Mạng 5G có thể tạo ra nhiều rủi ro về bảo mật
Mạng 5G sẽ cung cấp tốc độ kết nối nhanh hơn, kết nối đáng tin cậy hơn và quan trọng là độ trễ cực thấp. Tất cả những yếu tố này sẽ thay đổi cuộc sống hiện tại của con người, từ làm việc đến vui chơi.
Tiềm năng của 5G dường như là vô tận nhưng liệu có mang đến những rủi ro mới về bảo mật?
Thách thức về quyền riêng tư
Thách thức bảo mật lớn nhất của 5G chính là quyền riêng tư. Mạng 5G sẽ tạo ra các loại ứng dụng mới và cho phép người dùng có thể kết nối nhiều thiết bị hơn vào mạng lưới này, đồng thời cũng khuyến khích người dùng ghi lại và chia sẻ nhiều hơn dữ liệu cá nhân. Nhưng có một vài dữ liệu trong số này chưa từng được ghi lại theo hình thức kỹ thuật số trước đây.
Ví dụ, những ứng dụng eHealth sẽ thu thập các dữ liệu mang tính cá nhân rất cao về tình trạng sức khỏe hoặc cơ thể người dùng. Các dịch vụ kết nối xe hơi sẽ theo dõi mỗi khi người dùng di chuyển, các ứng dụng của thành phố thông minh sẽ thu thập thông tin về cách người dùng đang sống,…
Những dữ liệu được thu thập sẽ ngày một gia tăng theo số lượng thiết bị kết nối. Trong tương lai 5G, smartphone sẽ trở thành một trung tâm kết nối cho những thiết bị cá nhân khác như smartwatch.
Video đang HOT
5G cũng là thế hệ kết nối di động đầu tiên được thiết kế để có thể liên lạc M2M (Machine-to-Machine – thiết bị có thể trao đổi thông tin và hoạt động không cần sự tương tác hay can thiệp của con người). Vì thế thiết bị hỗ trợ 5G của người dùng có thể trao đổi với vô số cảm biến trong một thế giới mang tính kết nối. Đây chính là cơ hội để thu thập nhiều dữ liệu hơn.
Rủi ro từ 5G
Lượng lớn dữ liệu thu thập được từ người dùng sẽ được sử dụng một cách đúng đắn và mang lại lợi ích. Tuy nhiên, số lượng và tính đa dạng của dữ liệu đang ngày một gia tăng sẽ khiến giá trị của những thông tin này cũng sẽ tăng lên trong mắt những kẻ có ý định bất chính.
Những vụ tống tiền, trộm danh tính sẽ tăng lên, an toàn cá nhân cũng có thể bị đặt trong tình trạng nguy hiểm. Mặt khác, số lượng thiết bị kết nối ngày càng một lên đồng nghĩa số lượng mục tiêu, bệ phóng để có thể tấn công cũng tăng lên.
Tích hợp bảo mật
Mạng lưới 5G bao gồm ba yếu tố chính, trong đó mạng vô tuyến sẽ truyền dữ liệu từ điện thoại tới anten, tiếp đó mạng truyền tải sẽ gửi dữ liệu này từ anten đến mạng lõi, cuối cùng mạng lõi sẽ xử lý dữ liệu và gửi về lại. Lõi là phần quan trọng nhất của mạng lưới vì nó chứa tất cả dữ liệu người dùng.
Hiện tại, các nhà mạng đang tích hợp các phương pháp bảo mật vào kết cấu mạng lưới 5G. 5G cũng sẽ là tiêu chuẩn có tính bảo mật cao hơn 4G, kết hợp với các yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt cùng mức độ bảo mật ở cấp quốc gia và quốc tế sẽ giảm thiểu rủi ro về các lỗ hổng trong thiết bị viễn thông.
Tổng kết
Không có lý do gì cho thấy mức độ bảo mật của mạng 5G lại không đảm bảo an toàn như mạng 4G. Mạng lưới di động không bao giờ là an toàn 100%, nhưng nó vẫn an toàn hơn đáng kể khi so với sử dụng Wi-Fi công cộng.
Điều quan trọng là tất cả dữ liệu được gửi qua 5G đều được mã hóa, mạng 5G cũng cho phép phân chia mạng, ngăn chặn bất cứ ai truy cập vào băng thông. Ở mức độ cơ sở hạ tầng, các nhà mạng đang nỗ lực để đảm bảo dịch vụ của họ an toàn nhất có thể. Trong tương lai, các thiết bị hỗ trợ 5G sẽ còn cung cấp nhiều lựa chọn bảo mật tiên tiến hơn.
