Màn hình điện tử có thể gây tác động lên não bộ trẻ em
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ‘mô hình khác biệt’, khi quét não những đứa trẻ được ghi nhận thường sử dụng thiết bị thông minh và trò chơi điện tử nhiều. Công bố của các nhà nghiên cứu dựa theo dữ liệu ban đầu từ một cuộc điều tra quy mô lớn đang diễn ra tại Mỹ.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên các bậc cha mẹ tránh sử dụng phương tiện kỹ thuật số – ngoại trừ trò chuyện video – ở trẻ dưới 18 – 24 tháng tuổi.
Những số liệu công bố đầu tiên thuộc dự án nghiên cứu trị giá 300 triệu USD, được Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) thực hiện cho thấy: Trẻ em từ 9 – 10 tuổi sử dụng hơn 7 giờ đồng hồ mỗi ngày cho các thiết bị màn hình sẽ có dấu hiệu mỏng vỏ não sớm. Đây là lớp ngoài cùng của não bộ có chức năng xử lý thông tin được hiểu thị đến từ hệ giác quan.
“Chúng tôi không biết liệu hiện tượng này có phải do tác động của thời gian nhìn màn hình. Chúng tôi chưa chắc chắn rằng, liệu nó có gây hại cho trẻ sau này không, nhưng đây cũng là manh mối để các nhà nghiên cứu phải để tâm hơn đến vấn đề lạm dụng thiết bị điện tử có màn hình ngày càng ra tăng ở trẻ” – Tiến sĩ Gaya Dowling, thành viên của NIH làm việc trong dự án giải thích về những phát hiện đầu tiên trước giới truyền thông.
Video đang HOT
“Những gì chúng tôi có thể nói sau quá trình nghiên cứu là não của trẻ em sử dụng màn hình nhiều sẽ trông như thế này. Và đây không chỉ là mô hình duy nhất được phát hiện” – TS Dowling khẳng định.
Dữ liệu của NIH trên Chương trình tin tức CBS cũng cho thấy: Trẻ em sử dụng màn hình hơn 2 tiếng mỗi ngày đạt điểm thấp hơn trong các bài kiểm tra ngôn ngữ và lý luận.
Theo thông tin từ NIH, cuộc nghiên cứu bao gồm quá trình chụp quét não 4.500 trẻ em, nhằm chứng minh xem thời lượng ngồi nhìn vào màn hình có gây nghiện hay không. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cần nhiều năm nữa để có thể hiểu và phát hiện ra những tác động tiêu cực mang tính lâu dài của màn hình điện tử đến đời sống con người, nhất là với trẻ em thời công nghệ.
“Theo nhiều cách, mối quan tâm mà các nhà điều tra như tôi có là, chúng ta đang ở giữa một chương trình thí nghiệm tự nhiên, không kiểm soát có thể tác động đến thế hệ tương lại” – Dimitri Christaki, tác giả chính của bài hướng dẫn gần đây nhất về thời gian ngồi màn hình của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, phát biểu trên chương trình 60 phút của kênh truyền hình CBS.
Dữ liệu ban đầu của cuộc nghiên cứu sẽ bắt đầu được công bố vào đầu năm 2019. Tuy nhiên, ngay bây giờ, Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo các bậc cha mẹ nên tránh hoàn toàn việc sử dụng phương tiện kỹ thuật số – trừ việc trò chuyện qua video – ở trẻ trong độ tuổi từ 18 – 24 tháng.
Theo Báo Mới
Thương mại điện tử đối mặt với nhiều thách thức do hàng giả
Các trang thương mại điện tử đang phải đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng do tình trạng hoạt động kinh doanh gian lận đã cung cấp hàng kém chất lượng khiến số lượng khách hàng giảm mạnh.
Hầu hết người tiêu dùng tại Pakistan đều nói rằng: những thứ họ nhận được đều là hàng giả hoặc chất lượng không đáp ứng các thông tin mà người bán đã liệt kê.
Thương mại điện tử đối mặt với nhiều thách thức do hàng giả.
Asia Batool, một người mua chia sẻ kinh nghiệm mua hàng online của mình: "Tôi không nhận được bất cứ thứ gì giống như sản phẩm được quảng cáo và người bán chỉ đem lại một sự nghi ngờ". Cô nói rằng, cô đã đặt một chiếc váy của trẻ em nhưng hàng mà cô nhận được không giống như những gì mà người bán đã miêu tả. Chất lượng vải rất tệ và kích cỡ của chiếc váy cũng không chính xác.
Cô cho biết, đa số người bán hàng không có chính sách hoàn trả và bảo hiểm pháp lý dành cho khách hàng trong trường hợp sản phẩm họ nhận được không đạt yêu cầu.
Một người mua sắm khác, Muhammad Abdullah phàn nàn, ông đã đặt một bộ đồ bảo hộ và người bán khẳng định bộ đồ của mình đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng những gì ông nhận được chỉ là một sản phẩm có chất lượng rất kém, thậm chí còn không thể so sánh với một sản phẩm địa phương tương tự. Ông hối hận vì không có chính sách hoàn trả và ông không biết phải khiếu nại về vụ việc này ở đâu.
Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Islamabad, bà Naina Nasira Ali cho biết: Tại Pakistan, mua hàng trên mạng hiện đang gặp nhiều rủi ro. Bà cảnh báo rằng có đến 30% các sản phẩm trên các trạng thương mại điện tử là nhái các thương hiệu nước ngoài trong khi thị trường địa phương còn phức tạp hơn nhiều.
Một số doanh nghiệp địa phương đã làm các sản phẩm giá rẻ nhái theo các thương hiệu lớn cung cấp sản phẩm chất lượng cao với chính sách hoàn trả để nhanh chóng kiếm lời. Hiện các cơ quan chức năng Pakistan đang cố gắng tìm cơ chế đặc biệt để lời khiếu nại của người dân có thể được nhanh chóng xử lý.
Theo Báo Mới
Vì sao "hoa hướng dương" lại trở thành từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Google tại Việt Nam? Trong ngày cuối cùng của tháng 11/2018, "hoa hướng dương" bất ngờ trở thành từ khóa được người Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất, theo dữ liệu từ thống kê của Google Trends. Theo quy định của ban tổ chức, chỉ những tác phẩm hoa hướng dương vẽ bằng tay mới được chấp nhận. Thống kê của Google Trends tại Việt Nam cho...