Mạng 5G sẽ sử dụng mô hình bảo mật Zero Trust?
5G sẽ cung cấp một sự gia tăng đáng kể về số lượng thiết bị được kết nối với Internet, tạo ra một lượng dữ liệu khổng lồ, nhưng đồng thời cũng sẽ xuất hiện các mối đe dọa bảo mật mới.
Mô hình bảo mật Zeo Trust tạm dịch là “không tin bất kỳ ai”, đây là một mô hình bảo mật mới dựa trên ý tưởng rằng doanh nghiệp không nên tin cậy mặc định vào bất cứ thứ gì bên trong hoặc bên ngoài mạng của họ, thay vào đó họ phải xác thực mọi thứ đang cố gắng truy cập vào mạng của họ trước khi cấp quyền truy cập.
Vào tháng 11/2019, AT&T đã phát hành Báo cáo chuyên sâu về an ninh mạng gần đây nhất, tập trung vào các khía cạnh bảo mật trong mạng 5G. Các sự kiện và con số được đưa ra trong báo cáo được nêu bật bằng các biện pháp bảo mật quan trọng và cách các tổ chức và doanh nghiệp sử dụng 5G một cách an toàn.
Mô hình bảo mật Zero Trust có thể được áp dụng cho mạng 5G như thế nào?
Báo cáo cho thấy, 44% số người được hỏi cho biết mối quan tâm an ninh lớn đối với các tổ chức có thể là một cuộc tấn công bề mặt lớn hơn được tạo ra do kết nối tăng. 39% những người được thăm dò cho biết một vấn đề bảo mật lớn khác có thể là do sự tăng trưởng của các thiết bị, bên cạnh tốc độ gia tăng của mạng. Hơn một phần ba (36%) cảm thấy rằng, với 5G, các loại thiết bị IoT mới sẽ trở thành một phần của internet và điều đó sẽ cho phép mở rộng chính sách bảo mật của các thiết bị IoT cho các tổ chức.
Khái niệm bảo mật mạng Zero Trust đã được áp dụng rộng rãi bởi các mạng riêng của nhiều doanh nghiệp trong thập kỷ qua. Nó được xác định là một trong những tùy chọn sẽ giải quyết hầu hết các mối lo ngại về bảo mật trong mạng 5G. Mạng Zero Trust giúp giám sát và xác định các hoạt động độc hại hoặc của người dùng hoặc của nội bộ mạng hoặc bên ngoài mạng.
Nói chung, sau khi xâm nhập thành công vào mạng nội bộ, kẻ tấn công bên ngoài sẽ nhận được tất cả các đặc quyền của người dùng nội bộ và có thể thực hiện các hoạt động độc hại để đánh cắp dữ liệu hoặc phá vỡ cơ sở hạ tầng. Với Zero Trust, tất cả người dùng hoặc máy móc đều bị hạn chế quyền truy cập vào một phần của mạng để thực hiện một nhóm tác vụ được chỉ định cho nó. Mô hình Zero Trust cũng cho phép giám sát liên tục các hoạt động của người dùng hoặc của mạng nội bộ hoặc bên ngoài mạng và báo cáo về các trục trặc xảy ra.
Video đang HOT
Khái niệm Zero Trust được các doanh nghiệp áp dụng do cơ chế xác thực và nhận dạng hợp nhất được áp dụng cho từng phần của mạng. Vì 5G sẽ liên quan đến một số lượng lớn thiết bị được kết nối, Zero Trust có thể giúp các doanh nghiệp xác thực và xác định tất cả các thiết bị được kết nối và theo dõi tất cả các hoạt động của các thiết bị đó để phát hiện kịp thời bất kỳ hành động phi pháp nào trong mạng.
Đối với các tổ chức doanh nghiệp đang có xu hướng ứng dụng mô hình bảo mật Zero Trust Network Access (ZTNA) để thay thế cho mạng riêng ảo (VPN) trong việc bảo vệ dữ liệu và các ứng dụng của doanh nghiệp khỏi những kẻ tấn công. VPN vẫn có thể được áp dụng để bảo mật cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn, nơi các lỗi bảo mật được khắc phục và truyền dữ liệu được mã hóa chính xác.
Bên cạnh những ưu điểm mà Zero Trust mang lại thì có thể có những cạm bẫy cho cách tiếp cận Zero Trust như sau.
Về quy mô: Mô hình Zero Trust đã được triển khai và ứng dụng thành công trong các mạng riêng của doanh nghiệp như cơ sở hạ tầng của Google. Nhưng 5G là một mạng viễn thông và sẽ kết nối hàng triệu thiết bị với internet công cộng. Sẽ rất phức tạp đối với nhiều doanh nghiệp để đưa ra các chính sách bảo mật sẽ được áp dụng trên mạng 5G. Hơn nữa, mạng công cộng 5G sẽ liên quan đến công nghệ mạng đa truy cập tại biên (tức là chuyển việc tính toán lưu lượng và dịch vụ từ một đám mây tập trung sang biên của mạng và gần hơn với khách hàng) và công nghệ phân chia mạng (tức là cho phép tạo ra nhiều mạng ảo đáp ứng những nhu cầu riêng biệt của các ứng dụng, dịch vụ, thiết bị trên cùng một hạ tầng mạng vật lý). Đây là sẽ là một thách thức đối với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông.