Theo Thế Giới Di Động
IoT và 5G sẽ gây nhiều rủi ro cho an ninh mạng
Các kỹ thuật ICT mới như 5G, IoT, AI, đám mây cho phép chuyển đổi kỹ thuật số trên toàn thế giới, đồng thời cũng mang tới nhiều rủi ro cho an ninh mạng trong việc ứng dụng những kỹ thuật mới này.
Đảm bảo an ninh, an toàn mạng và quyền riêng tư cá nhân trở thành mối quan tâm cấp thiết của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân
Chuyên gia cao cấp về bảo mật mạng của Huawei cũng đã có bài thuyết trình tại Hội thảo với chủ đề "Xây dựng một tương lai số bảo mật, an toàn".
Theo Sách trắng của Huawei giới thiệu tại Hội thảo, loài người đang bước vào thế giới của Internet vạn vật (IoT), cảm nhận vạn vật, trí tuệ vạn vật. Tới năm 2025, số lượng thiết bị đầu cuối thông minh cá nhân có thể đạt tới con số 40 tỷ, số lượng kết nối trên toàn thế giới có thể đạt tới con số 100 tỷ, tỷ lệ các doanh nghiệp ứng dụng đám mây hóa sẽ đạt 85%, tỷ lệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đạt tới 86%, làn sóng trí thông minh sẽ lan tỏa tới mọi ngành mọi nghề.
ICT đang là hòn đá tảng và bệ phóng để chuyển hướng sang số hóa, trí thông minh hóa. Theo thống kê, cứ mỗi 1 đô la Mỹ đầu tư thêm cho kỹ thuật số sẽ thúc đẩy tăng trưởng thêm 20 đô la Mỹ vào GDP của quốc gia, tỉ lệ thu lợi nhuận của đầu tư dài kỳ cho kỹ thuật số bằng 6,7 lần so với đầu tư phi kỹ thuật số. Đến năm 2025, nền kinh tế số, được hỗ trợ và thúc đẩy bằng công nghệ ICT, có thể đạt quy mô lên tới 23 ngàn tỷ đô la Mỹ.
Cơ hội và thách thức luôn song hành cùng nhau. Như ông Mika Lauhde, Phó Chủ tịch phụ trách bảo mật mạng và quyền riêng tư toàn cầu của Huawei, chia sẻ tại Hội thảo: "Bông hồng nào cũng có gai. Khi mọi vật được kết nối cũng là lúc quy mô bị tấn công lớn hơn, dễ bị tổn thương hơn; Việc chia sẻ tài nguyên và các nền tảng mở sẽ khiến ranh giới truyền thống của phòng vệ bị lu mờ đi; Thông tin dữ liệu chi tiết hơn cũng đồng nghĩa với tăng nguy cơ rò rỉ và gây tác hại lớn hơn". Các kỹ thuật ICT mới như 5G, IoT, AI, đám mây cho phép chuyển đổi kỹ thuật số trên toàn thế giới, đồng thời cũng mang tới nhiều rủi ro cho an ninh mạng trong việc ứng dụng những kỹ thuật mới này.
Đối mặt với hàng ngàn tỷ kết nối, lượng chia sẻ thông tin cao độ, chuỗi cung ứng với xu thế toàn cầu hóa, việc đảm bảo an ninh, an toàn mạng và quyền riêng tư cá nhân trở thành mối quan tâm cấp thiết của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân.
Sách trắng khẳng định Huawei coi việc "mang kỹ thuật số an toàn đến với mọi người, mọi gia đình, mọi tổ chức, để cùng xây dựng một thế giới thông minh, được kết nối trọn vẹn" là tầm nhìn và sứ mệnh an ninh mạng của mình, đồng thời hy vọng hợp tác chặt chẽ với các chính phủ, các ngành công nghiệp, giới học thuật, tổ chức tiêu chuẩn công nghiệp và các quốc gia khác trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số toàn cầu, chấp nhận thách thức và cùng nhau thiết lập một môi trường hợp tác lành mạnh, cùng có lợi và cạnh tranh công bằng.
Theo Tiền Phong
Hệ điều hành của Huawei ra mắt vào tháng 8 Do những vướng mắc với chính quyền Mỹ, Huawei dường như đang trên đường phát hành hệ điều hành của riêng mình vào đầu tháng 8. Huawei đã có hệ điều hành riêng, sẵn sàng ra mắt - Ảnh: AFP Báo cáo từ Global Times xác nhận Huawei sẽ phát hành hệ điều hành HongMeng tại Trung Quốc, trong khi phiên bản ở...