Mạng 5G có ‘gieo rắc’ virus corona như tin đồn?
Gần đây, một số trụ phát sóng 5G tại Anh đã bị tấn công vì người dân cho rằng chúng gây ra virus corona. Tuy nhiên thực hư của thuyết âm mưu này là như thế nào?
Ngày 3/4, video về một trạm phát sóng 5G cao 20 m tại Birmingham, Anh bị đốt cháy đã được chia sẻ lên các nhóm phản đối trên nhiều mạng xã hội. Đây là hậu quả từ thuyết âm mưu công nghệ 5G gây ung thư và các loại bệnh khác được tuyên truyền nhiều năm nay. Tuy vậy, quan điểm này hoàn toàn không chính xác.
Nhiều người kêu gọi tẩy chay 5G vì các lo ngại sức khỏe.
Trả lời AFP, các chuyên gia cho rằng 5G hoạt động dựa trên tần số radio. Điều này không giúp tạo ra virus.
Thuyết âm mưu 5G gây ra virus lan truyền phổ biến nhất là của Keri Hilson, một ca sĩ nổi tiếng người Mỹ. Cô khẳng định công nghệ kết nối thế hệ thứ 5 hay còn gọi là 5G đã gây ra virus corona.
Tweet của nữ ca sĩ đã bị xóa vào ngày 16/3. Trong bài đăng này, Hilson tuyên bố bệnh Covid-19 không phổ biến ở châu Phi vì nơi đó không có 5G.
Ngoài ra, Hilson còn chia sẻ video YouTube của một bác sĩ người Mỹ có tên Thomas Cowan. Vị bác sĩ này đang bị quản chế bởi Hội đồng Y khoa California. Cowan cũng cho rằng virus corona mới được tạo ra do mạng 5G.
Cowan tuyên bố Vũ Hán, thành phố bùng phát dịch Covid-19 là nơi đầu tiên trên thế giới được bao phủ mạng 5G. Giả thuyết của ông cho rằng việc 5G ra mắt vào tháng 10/2019, 2 tháng trước khi xảy ra dịch bệnh, có liên quan trực tiếp đến sự xuất hiện của virus corona.
Các chuyên gia đều đồng ý Trung Quốc là nước dẫn đầu về việc sử dụng 5G trong thương mại. Nhưng không chỉ có Trung Quốc, các nước khác như Hàn Quốc, Anh, Mỹ đã áp dụng công nghệ này từ năm 2019. Trên thực tế, những quốc gia khác như Malaysia, Iran, Pháp, Singapore, Nigeria… cũng bùng phát dịch Covid-19 mà không có mạng 5G.
Video đang HOT
Bài đăng của nữ ca sĩ nổi tiếng Keri Hilson cho rằng 5G là nguyên nhân gây ra Covid-19.
“Trước đây đã có nhiều lo ngại về sức khỏe liên quan đến việc sử dụng 5G. Tuy vậy, những điều này chỉ xoay quanh bức xạ sinh ra từ 5G, không liên quan gì tới virus”, các chuyên gia nói với AFP.
Đáp trả bài tweet của Keri Hilson, Yusuf Sambo, một nhà nghiên cứu tại Đại học Glasgow đang tham gia thử nghiệm 5G cho biết: “Hilson là một ca sĩ tuyệt vời nhưng tôi không chắc cô ấy biết mình đang nói gì. Vâng, có những lo ngại sức khỏe về sự tác động của 5G, nhưng chúng liên quan đến ung thư chứ không phải virus”.
Trong tweet của mình, Hilson cũng khuyên mọi người nên tắt 5G bằng cách vô hiệu hóa LTE. “Thật kỳ lạ khi có thể tắt 5G bằng việc vô hiệu hóa 4G”, Sambo nói thêm.
Fabien Heliot, một nhà nghiên cứu chuyên về tiếp xúc điện từ trong giao tiếp không dây tại Đại học Surrey giải thích 5G giống như các thế hệ thông tin di động trước đây. Chúng dựa trên sóng RF và sóng điện từ (EM) để truyền thông tin. Bản thân dạng sóng EM là bức xạ không ion hóa.
5G không có lỗi, lỗi là của thuyết âm mưu.
Heliot cho biết các dạng sóng trong 5G được thiết kế và truyền tương tự như 4G. Sự khác biệt chính và duy nhất cho đến nay là 5G có thể truyền nhiều dữ liệu hơn bằng cách sử dụng băng thông tần số lớn hơn.
“Virus không thể được tạo ra bởi bức xạ”, Heliot nói thêm.
Theo Heliot, tác dụng phụ của 5G giống như 4G, 3G, 2G, Wi-Fi. Tất cả các công nghệ truyền thông không dây này sử dụng dạng sóng EM sẽ tỏa ra năng lượng bức xạ. Tuy nhiên, bức xạ 5G không nghiêm trọng như quét CT hay công nghệ X quang được sử dụng trong chăm sóc y tế.
WHO tuyên bố chưa có kết luận nào khẳng định 5G ảnh hưởng nguy hại tới sức khỏe con người. Cơ chế sinh nhiệt trên người là thứ duy nhất được ghi nhận. Bức xạ 5G sẽ khiến nhiệt độ cơ thể con người tăng lên nhưng không đáng kể.