Tăng độ trễ trong mạng: Có thể có khả năng ảnh hưởng xấu đến độ trễ giữa các ứng dụng mạng. Mô hình Zero Trust bao gồm giám sát và phân tích liên tục từng giao thức mạng (IP) của thiết bị được kết nối với mạng và các hoạt động theo dõi. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến độ trễ vì nó liên quan đến một ứng dụng giám sát trung gian mất một chút thời gian để tìm và gửi các vấn đề liên quan đến đám mây trung tâm.
Tóm lại, cách tiếp cận mô hình Zero Trust là một cách xử lý phức tạp các cơ chế xác thực và nhận dạng, có thể cho phép các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông 5G bảo mật mạng. Nó đã thử nghiệm thành công cho các mạng riêng, nhưng đối với một mạng công cộng như 5G, mô hình Zero Trust cần sự chính muồi hơn nữa để giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến công nghệ, cơ sở hạ tầng và chính sách.
Theo VietNamNet
Năm 2020, Việt Nam sẽ thương mại hóa mạng 5G
Với việc thương mại hóa mạng 5G vào năm 2020, Việt Nam sẽ chủ động đi đầu cùng với thế giới về mặt công nghệ. Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-BTTTT về định hướng phát triển ngành TT-TT năm 2020.
Mạng 5G sẽ được triển khai thương mại từ năm 2020
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-BTTTT về định hướng phát triển ngành TT-TT năm 2020. Theo đó, mục tiêu tổng quát năm 2020 của Bộ TT-TT là "Năm chuyển đổi số quốc gia" cùng với phương châm hành động "làm gương, kỷ cương, trọng tâm, bứt phá"
Trong lĩnh vực viễn thông, Chỉ thị đặt mục tiêu, năm 2020, mạng thông tin di động 5G ở Việt Nam được triển khai thương mại cùng nhịp với những nước đầu tiên trên thế giới.
"Từ nay Việt Nam sẽ chủ động đi đầu cùng với thế giới về mặt công nghệ cũng như chủ động xây dựng lộ trình và phương án loại bỏ công nghệ di động 2G từ năm 2022. Đâu giá, câp giây phép băng tân thông tin di đông 2.6 GHz để nâng cao chất lượng mạng lưới, tốc độ dịch vụ thông tin di động"- chỉ thị nêu rõ.
Trong đó, các nhà doanh nghiệp viễn thông phải đảm nhiệm thêm vai trò và trách nhiệm là nền tảng của hạ tầng số, thanh toán số, mobile money, hạ tầng cho chuyển đổi số, phải làm chủ các công nghệ nền tảng cho chuyển đổi số như: công nghệ 5G, IoT, Big Data, AI...
Mạng viễn thông là nền tảng của các nền tảng. Các doanh nghiệp viễn thông mang trong mình sứ mạng của doanh nghiệp nền tảng với trách nhiệm xã hội bảo đảm một nền tảng viễn thông cũng như các nền tảng khác chạy trên mạng viễn thông phải sạch.
Xây dựng Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2021 - 2025 bảo đảm phổ cập phủ sóng 4G, 5G, phổ cập điện thoại thông minh và phổ cập dịch vụ công trực tuyến.
Chỉ thị cũng cho biết, 5G là hạ tầng rất quan trọng của kinh tế số, xã hội số. Do đó, việc làm chủ thiết bị 5G có ý nghĩa chiến lược quốc gia và Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới có thể sản xuất các thiết bị 5G.
Những doanh nghiệp Việt Nam thực hiện sứ mệnh đầu tư vào nghiên cứu sản xuất các thiết bị 5G hướng tới mục tiêu thương mại hóa sản phẩm 5G vào năm 2020 sẽ được biểu dương, tạo điều kiện.
Năm 2019, mạng 5G đã được 3 nhà mạng lớn là: Viettel, VinaPhone và MobiFone triển khai thử nghiệm tại nhiều địa điểm ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trên thế giới triển khai 5G.
Theo An Ninh Thủ Đô
Thượng nghị sĩ Mỹ muốn trừng phạt quốc gia sử dụng công nghệ Huawei Thượng nghị sĩ Mỹ Tom Cotton vừa giới thiệu đạo luật mới kêu gọi cấm chia sẻ tin tức tình báo với nước đồng minh nào sử dụng thiết bị mạng 5G của Huawei. Nói cách khác, ông Cotton muốn chính phủ Mỹ ngừng chia sẻ thông tin tình báo với các nước sử dụng công nghệ Huawei tới khi nào họ từ...