Mặn mòi vị quê
Xa xứ đã lâu, nay tôi mới có dịp trở về nhà và ghé thăm chợ quê. Chợt nhìn thấy món dọc mùng muối và cá mặn ở một góc chợ, lòng tôi lại bâng khuâng nhớ về những ngày xưa cũ.
Ngày trước, ở quê hầu như nhà nào cũng có những chiếc chum đất đựng dọc mùng và cá để muối mặn. Hai món ăn này không lạ với người dân quê, bởi nó vừa dân dã vừa rất “lợi đồ ăn” như lời ngày xưa các bà, các mẹ vẫn hay nói trong các bữa cơm.
Cá mặn kho, dọc mùng xào (hay còn gọi là bạc hà) ăn rất ngon cơm khi tiết trời sang đông. Ảnh: HẢI CHÂU
Để có món dọc mùng muối thì rất đơn giản, theo cách của má tôi học được là dọc mùng chỉ cần cắt sợi, trụng qua nước sôi rồi trộn với ít muối và cho vào chum đậy nắp kín. Sau 2 ngày, dọc mùng muối đã có thể đem ra xào với dầu phụng hoặc chấm mắm, tùy theo sở thích của từng người.
Video đang HOT
Còn món cá mặn thì đa dạng hơn, bởi cá đồng, cá biển đều có thể muối mặn, nhưng ngon nhất phải kể đến là cá chép, cá bạc má, cá chuồn. Cá sau khi bỏ ruột, rửa sạch để ráo nước. Sau đó, xát muối vào trong bụng cá lẫn bên ngoài. Rắc muối dưới đáy chum và xếp cá lên trên rồi đến những lớp muối và cứ thế tiếp nối cho đến khi hết cá. Sau cùng, chèn cây và đá lên trên mặt rồi đậy kỹ. Cá muối mặn để ăn quanh năm, nên độ mặn gắt của cá phải được ngâm vào nước muối chừng dăm ba phút, nếu không có cách dùng “mặn trị mặn” này thì khi ăn chỉ có nhăn nhó mặt mày. Cho cá vào nồi với củ nén, sả, ớt băm nhuyễn, thêm ít đường với dầu phụng rồi bắc lên bếp đun nhỏ lửa. Khi gia vị thấm đều thịt cá thì cho ít tiêu xay vào nồi rồi tắt bếp. Cá mặn kho ăn hao cơm nhất là vào những ngày tháng mùa đông se lạnh.
Nhớ lại ngày trước, dọc mùng và cá mặn đều là những món ăn mà chị em tôi hay kêu ca với má vì cứ lặp đi lặp trong mỗi bữa cơm. Ấy vậy mà, cái nồi cá mặn kho, dọc mùng xào đã nuôi lớn chúng tôi từ bao giờ.
Những năm tháng khó khăn ấy đã dần xa. Những chiếc chum đất vẫn được má cất ở góc bếp, nhưng không còn hữu dụng như xưa. Hôm nay, bắt gặp các bà, các cô ngồi bán dọc mùng, cá mặn ở góc chợ quê, tôi lại thấy hình ảnh má loay hoay muối cá, muối dọc mùng để dành cho những ngày mùa đông thuở nọ. Món ăn vị quê mặn mòi khó tả ấy lại trở thành nỗi nhớ của những kẻ xa quê.
Bí kíp làm sạch ngó sen đơn giản, sạch mủ và không bị thâm đen chỉ trong thời gian ngắn
Nếu chưa biết cách cắt và làm sạch ngó sen hãy học ngay bí quyết này nhé!
Ngó sen chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin C, B và các khoáng chất thiết yếu như kali. Ngó sen giúp giảm tình trạng tích nước trong cơ thể và kiểm soát huyết áp.
Dưới đây là cách làm sạch và cắt ngó sen đúng cách:
- Rửa sạch ngó sen, sau đó lấy một cái bát lớn, đổ một ít nước ấm pha chút muối. Sau đó rửa lại ngó sen và lau khô.
- Cắt nhỏ hai đầu ngó sen và dùng dao gọt nhẹ nhàng để loại bỏ lớp xơ. Rửa lại ngó sen bằng nước theo chiều dọc để phần xốp (bên trong) của ngó sen sạch sẽ. Vỗ nhẹ cho khô và để sang một bên.
- Đặt ngó sen lên thớt và cắt theo chiều nghiêng vì ngó sen có nhiều lông và mất thời gian nấu hơn. Cắt ngó sen thành từng lát nhỏ để giảm thời gian nấu nướng và loại bỏ các hạt nhỏ có trong ngó sen.
- Ngâm ngó sen trong nước ấm hoặc chậu nước.
Vậy là bạn đã có thể cắt và làm sạch ngó sen cực nhanh mà hiệu quả rồi!
Chúc bạn thành công!
Mẹo nấu canh cá không bị tanh, nước dùng ngọt thơm Nấu canh cá cứ bạn chỉ cần cho thêm vài quả chanh leo vào đảm bảo hết sạch mùi tanh, nước dùng ngọt hơn gấp bội. Nguyên liệu nấu canh cá 300g thịt cá phi lê (cá tra, cá basa hoặc cá rô phi) 3-4 quả chanh leo 1 quả chanh 2 quả ớt Một mẩu gừng thái sợi 2 tép tỏi băm...