Mạng 5G từ đâu mà ra, cùng mình ngược dòng quá khứ về 40 năm trước để tìm hiểu nhé
Gần 40 năm trước, công nghệ mạng 1G được ra mắt và làm dậy lên một làn sóng công nghệ đã làm thay đổi thế giới với khả năng kết nối không dây, mọi lúc mọi nơi.
Cho tới hiện nay, chúng ta đã có công nghệ 5G, mạng lưới tốc độ cao được ra mắt vào 2020. Tuy nhiên, 5G không phải là một công nghệ hoàn toàn mới, mà nó là kết quả của việc công nghệ mạng được cải tiến dựa trên nền móng của các mạng lưới điện thoại đã có sẵn từ trước.
Đây là hướng tiếp cận thường thấy với các loại công nghệ mạng mới, chúng thường được cải tiến dung lượng và tốc độ từng bước một. Hướng tiếp cận này đã cho ra nhiều kết quả tốt trong quá khứ.
Mạng lưới điện thoại đầu tiên chỉ có thể hỗ trợ được khoảng vài chục cuộc điện thoại mỗi ở mỗi tòa tháp ăng-ten, chúng cũng không hề có dung lượng, lại còn sử dụng tín hiệu analog chưa được mã hóa khiến các cuộc gọi rất dễ bị chặn hoặc phá hoại.
Với mạng 2G, chúng ta đã có mạng lưới điện tử đầu tiên. Mặc dù so với thời nay chúng chậm như rùa bò, nhưng những kết nối với tốc độ Kb/s là một bước tiến cực lớn vào thời đấy, nhanh gấp nhiều lần truy cập quay số ( dial-up) thời đó.
Video đang HOT
Sự xuất hiện của mạng 3G đã mang lại kết nối tốc độ nhanh, góp phần lớn mở đường cho các website chúng ta đang dùng hiện nay xuất hiện, bao gồm các việc chia sẻ ảnh, ứng dụng, stream âm thanh và video.
Ngoài ra, một trong những khó khăn mà ta từng gặp phải trong quá khứ là các cuộc chiến chuẩn công nghệ. Người dùng ở các nước khác có thể đủ may mắn để tránh phải những cuộc chiến này, nhưng ở Mỹ, các nhà mạng đã từng bị chia rẻ bởi các công nghệ GSM và CDMA cho đến khi 4G xuất hiện.
Tuy các nhà cung cấp Mỹ vẫn chưa hỗ trợ toàn bộ, nhưng trong rất nhiều năm việc lựa chọn nhà mạng để sử dụng cũng đồng nghĩa với việc giới hạn loại điện thoại bạn có thể dùng. Ngoài ra, rất nhiều dòng điện thoại chỉ có thể gọi điện thoại với một mạng lưới nhà mạng nhất định.
Sự chia rẽ bởi các nhà mạng đem lại tình hình rối ren cho thời bấy giờ, bởi ngoài việc xung đột trong nghệ là kèm theo các cuộc chiến bản quyền và quyền quyết định tương lai của điện thoại.
Hầu hết các nhà cung cấp đang hướng về một thể thống nhất trong công nghệ nhưng không có điều gì chắc chắn rằng thế hệ mới sẽ lại không chia rẽ một lần nữa.
Nhưng trong thời điểm hiện tại, anh em không có gì phải lo lắng và cứ nên tận hưởng tốc độ mạng ngày càng nhanh và sự thống nhất trong thị trường công nghệ.
Theo Thế Giới Di Động
Nếu mạng 2G bị dừng, ai sẽ là người bị ảnh hưởng?
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết lãnh đạo Bộ đang nghiên cứu phương án để tắt mạng 2G tại Việt Nam trong thời gian tới.
Hiện nay, các nhà mạng tại Việt Nam đang sử dụng bốn công nghệ mạng di động mặt đất, bao gồm mạng 2G (GSM) triển khai từ năm 1990, mạng 3G (IMT 2000) triển khai từ năm 2009, mạng 4G (LTE-A) triển khai từ năm 2016 và đang thử nghiệm mạng 5G tại một số khu vực.
Việc tắt mạng 2G sẽ giúp tăng hiệu quả kinh tế cho các nhà mạng, bởi lẽ công nghệ càng cũ thì càng tiêu tốn nhiều năng lượng. Bên cạnh đó, việc này còn thúc đẩy kế hoạch chuyển đổi số quốc gia, smartcity (thành phố thông minh) và chính quyền điện tử.
Dự kiến việc tắt sóng 2G sẽ được triển khai trên toàn quốc vào tháng 1-2022. Điều này sẽ khiến một số người dùng điện thoại phổ thông (Feature phone) không thể nhắn tin, nghe gọi... Chủ yếu là những người lớn tuổi, các bạn học sinh, sinh viên không được phép sử dụng smartphone khi đi học.
Theo ghi nhận, trên thị trường hiện tại có rất nhiều dòng smartphone giá rẻ, cấu hình vừa phải và đáp ứng tốt các nhu cầu cơ bản. Đơn cử như Vsmart Bee, thiết bị được trang bị bộ vi xử lý MediaTek MT6739, RAM 1 GB, bộ nhớ trong 16 GB, màn hình 5,45 inch (HD ) cùng viên pin 2.500 mAh. Sản phẩm hiện đang được bán ra với mức giá khoảng 1,18 triệu đồng với hai màu xanh và đen, hỗ trợ băng tần 2/3/4G.
Ngoài ra còn có Nokia 2720 Flip với thiết kế nắp gập đơn giản nhưng không kém phần bền bỉ, máy được cài sẵn Facebook, WhatsApp, Google Assistant hỗ trợ người dùng điều khiển bằng giọng nói. Lấy cảm hứng từ Nokia 2720 huyền thoại, phiên bản mới mang đến trải nghiệm nắp gập quen thuộc, màn hình ngoài 1,3 inch cho phép bạn xem nhanh thông báo hoặc kiểm tra trước các cuộc gọi đến.
Máy sở hữu viên pin lớn cho thời gian chờ kéo dài lên đến 27 ngày, hỗ trợ 4G và chia sẻ kết nối cho nhiều người khác. Trong trường hợp bất ngờ xảy ra, người dùng chỉ cần nhấn ngay vào nút khẩn cấp trên Nokia 2720 Flip, điện thoại sẽ chủ động gửi tin nhắn và gọi điện thoại đến năm số điện thoại người dùng chọn để cung cấp chi tiết về vị trí cho đến khi họ trả lời.
Giao diện ICE (trong trường hợp khẩn cấp) sẽ hiển thị tất cả thông tin quan trọng của chủ sở hữu Nokia 2720 Flip, từ ngày sinh đến các liên hệ khẩn cấp, tình trạng y tế, nhóm máu và thông tin dị ứng...
Trên đây là hai mẫu smartphone giá rẻ, cấu hình cơ bản và đủ xài cho những người lớn tuổi cũng như các bạn học sinh, sinh viên. Tất nhiên, nếu mạng 2G bị tắt, bạn vẫn có thể sử dụng điện thoại trên những băng tần còn lại như 3/4G.
Theo Kỷ Nguyên Số
Samsung muốn 'phổ cập' thiết bị 5G đến hơn 40 quốc gia trong năm 2020 Samsung hiện đang tiếp tục cung cấp giải pháp 5G cho các nhà mạng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, Samsung cũng đang tìm cách phát hành smartphone Galaxy 5G tại hơn 40 quốc gia vào cuối năm nay. Vài tháng trước, Samsung cho biết công ty sẽ đặt cược vào tiềm năng phát triển công nghệ 5G, để...