hiện đại của các chiến đấu cơ.
Ngay sau đó là bản tin về vụ không kích nhầm nghi do Mỹ thực hiện diễn ra tại thành phố Kunduz của Afghanistan, phá hủy một bệnh viện và khiến ít nhất 19 người, trong đó có các nhân viên của tổ chức Bác sĩ Không Biên giới, thiệt mạng. Việc hai bản tin được phát gần nhau khiến người xem có ấn tượng rất mạnh về sự khác biệt trong khả năng không kích của không quân hai nước, các chuyên gia phân tích nhận định.
Các kênh truyền hình Nga còn phát lại một đoạn phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 28/9, trong đó ông chỉ trích chính sách của Mỹ ở Trung Đông và nêu câu hỏi: "Giờ các bạn nhận ra mình đã làm gì chưa? Nhưng tôi e rằng câu hỏi này sẽ không có câu trả lời, vì họ không bao giờ từ bỏ chính sách dựa trên sự ngạo mạn, chủ nghĩa ngoại lệ và không sợ bị trừng phạt của mình".
Sau bài phát biểu này của ông Putin, hãng thông tấn Ria Novosti và các cơ quan truyền thông nhà nước khác đã đăng tải những thông điệp với cụm từ "Putin Người gìn giữ hòa bình" tràn ngập trên mạng xã hội, theoEconomist.
Đài truyền hình Rossiya phỏng vấn người phát ngôn của tổng thống, nhấn mạnh trong cuộc gặp bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ông Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gọi tên nhau một cách thân mật, chứng tỏ ông Obama rất hoan nghênh cuộc gặp này.
Những bản tin liên tiếp về tình hình Syria đã phần nào làm giảm bớt sự chú ý của dư luận đối với cuộc xung đột ở Ukraine. Hôm thứ bảy, truyền hình nhà nước Nga chiếu cảnh các chiến binh thân Nga ở miền đông Ukraine rút xe tăng ra khỏi tiền tuyến theo một thỏa thuận mới đạt được hồi tuần trước. Trong bản tin, các chỉ huy quân nổi dậy giải thích rằng cuộc chiến đã kết thúc.
Theo AP, niềm tự hào dân tộc mà người Nga có được sau những cuộc không kích đầy ấn tượng ở Syria cũng đã phần nào khỏa lấp những ấn tượng tiêu cực về nền kinh tế u ám. Trực tiếp hơn, sự can thiệp quân sự của Nga đã giúp Moscow bảo vệ được các lợi ích chiến lược ở Syria, trong đó có căn cứ quân sự Tartus bên bờ Địa Trung Hải và mối quan hệ đồng minh lâu năm với Tổng thống Bashar al-Assad.
Nga tuyên bố tiêu diệt nhiều mục tiêu quan trọng của IS sau 5 ngày không kích. Ảnh: Express
Nhà bình luận chính trị Yulina Latynina cho rằng việc không kích các mục tiêu IS ở Syria đem lại tác động tích cực cho Nga. "Điều này sẽ tạo điều kiện cho ông Putin đạt được kết quả mong muốn, đó là cho Obama thấy rằng, Putin đã thành công như thế nào chính tại nơi mà Obama đã gây thất vọng", bà Latynina phát biểu trong cuộc phỏng vấn tối thứ bảy với đài truyền thanh Ekho Moskvy.
Nguy cơ tiềm ẩn
Theo các chuyên gia phân tích, những động thái gần đây của Nga ở Syria có thể sẽ nâng cao đáng kể uy tín trong nước của ông Putin và buộc Mỹ phải coi Nga như một đối tác quyền lực trong quá trình tìm kiếm giải pháp chính trị cho Syria, nhưng nó cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.
Khi phát động chiến dịch không kích ở Syria, ông Putin khẳng định Nga sẽ không điều quân đến tham chiến trực tiếp ở Syria, và các máy bay của Nga sẽ chỉ hậu thuẫn cho các chiến dịch trên mặt đất của quân đội Syria nhằm giải quyết chiến trường.
Georgy Mirsky, một học giả nổi tiếng về Trung Đông tại Đại học Kinh tế Moscow, bày tỏ nghi ngờ rằng ngay cả khi được các chiến đấu cơ Nga yểm trợ từ trên không, quân đội chính phủ Syria cũng rất khó có thể đảo ngược được tình thế và làm được gì hơn ngoài bảo vệ khoảng 20% diện tích lãnh thổ mà họ đang kiểm soát. Trong trường hợp sự tồn vong của chính phủ Syria tiếp tục bị đe dọa bất chấp chiến dịch không kích, Nga rất có thể sẽ bị kéo sâu hơn vào cuộc xung đột.
Ngoài nguy cơ làm xấu đi quan hệ với Mỹ trong trường hợp chiến đấu cơ hai nước va chạm trên không do thiếu phối hợp khi không kích cũng hiện hữu. Nga còn có thể để mất phi công vào tay IS nếu có sự cố trong lúc bay, và họ sẽ trở thành những nạn nhân bị IS chặt đầu, giống như những gì đã diễn ra với viên phi công người Jordan bị phiến quân thiêu sống. Hiện IS vẫn chưa có trong tay bất cứ vũ khí phòng không hiện đại nào, nên không quân Nga có thể thực hiện chiến dịch không kích mà không mấy lo ngại về thương vong của binh sĩ.
Theo ông Mirsky, một nguy cơ còn đáng lo ngại hơn là các cuộc không kích của Nga không chỉ tiêu diệt bọn khủng bố mà còn có thể làm dân thường thuộc dòng Hồi giáo Sunni thiệt mạng. Đây là cái cớ để những kẻ khủng bố Hồi giáo chĩa mũi dùi về phía Nga nhằm tuyển mộ thêm các chiến binh đến từ Nga.
Phần lớn người theo đạo Hồi ở Nga thuộc dòng Sunni, trong đó có các cộng đồng Hồi giáo ở Chechnya, Dagestan và vùng Bắc Caucasus, nơi đang chứng kiến làn sóng nổi dậy âm ỉ của người Hồi giáo. Khi bị IS lôi kéo, những người này có thể trở thành mối đe dọa thực sự với Nga. Thế lực bên ngoài có thể không điều được những kẻ khủng bố mang bom tới Moscow, "nhưng những kẻ cực đoan này có thể làm điều đó rất dễ dàng", ông nhấn mạnh.
Trí Dũng
Theo VNE
Vì sao Putin quyết can dự vào Syria? Tổng thống Nga Vladimir Putin đang chớp cơ hội bằng cách can thiệp vào Syria, đất nước chìm trong xung đột bạo lực suốt hơn 4 năm qua. Quyết định của ông đã được tính toán kỹ. Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: The Telegraph) Rõ ràng Tổng thống Putin là người có tài năng đặc biệt trong việc thay đổi thực tế...