Trọng Hưng
Virus corona có thể tồn tại trên khẩu trang đến 1 tuần
Virus SARS-CoV-2, chủng virus corona gây ra dịch Covid-19 có thể tồn tại trên khẩu trang đến 1 tuần, theo nghiên cứu mới đây của Đại học Hong Kong (Trung Quốc).
South China Morning Post dẫn nguồn tin từ Đại Học Hong Kong (HKU) cho biết, virus Sars-CoV-2, chủng virus corona gây ra dịch Covid-19 có thể tồn tại trên bề mặt nhựa, thép không gỉ đến 4 ngày, và có thể tồn tại 1 tuần trên bề mặt khẩu trang.
Cụ thể, nghiên cứu này của HKU được công bố trên tạp chí y khoa uy tín The Lancet vào ngày 2/4 vừa qua. Nghiên cứu được thực hiện với mục đích bổ sung thêm vào những nghiên cứu trước đó về tính ổn định của virus SARS-CoV-2, đồng thời tìm các biện pháp để ngăn ngừa virus lây lan.
Virus SARS-CoV-2 tồn tại đến 3 ngày trên kính và tiền giấy, trong khi trên thép không gỉ và nhựa, virus này có thể tồn tại trong khoảng từ 4 đến 7 ngày.
"Virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại rất lâu trong các môi trường thuận lợi. Tuy nhiên, nó cũng dễ bị tiêu diệt bởi các biện pháp khử trùng cơ bản," nhóm các nhà nghiên cứu từ Trường Y tế Công cộng của Đại học Hong Kong, gồm Leo Poon Lit-man - Trưởng khoa khoa học phòng thí nghiệm y tế và Malik Peiris - Nhà virus học lâm sàng và y tế công cộng, cho biết.
Hai nhà nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm nhằm xem xét virus có thể lây nhiễm ở nhiệt độ phòng trên nhiều bề mặt trong thời gian bao lâu. Kết quả cho thấy, thời gian tồn tại của virus chỉ ở mức dưới 3h với các loại giấy - cả giấy ăn lẫn giấy in. Trong khi đó với gỗ và vải (cotton), virus có thể tồn tại đến 1 ngày.
Virus SARS-CoV-2 tồn tại đến 3 ngày trên kính và tiền giấy, trong khi trên thép không gỉ và nhựa, virus này có thể tồn tại trong khoảng từ 4 đến 7 ngày. Tuy nhiên, đáng lo ngại nhất là khẩu trang. Các chuyên gia cho biết họ vẫn phát hiện sự tồn tại của virus trên lớp ngoài cùng của khẩu trang sau 7 ngày.
Nghiên cứu mới đây của Đại học Hong Kong (Trung Quốc) phát hiện sự tồn tại của virus corona trên lớp ngoài cùng của khẩu trang sau 7 ngày.
"Đây là lý do vì sao nếu bạn đeo khẩu trang y tế, bạn phải nhớ tuyệt đối không chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang, bởi virus có thể lây từ đây sang tay bạn. Và nếu sau đó bạn chạm tay vào mặt, bạn có thể bị lây nhiễm virus SARS-CoV-2", nhà nghiên cứu Malik Peiris cho biết.
Dẫu vậy, nghiên cứu kể trên cũng cho thấy, mật độ của virus giảm khá nhanh theo thời gian trên tất cả các bề mặt. Theo các nhà khoa học, kết quả kể trên "không nhất thiết phản ánh khả năng lây nhiễm virus từ tiếp xúc thông thường", bởi sự hiện diện của virus trong nghiên cứu được phát hiện bởi các công cụ trong phòng thí nghiệm, chứ không phải bằng ngón tay hay bàn tay.
Nhà miễn dịch học Rudra Channappanavar tại Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Tennessee từng cho biết, màn hình smartphone có thể là nơi trú ẩn của virus corona trong vòng 96 giờ ở nhiệt độ phòng.
Trước đó, một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ về sự tồn tại trên bề mặt của SARS-CoV-2 được công b trên tạp chí khoa học Nature tháng trước cũng cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên một số bề mặt trong nhiều ngày.
Theo đó, nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học từ Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, đã tìm thấy virus SARS-CoV-2 tồn tại trên nhựa và thép trong 72 giờ, nhưng không tồn tại quá 4 giờ trên đồng hoặc 24 giờ trên bìa các tông.
Với nghiên cứu mới này, các nhà khoa học một lần nữa khuyến cáo mọi người rửa tay thường xuyên, giữ gìn vệ sinh tốt, và cố gắng không chạm vào mặt, miệng hoặc mũi mà không vệ sinh trước đó.
Duy Huỳnh
YouTube để lọt nhiều quảng cáo trục lợi từ nỗi sợ COVID-19 của thế giới Ở thời điểm hiện tại, YouTube dùng AI để lọc các quảng cáo thiếu phù hợp nhiều hơn con người. Nằm trong nỗ lực của Google nhằm chống lại nạn tin giả, thông tin sai lệch liên quan đến đại dịch COVID-19, YouTube đang thực hiện cấm các quảng cáo cố gắng thu lợi từ hoạt động bán hàng tận dụng đại dịch....