Màn hình khiến LG lỗ nhiều hơn cả smartphone, lên đến 1,1 tỷ USD
LG Display vừa thông báo khoản thua lỗ nặng nề nhất trong 8 năm qua, đưa doanh nghiệp đang bận rộn tái cơ cấu vào tình trạng báo động đỏ.
Theo báo cáo tài chính mới phát hành của LG Display, doanh thu năm 2019 của họ giảm 8% đạt 23,5 ngàn tỷ won, bị lỗ 1,36 ngàn tỷ won (khoảng 1,1 tỷ USD). Lỗ ròng cũng tăng lên đến 2,7 ngàn tỷ won. Chỉ tính riêng trong quý 4, công ty bị thâm hụt 421,9 tỷ won chủ yếu do chi phí tái cấu trúc, dịch chuyển sản xuất từ LCD sang OLED.
Nhà máy LG Display tại Hàn Quốc (ảnh: Yonhap)
Tuy quý 4 bị lỗ nhưng đã có sự cải thiện so với cùng kỳ năm ngoái, con số thu hẹp từ 436 tỷ won, cho thấy cắt giảm quy mô sản xuất LCD là bước đi chính xác. Trong khi giá tấm nền LCD cỡ lớn rớt nhanh gây thiệt hại cho LG Display, giá tấm nền OLED lại tăng 18% trên mỗi mét vuông. Điều này giúp doanh thu quý 4 tăng nhẹ 10%, một tín hiệu tích cực hiếm hoi.
LG Display dự đoán tình hình sẽ cải thiện vào nửa cuối 2020, khi công suất nhà máy OLED ở Trung Quốc tăng. Trong khi đó, kinh doanh Plastic OLED (tấm nền OLED đế nhựa, phân biệt với mảng tấm nền OLED cỡ lớn là đế thủy tinh) cũng có tương lai tươi sáng. Hãng cho biết nhu cầu từ thị trường smartphone và xe hơi đang tăng cao.
Video đang HOT
Điện thoại LG không còn là đơn vị đáng báo động nhất trong tập đoàn nữa (ảnh: Internet)
Như vậy, màn hình của LG đã vượt qua thiết bị di động để trở thành mảng đáng báo động nhất. Trong năm 2019, smartphone gây thua lỗ 1 ngàn tỷ won (khoảng 858 triệu USD). Con số này càng trầm trọng thêm so với năm 2018, bị âm 789 tỷ won. Tuy nhiên, so với khoản thâm hụt cả năm 2019 lên đến 1,1 tỷ USD của LG Display, vẫn còn kém gần 250 triệu nữa
Theo vnreview
Apple sẽ mua nhà máy sản xuất màn hình để bớt lụy Samsung
Apple có thể mua nhà máy sản xuất màn hình Nhật Bản - Japan Display để đa dạng hóa nguồn cung, bớt phụ thuộc vào Samsung.
Hiện tại, Japan Display vẫn còn nợ Apple hơn 800 triệu USD từ khoản đầu tư xây dựng nhà máy cách đây 4 năm trước với giá 1,5 tỷ USD. Nhà máy này có thể trả được số tiền này bằng cách bán nhà máy cho các đối tác, bao gồm cả Apple.
iPhone hiện tại chủ yếu sử dụng màn hình OLED do Samsung sản xuất.
Sharp đã xác nhận là đang xem xét việc mua nhà máy, có trụ sở tại Hakusan, Nhật Bản. Báo cáo từ Nikkei (Nhật Bản) cho thấy việc bán nhà máy có thể là một phần của thỏa thuận cứu trợ cho Japan Display. Gói cứu trợ này đến từ các nguồn bao gồm Apple, nhà sản xuất hợp đồng Apple Wistron và hãng quản lý tài sản Nhật Bản - Ichigo Asset Management.
Ban đầu, thỏa thuận này chỉ là rao bán các thiết bị. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, thỏa thuận đã được mở rộng bao gồm việc bán toàn bộ cơ sở, cả đất và tòa nhà.
Apple có thể mua nhà máy sản xuất màn hình
Trước đây, Japan Display là một trong những nhà sản xuất màn hình lớn nhất của Apple. Nhưng do không nâng cấp công nghệ lên màn hình OLED từ LCD đã khiến cho nhà sản xuất này bị tụt lại phía sau. Gần đây, công ty đã ghi nhận khoản đơn hàng quý thứ 11 liên tiếp. Một thỏa thuận cứu trợ trước đó đã tan vỡ sau khi một công ty đầu tư Trung Quốc và một số hãng khác từ bỏ đầu tư vào hãng này.
Japan Display hiện đang bắt đầu sản xuất màn hình OLED cho đồng hồ thông minh Apple Watch. Nhà máy này được cho là sẽ giúp Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng, hiện đang phụ thuộc rất nhiều vào LG Display và Samsung.
Bộ ba iPhone năm nay: iPhone 11 Pro, iPhone 11, iPhone 11 Pro Max.
Apple đã ủng hộ Japan Display theo những cách khác. Chẳng hạn, "Nhà Táo" đã đồng ý kéo dài thời gian trả nợ dự kiến cho nhà máy Japan Display. Nếu có được một phần của nhà máy Japan Display, Apple sẽ mang về lợi ích không nhỏ. Mặc dù sở hữu nhà máy Mac Pro của riêng mình nhưng phần lớn việc sản xuất các thiết bị khác của Apple (bao gồm cả iPhone) đều được thực hiện thông qua các nhà sản xuất hợp đồng.
Hiện báo cáo của Google không nói rõ liệu Apple có nắm quyền kiểm soát nhà máy hay chỉ cung cấp một khoản đầu tư cho Japan Display - vẫn được điều hành độc lập hay không. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin này trong các tin bài sau.
Theo Dân Việt
Samsung đã bán dây chuyền màn hình LCD cho công ty Trung Quốc Theo các nguồn tin ngành công nghiệp, Samsung đang ở những bước cuối cùng trong việc đàm phán với công ty Trung Quốc HKC. Họ đã quyết định bán dây chuyền màn hình LCD. Dây chuyền LCD 8A thuộc Gen 8, đã dừng hoạt động từ giữa năm nay sau khi giảm dần công suất xuống mức 80.000 chất nền mỗi tháng. Đầu...